NLVH - Người đọc muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi hoangminhanh062, 20 Tháng bảy 2021.

  1. hoangminhanh062

    Bài viết:
    13
    ĐỀ: Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng:

    "Người đọc muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu ấn vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay."

    Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ qua bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu.

    Đáp án

    1. Giải thích:

    - Thơ phải xuất phát từ thực tại: Tác phẩm thơ ca phải xuất phát từ hiện thực cuộc sống.

    - Đi qua một tâm hồn, một trí tuệ:
    Thể hiện được tình cảm và tư tưởng của tác giả để rồi đưa tình cảm đó đến người đọc.

    - Càng cá thể, càng độc đáo, càng hay: Mang dấu ấn sáng tạo, thể hiện chất riêng biệt của thi nhân.

    => Xuân Diệu đặt ra yêu cầu của bạn đọc với thơ ca. Một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, sâu sắc, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Có như vậy, thơ mới trở thành một chỉnh thể nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ.

    2. Chứng minh:

    -
    Bài thơ Tây Tiến:

    +Tây Tiến xuất phát từ thực tại: Hoàn cảnh sáng tác, nỗi nhớ người trong cuộc.

    + Tây Tiến thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ: Khám phá thành công vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc và người lính.

    + Tây Tiến in dấu ấn rõ nét vẻ đẹp sáng tạo độc đáo của Quang Dũng: Đặc sắc nghệ thuật gắn với phong cách thơ tài hoa, lãng mạn, hồn nhiên, phóng khoáng..

    - Bài thơ Việt Bắc:

    + Việt Bắc xuất phát từ thực tại, từ đời sống: Hoàn cảnh sáng tác gắn với sự kiện lịch sử chính trị.

    + Việt bắc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của Tố Hữu: Khám phá thành công vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Bắc và quá trình chiến đấu, chiến thắng.

    + Việt Bắc in dấu ấn rõ nét sáng tạo độc đáo của Tố Hữu: Đặc sắc nghệ thuật gắn với phong cách đậm đà tính dân tộc.

    3. Đánh giá:

    - Ý kiến của Xuân Diệu không chỉ đúng trong lĩnh vực sáng tạo thơ ca mà còn đặt ra yêu cầu cho mọi sáng tạo nghệ thuật nói chung.
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...