Nịnh thần từ ngữ này nghe có vẻ lạ lẫm đối với chúng ta ngày nay nhưng lại vô cùng quen thuộc với chế độ quan lại phong kiến ngày xưa. Vậy Nịnh thần là gì? Các dạng nịnh thần thời xưa bây giờ liệu có còn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta ngày nay? 1. Nịnh thần là gì? Trước tiên ta phân tách từ để làm rõ nghĩa. Nịnh: Nịnh hót, bợ đỡ người khác trong lời ăn tiếng nói. Thần: Bề tôi, tôi tớ của vua, điển hình là quan lại. Vậy nịnh thần có nghĩa là kẻ nịnh hót người trên. Ở đây chỉ quan lại nịnh bợ vua chúa. Nói đến nịnh thần, không thể kể đến Hòa Thân trong thời nhà Thanh, đời vua Càn Long. Hòa Thân (tiếng Trung: 和珅) Còn được gọi là Hòa Khôn, tự Trí Trai (致齋) hiệu Gia Nhạc Đường (嘉樂堂) Thập Hốt viên (十笏園) Lục Dã Đình chủ nhân (綠野亭主人). Là trọng thần được vua Càn Long tín nhiệm bởi tài xu nịnh hơn người, ông còn được biết đến như một đại tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Tổng số của cải mà Hòa Thân tham ô bằng mười lăm năm thu nhập của quốc khố cộng lại. Với tài hoa tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại thuộc nằm lòng Tứ Thư, Ngũ Kinh nên ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến. Khi mới gia nhập triều đình ông giữ chức vụ thị vệ. Sau được vua Càn Long sủng ái cùng với năng lực bản thân, Hòa Thân đã tiến vào quan trường và đạt được địa vị cao. Tương truyền, có lần vua Càn Long hỏi Hòa Thân: "Khanh là trung thần hay gian thần?" Hòa Thân đáp: "Thần không phải trung thần, cũng không phải gian thần. Thần là nịnh thần." Vua Càn Long hỏi tại sao, Hòa Thân liền đáp: "Trung thần rồi cũng sẽ bị giết, gian thần càng bị giết. Chỉ có nịnh thần là sống lâu nhất." Đúng như Hòa Thân đã nói, cuộc đời ông nhờ tài xu nịnh hơn người mà từng bước leo lên đỉnh cao của quyền lực. Đến khi Càn Long mất, vua Gia Khánh kế vị mới ban tử cho vị tham quan chuyên nịnh bợ này, kết thúc một cuộc đời huyền thoại từng làm mưa làm gió trên triều. (Ảnh minh họa) 2. Các dạng nịnh thần trong cuộc sống ngày nay? Hiện nay trong xã hội không thiếu nịnh thần, chỉ là chuyển từ vua sang cấp trên và quan lại biến thành nhân viên cấp dưới. Các thói nịnh dưới đây đều là biến tướng của nịnh thần. • Nịnh bợ: Nịnh một cách hèn hạ để cầu lợi. • Nịnh hót: Tâng công kẻ trên để hòng trục lợi • Nịnh nọt: Dùng lời ngon tiếng ngọt đểnịnh hót, xin xỏ ai đó. • Xu nịnh: Là hành vi dối trá, không làm hết trách nhiệm công việc mà muốn dựa vào lời nói ngon ngọt để thăng quan tiến chức hoặc đạt được một mục đích nào đó trong cuộc sống. Thật nguy hiểm nếu ai ai trong chúng ta không làm việc, chỉ cần nịnh nọt sếp vài câu là thăng cấp vù vù. (Ảnh minh họa) Người ta thường nói "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" có thể hiểu là khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên cẩn thận trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ, tránh lỡ lời làm xúc phạm, hay làm xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh, mà không phải là dùng lời nói ngon ngọt để nịnh bợ các mối quan hệ rồi phục vụ cho nhu cầu bản thân. Trên đây là bài viết mình tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉnh sửa đôi chút. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi. Saitaman.