Những ý nên có trong bài thơ sóng - Xuân quỳnh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 27 Tháng tám 2021.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    Mở bài 1

    Người yêu thơ mệnh danh chị là "người đàn bà yêu và làm thơ", là "nữ hoàng của thi ca tình yêu", là bông hoa cúc xanh, là một nhành cỏ may, là một người đàn bà với trái tim vào đất vẫn nồng say hát câu: "Vẫn yêu anh cả khi chết đi rồi", người đàn bà có đôi mắt đẹp như thất lạc ấy đã từ bỏ ánh đèn màu của sân khấu để bước hẳn sang lãnh địa của thi ca với một giọng thơ hồn hậu, lắng sâu, giàu trực cảm. Trên mảnh đất màu mỡ của thi ca, chị đã gieo ngót chục tập thơ. Như một bông "hoa dọc chiến hào", giữa mưa bom bão đạn của những năm đánh Mĩ. Chị đã kể với chúng ta những truyền thuyết đẹp về tình yêu. Chị là ai nếu không phải là thi sĩ Xuân Quỳnh – người đã đi qua cuộc đời và còn để lại bài thơ Sóng sống mãi trong trái tim độc giả. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua khổ thơ sau (trích dẫn thơ)

    Mở bài 2

    Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hằng ngày, trân trọng, nâng niu cho hạnh phúc bình dị của đời thường. Xuân Quỳnh được xem là một trong số những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thợ Việt Nam từ sau năm 1975. Tình yêu trong thơ chị vừa nồng nhiệt, táo bạo vừa thiết tha, say đắm, dịu dàng; vừa hồn nhiên, giàu trực cảm vừa lắng sâu những trải nghiệm suy tư. Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ "Sóng". Hai khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ và khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu

    2. Thân bài

    2.1. Khái quát chung

    Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca Việt Nam. Đã có nhiều nhà thơ viết về đề tài này với những cảm xúc và phong cách nghệ thuật riêng của mình, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Xuân Diệu đã từng làm người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với "biển", còn Xuân Quỳnh – một nhà thơ nữ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện tình yêu của mình qua hình ảnh "sóng", một sự tiếp nối và sáng tạo độc đáo trong định nghĩa về tình yêu. Lúc nhịp nhàng trầm lắng, khi sôi nổi ngân nga đầy mãnh liệt, "sóng" – dòng chảy xuyên suốt của bài thơ đã thể hiện tình cảm chân thành và sâu sắc của người phụ nữ đang yêu.

    Năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền – (Thái Bình), khi đứng trước con sóng thực của biển, tâm hồn của người con gái rung động và xao xuyến con sóng lòng trào dâng, thế là con sóng tâm trạng khuấy động phút thăng hoa đã tới nàng Sóng ra đời. Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào – 1968.

    Hình tượng sóng và em là tượng trung tâm của bài thơ là "Sóng". Xuân Quỳnh đã nối tiếp truyền thống trong thơ ca là lấy sóng để hình dung tình yêu, đem sóng nước so sánh với sóng tình. Dù tiếp nối truyền thống văn học nhưng "sóng" của Xuân Quỳnh vẫn có những nét độc đáo riêng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng muôn trùng. Tác giả nói với mình, nói với người về tình yêu trẻ trung nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

    Trong bài thơ còn có một hình tượng trữ tình nữa, đó là "em". "Em" cũng là "sóng" mà "sóng" cũng là "em". "Sóng" là một hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. "Sóng" và "em" vừa hòa nhập làm một, lại vừa phân đôi ra để soi chiếu vào nhau. Tâm hồn của người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng biểu hiện những trạng thái của lòng mình. Với hình tượng "sóng", Xuân Quỳnh đã tìm đuợc một cách thể hiện xác đáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Với cấu trúc song hành này tạo thành chiều sâu nhận thức và nét độc đáo riêng cho bài thơ.

    2.2. Phân tích (trích thơ để phân tích)

    2.3 Đánh giá Nhận xét Về nghệ thuật và nội dung

    Đoạn thơ trên dùng thể thơ 5 chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào ; biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập.. Thể thơ đó được nhà thơ sử dụng rất thích hợp với việc diễn tả nhịp điệu của sóng. Cùng với hình tượng sóng, đoạn thơ này còn có một hình tượng nữa là em – cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Hai "nhân vật" trữ tình sóng và em tuy hai mà một, đan cài, quấn quít với nhau như hình với bóng, song song tồn tại, soi sáng, bổ sung cho nhau nhằm diễn tà một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc và thiết tha hơn khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn trào dâng trong trái tim nữ thi sĩ. Lời thơ giản dị, hình ảnh sáng tạo, cảm xúc gắn với triết lí; thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: Chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

    Bấm để xem
    Đóng lại
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...