NLVH: Những bài thơ chân chính bao giờ cũng xâm chiếm tâm hồn người đọc - Chu Văn Sơn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi lê hiền., 1 Tháng năm 2020.

  1. lê hiền.

    Bài viết:
    32

    Đề bài:


    Những bài thơ chân chính bao giờ cũng xâm chiếm tâm hồn người đọc trước hết bằng âm điệu. Cảm xúc của hồn thơ thường hiện ra thành những rung động. Những rung động tâm hồn hóa thân rất nhiều thành âm điệu thơ. Nghe được âm điệu thơ là đã phần nào nắm được cái hồn của bài thơ .

    (Chu Văn Sơn, Thơ - điệu hồn và cấu trúc - NXB Giáo dục, 2007 )

    Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng tỏ mình đã nghe được âm điệu thơ qua một bài thơ cụ thể.

    Hướng dẫn:


    1. Giải thích

    - Những bài thơ chân chính là những tác phẩm thể hiện cách nhìn, cách cảm xúc mới mẻ độc đáo; bộc lộ nỗi niềm của người viết, mang lại cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ lành mạnh. Thơ chính là tình đời, tình người ngân lên trong những âm vang ngôn ngữ, kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu..

    - Thơ hay, thơ chân chính đến với người đọc trước hết bằng âm điệu . Âm điệu của thơ là sức vang, sức lan tỏa chinh phục trực giác, có "ma lực" cuốn hút người đọc.

    - Để âm điệu bài thơ xâm chiếm tâm hồn người đọc, nhà thơ phải có những rung động tâm hồn, nghĩa là hồn thơ phải có cảm xúc. Thiếu tình cảm mãnh liệt và sâu sắc thì sẽ không có thơ. Độ chín của cảm xúc làm nên chiều sâu của thơ và sức lay động tâm hồn người đọc. Đó không phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng trực tiếp mà là tình cảm nảy sinh từ những tiếp xúc với cuộc sống, là tình cảm được ý thức, được lắng lọc qua những xúc cảm thẩm mĩ của nhà thơ.

    - Đọc thơ, người đọc phải nghe được những rung động tâm hồn của người làm thơ để thực sự nắm được hồn thơ.

    2. Bình luận ý kiến

    a. Đặc trưng thơ

    - Ý kiến của nhà phê bình Chu Văn Sơn đã khái quát đặc trưng nổi bật của thơ là tính trữ tình, là những rung động tâm hồn, xúc cảm thẩm mĩ của nhà thơ được mã hóa bằng những sáng tạo ngôn từ tạo nên âm điệu, điệu hồn của bài thơ. Âm điệu thơ chính là cái thần, là linh hồn, làm nên giá trị, sức hấp dẫn, sức sống của thi phẩm. Ý kiến cũng đề cập đến vấn đề tiếp nhận thơ, người đọc "nghe" thơ, hiểu những xúc cảm của nhà thơ bằng chính những rung cảm tâm hồn mình.

    - Đối với người làm thơ, trước hết phải có rung động tâm hồn nhưng đồng thời phải biết "mã hóa" những rung động tâm hồn ấy bằng những sáng tạo nghệ thuật để bài thơ có "âm điệu" riêng, có sức hấp dẫn với người đọc.

    b. Tiếp nhận thơ

    - Người đọc đến với thi phẩm trước tiên bằng trực cảm để lắng nghe những rung động trong tâm hồn mình. Những rung động đó phải bắt nguồn từ việc "cảm" âm điệu của bài thơ, từ những yếu tố ngôn ngữ thuộc về thi phẩm để đồng cảm với những rung động tâm hồn của tác giả. Người đọc cũng cần có những chìa khóa hữu hiệu để mở cánh cửa thế giới nghệ thuật như kiến thức văn học, văn hóa, sự từng trải và trải nghiệm cuộc sống.. đặc biệt là năng lực cảm thụ của người tiếp nhận thơ.

    - Đặt ra vấn đề tri âm trong văn học nói chung và thơ nói riêng.

    3. Chọn một bài thơ để chứng tỏ đã nghe được âm điệu thơ

    - Học sinh lựa chọn một bài thơ phù hợp với ý kiến trong đề bài để làm rõ.

    - Quá trình chứng minh phải bám vào nhận định và yêu cầu của đề bài.

    4. Đánh giá

    - Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.

    - Thành công của bài thơ khi thể hiện được âm điệu thơ .
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng một 2024
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...