HÀN MẶC TỬ - 1. Nếu Tản Đà, nhà thơ – nhà nho tài tử – kiện tướng cuối cùng, chạy đến hụt hơi mà vẫn không vượt qua được ngưỡng cửa Thơ mới, thì Hàn Mặc Tử là sự hiện thân sinh động cho sự tiếp tục cuộc chạy tiếp sức đó. 2. "Mai sau, những cái tầm thường, mực thước sẽ biến đi và còn lại của cái thời kì này, chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử" (Chế Lan Viên) 3. Dòng thơ trữ tình truyền thống, từ Đoàn Thị Điểm đến Tản Đà, là sự vật vã quyết liệt và đau khổ để giải phóng cá tính: Chống lại những quy phạm đã thành thiên la địa võng. Cuộc vận lộn trường kỳ đó được các nhà thờ mới kết thúc có khải hoàn ca, tuy còn đầy mặc cảm. Chưa bao giờ và chưa đâu như các nhà thơ mới, thâm cung bí hiểm của nội tâm được thăm dò ở nhiều tầng bậc như vậy. Sức mạnh của tiếng nói nội tâm đã phá vỡ những rào cản ngôn ngữ để đưa ra những nhịp điệu mới làm biến đổi cả ngôn từ, thể thơ và các phương tiện biểu hiện khác. 4. Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Nguyễn Bính là dòng lãng mạn thuần khiết, nếu Xuân Diệu, và nhất là Huy Cận, là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố tượng trưng, thì Hàn Mặc Tử là sự hòa sắc của cả lãng mạn lẫn tượng trưng, thậm chí siêu thực nữa. Dĩ nhiên, một căn cốt đông phương thâm hậu đã làm cho tượng trưng của ông có bóng dáng tượng trưng Đường thi, và xa hơn nữa là tượng trưng Thiền, còn siêu thực thì đậm nhạt một màu sắc Liêu Trai. Điều này tạo nên sự riêng biệt, vừa phong phú vừa sâu sắc, trong phong cách trữ tình của thơ Hàn Mặc Tử. 5. Chế Lan Viên: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoạt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình". 6. Kiểu tư duy, khí chất và bệnh tật làm cho Hàn Mặc Tử luôn luôn bị phân thân, mộng mị và hoang tưởng. 7. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu thường đóng vai trò yếu tố vật liệu hay chứng nghiệm cho những ý tưởng sáng tác của ông. Còn Hàn Mặc Tử lại trình bày trạng thái tĩnh của thiên nhiên nhưng không phải như là một họa điệu của hồn ông, đồng thời chi phối nó trong một nét tương quan thủy chung thanh thoát. Hàn Mặc Tử đã tạo được một cách thuần khiết thế giới thơ của riêng ông: Khi ông vẽ nên bối cảnh thiên nhiên thì đồng thời chính ông cũng tan biến vào cái thiên nhiên ấy. 8. Nhà thơ không truyền thẳng cảm xúc của mình tới độc giả nhờ phương tiện ngôn ngữ, thức dậy thứ năng lượng đó vốn tiềm ẩn trong mỗi độc giả, vì vậy mà cảm giác thẩm mĩ của người đọc no đủ hơn, sâu sắc hơn. Nhà thơ đã phóng chiếu những rạo rực bản năng ra ngoài vũ trụ. 9. A. Einstein cho rằng: "Điều đẹp nhất mà ta có thể cảm giác được chính là cái khía cạnh huyền bí của cuộc đời. Đó là tình cảm sâu xa ở trong nôi của khoa học và nghệ thuật đích thực". 10. "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình" 11. "Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử." (Nhà thơ Chế Lan Viên) 12. "Sẽ không thể giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc." (Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ) 13. "Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch.." (Nhà thơ Trần Đăng Khoa) 14. ".. Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới." (Nhà thơ Huy Cận) 15. ".. Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng.." và "Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh.." (Nhà phê bình văn học Hoài Thanh) 16. "Thơ không cần nhiều từ ngữ, nó cũng không quan tâm đến hình xác sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và chuyển đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ" (Nguyễn Đăng Mạnh) 17. Rõ ràng là có một thế giới thiên nhiên rất thực đã và đang tồn tại trong Đây thôn Vĩ Dạ. Đó Là một thế giới của "vườn ai mướt quá", của "lá trúc che ngang" và "thuyền ai đậu bến sông trăng đó".. đầy tình tứ. Một thế giới xôn xao của ánh sáng và sắc màu song vẫn gợi lên sắc thái cổ điển: Mỗi hình ảnh, sự vật đều rất nổi nét trong những hình vẻ cụ thể, trong cả những câu mà tất thảy như bị nhoè mờ đi sau một màn sương khói mông lung vô tình hay hữu ý. Những "nắng", những "vườn", những "con thuyền", "vầng trăng" và "em" nữa.. tất cả đã tạo nên một tập hợp hình ảnh rất sống về cuộc đời trong tâm trí Hàn Mặc Tử, khi ông, trong một cảnh ngộ riêng có tính bi kịch, bị gạt ra ngoài guồng quay của nó và chỉ có thể đứng từ xa, hướng đến cuộc đời, để ngưỡng vọng và khao khát. (Lê Thị Hồ Quang)