Khi Viêm Họng Kèm Theo Bệnh Sốt Sốt viêm họng là một bệnh lý thường gặp khi bị viêm họng. Viêm họng sốt do nhiều yếu tố gây nên mà chủ yếu vẫn là vi khuẩn, virus, thời tiết thay đổi.. Tuy nhiên đây cũng có khả năng là triệu chứng của bệnh lý viêm họng cấp. Vậy khi bị viêm họng dẫn đến sốt thì bạn phải xử lí ra sao? Nguồn gốc của nó do đâu thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tại sao khi bị viêm họng có thể dẫn đến sốt? Họng là con đường hô hấp cung cấp oxy cho cơ thể và cũng là nời không khí bên ngoài đi vào trong cơ thể. Không khí hít vào đồng thời kèm theo những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Bệnh đau họng khi mới chớm bị không được điều trị khỏi hẳn sẽ rất dễ bị tái phát trở lại. Nếu vẫn chủ quan quá nhiều lần thì dễ đưa đến những biến chứng như viêm phổi, viêm tai.. Bệnh viêm họng thường khởi phát đột ngột đặc biệt là vào mùa lạnh. Khi mắc viêm họng, triệu chứng đa phần là viêm họng sốt cao và nguyên nhân chủ yếu là do virus. Khi đó bệnh nhân có thể sốt cao lên đến 39-40 độ C, kèm theo một số biểu hiện như đau rát họng, ngứa họng, nuốt khó, ho, nhức đầu, chảy mũi, amidan sưng to.. Viêm họng kèm theo sốt phải làm gì? Khi có những biểu hiện của viêm họng kèm theo triệu chứng sốt thì hướng tốt nhất bạn nên làm lúc này là hãy đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia để có thể chuẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh để có thể tìm ra được phác đồ điều trị hợp lí. Đối với việc sử dụng bằng thuốc thì bạn tuyệt đối nên nghe theo chỉ định của bác sĩ. Tránh việc mua và sử dụng thuốc bừa bãi mà không nghe ý kiến của bác sĩ có thể để lại một số biến chứng không đáng có. Đối với trẻ nhỏ thì ngoài một số yếu tố trên thì bạn nên cân nhắc để xử lí kịp thời trước khi có thể đến gặp bác sĩ chuyên gia, khi sốt cơ thể bé thường mang mất 1 lượng nước khá lớn. Bởi vậy, cha mẹ phải bù nước đến trẻ bằng liệu pháp dùng dung dịch oresol theo biện pháp sau: Pha một gói cùng 200ml nước đun sôi để nguội. Đối với bé từ 2-3 tuổi sử dụng 100ml/lần trong khoảng 2-3 lần/ngày, trẻ 6-12 có thể áp dụng khoảng 150 ml/lần trong khoảng 2-3 lần/ngày. Ngoài ra, để giảm sốt cho trẻ bạn có thể dùng lau mát cho trẻ bằng nước ấm bằng cách dùng khăn nhỏ nhúng nước ấm để 2 bên nách và lau khắp người trẻ. Cách phòng tránh bệnh viêm họng sốt cao Giữ ấm cơ thể: Đây là lời khuyên bổ ích dành cho bạn để phòng tránh bệnh viêm họng gây sốt . Nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng, và các bệnh đường hô hấp khác. Tránh ở những nơi gió lùa mạnh. Hãy nhớ mặc ấm giữ kín cơ thể, nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, lúc này khi mùa đông đến để viêm họng không còn là nỗi lo. Đối với trẻ em, cần có chế độ chăm sóc chu đáo hơn. Các mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ tắm vào mùa đông và đặc biệt vào buổi tối, thay vào đó có thể vệ sinh sạch sẽ cho tre bằng cách dùng nước ấm để lau người; Cho trẻ chơi đùa ở những nơi kín gió. Bổ sung dinh dưỡng: Cố một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết để bảo vệ cho cơ thể. Nên bổ sung cho thêm cho cơ thể nhiều chất đạm, vitamin, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc tập thói quen uống nhiều nước để cơ thể cân bằng độ ẩm cũng rất cần thiết. Vệ sinh ăn uống an toàn: Cần thực hiện ăn nóng, uống sôi, tránh ăn các thức ăn ôi thiu, tránh uống nước quá lạnh. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, vệ sinh tay chân bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh đúng cách. Đối với trẻ nhỏ, cần tiêm phòng cho bé đúng quy định. Vệ sinh răng miệng: Ngoài việc vệ sinh thường xuyền còn cần phải có cách đánh răng khoa học, súc họng thường xuyên bằng nước muối loãng. Bài viết sưu tầm ở Thuốc Viêm Họng
Viêm họng: Nên ăn và tuyệt đối không nên ăn gì? Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia về những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi cơ thể bị đau họng. Viêm họng là bệnh mọi người rất hay gặp khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là mùa thu đông. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là đau họng, rát cổ, ho có đờm, mất tiếng.. Ngoài điều trị bằng thuốc, chúng ta còn cần một chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại nguyên nhân gây bênh. Thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, kèm theo mưa phùn và ô nhiễm khiến cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi làm sức đề kháng bị suy yếu, vi khuẩn, virus gây bệnh ho, cảm cúm có cơ hội tấn công. Nguyên nhân gây ra viêm họng thường là do cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn, uống nước lạnh, dị ứng bụi, di ứng theo mùa, hút thuốc, viêm mũi mãn tính.. Khó chịu ở cổ họng, đau rát vùng họng là triệu chứng thường thấy nhất ở người bị viêm họng. Những triệu chứng khác có thể xuất hiện tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh như như sốt, sưng amidan, đau họng khi nói hoặc nuốt thức ăn, sưng tấy vùng họng, chảy nước mũi, ho có đờm, sưng hạch bạch huyết.. Những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn khi bị viêm họng theo ý kiến chuyên gia Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh viêm họng vì bệnh nhanh khỏi hay không phụ thuộc nhiều vào chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt của người bệnh. Khi bị viêm họng, chúng ta nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, xoài.. để tăng sức để kháng cho cơ thể và hỗ trợ các tổn thương vùng họng mau lành. Thực phẩm giàu kẽm như củ cải, ngũ cốc, nấm, chuối.. ; thực phẩm giàu protein như trứng, thịt đỏ.. cũng là thức ăn các chuyên gia khuyên người bệnh nên dùng. Ngoài ra, các gia vị tỏi, hạt tiêu, hành (với số lượng rất ít), các loại đồ uống như gừng, mật ong, giấm táo.. cũng có công dụng giảm đau, kháng viêm, tiêu đờn rất tốt. Người bị bệnh viêm họng cũng nên uống nhiều nước để giảm bớt triệu chứng khô, khó chịu ở cổ họng. Bên cạnh đóm người bệnh viêm họng cũng cần lưu ý tránh ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: Thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên nướng khiến đờm tiết ra nhiều; thực phẩm khô cứng, đồ uống lạnh như kem, chè, sữa chua.. Tránh xa rượu bia và các chất kích thích, nước ngọt có gas, đồ ngọt nhiều đường.. Bạn cũng có thể kiểm soát tốt bệnh viêm họng và phòng bệnh tốt nếu lưu ý một số điều sau: - Mùa lạnh nên súc miệng bằng nước muối ấm trước và sau khi ngủ - Uống nhiều nước ấm, không uống đồ lạnh - Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm - Vệ sinh sạch sẽ tay trước và sau khi ăn - Khi bị viêm họng, không nên dùng chung thức ăn và các đồ dùng sinh hoạt để tránh lây lan bệnh chco mọi người. (Tổng hợp) tại baomoi