Những nhận định về nhà thơ xuân diệu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huongthu2401, 20 Tháng mười một 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    483
    [​IMG]

    1. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định về bài thơ Vội vàng: "Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống".

    2. Thế Lữ trong lời tựa tập Thơ thơ: "Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian"

    3. Có thể nói, nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai giọng điệu chính trong thơ Xuân Diệu.. Trong số đó, Vội vàng là một trong những thi phẩm thuộc loại tiêu biểu nhất cho giọng điệu nồng nàn của Xuân Diệu - Nguyễn Đăng Điệp.

    4. Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca dân tộc một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới - Lê Tiến Dũng.

    5. Viết về Xuân Diệu, Hoài Thanh trong "Thi nhân Việt Nam" đã từng nói: "Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng". Những câu văn đầy xúc cảm và tài hoa của con người tự nguyện suốt một đời được lấy chính hồn tôi để hiểu hồn người, để được đi kiếm tìm những tâm hồn đồng điệu ấy đã hé mở trong ta nhiều điều về sự cách tân mới mẻ, táo bạo của nhà thơ Xuân Diệu trong hành trình sáng tạo. Nhưng dẫu có tân kì và tối tân đến đâu đi chăng nữa, Xuân Diệu vẫn mang trong mình hồn cốt, bản sắc của một nhà thơ nước Việt. Bởi vậy, có thể nói, cái hồn cốt văn hóa là cái níu giữ tâm hồn thi sĩ thì cái cách tân, đổi mới lại là yếu tố đưa ông hòa nhập vào với hơi thở chung của thơ ca đương đại. Trên hành trình sáng tạo ấy, bài thơ "Vội vàng" là một trong những bông hoa ngát hương khoe sắc thắm đầu mùa. Đứng vững chắc trên nền tảng sự hiểu biết về hồn cốt vốn văn hóa dân tộc, Xuân Diệu đã thổi hơi thở của sự cách tân và sáng tạo để làm nên "Vội vàng", một thi phẩm của sự tân kì, mới mẻ và để hiểu hơn về lời nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh: Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

    (Thầy Thái Văn Phú – GV trường THPT Quỳnh Lưu 2)

    6. Nhà thơ nữ lừng danh, bà Bragriama ở chân núi Vitosa (Bulgaria) khi tuyển thơ tình trên thế giới, bà đã khoe với các bạn Việt Nam: Tôi mở đầu tuyển tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ Nga Puskin và kết thúc bằng nhà thơ Xuân Diệu – Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ tình lớn của phương Đông vậy!

    7. "Xuân Diệu là cả một viện nghiên cứu văn học trong anh" (Chế Lan Viên).

    8. "Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo một mảng đời văn tôi" (Nguyễn Tuân).

    9. "Đau lòng thay! Mất một nhà thơ lớn. Mất một người bạn và về thơ anh là bậc đàn anh của tôi" (Hoàng Trung Thông).

    10. "Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian" (Thế Lữ – Lời tựa cho tập Thơ thơ).

    11. "Xuân Diệu nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới" (Hoài Thanh).

    12. "Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong Thơ mới thôi, thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu" (Nguyễn Đăng Mạnh).

    13. "Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu" (Nguyễn Đăng Mạnh).

    14. Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này (Hoài Thanh)

    15. Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh có nhận xét về Xuân Diệu; đó là một hồn thơ "thiết tha, rạo rực, băn khoăn"

    16. "Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam.. cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình?

    Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu."

    (Tố Hữu)

    17. Tế Hanh cũng cho rằng: "Thơ thơ có hương vị của tập thơ đầu tươi trẻ. Gửi hương cho gió đắm sâu thiết tha".

    18. Nguyễn Xuân Sanh cũng nhận xét: "Ở tập đầu rạo rực, tươi trẻ, ở tập sau méditations của Xuân Diệu sâu hơn".

    19. Các tác phẩm trên "đánh dấu một giai đoạn chuyển biến đặc biệt làm ngạc nhiên người đọc" (Hoàng Trung Thông).

    20. Việt kiều ở Pháp viết: ".. Tôi mạn phép tượng trưng sự nghiệp Xuân Diệu như một chuỗi dài cống hiến. Thế mà chao ôi, chính anh còn tự trách mình làm việc quá ít". "Là thi sĩ.. nghĩa là lao động" (Thép mới). "Bài học lớn nhất mà Xuân Diệu để lại cho các thế hệ cầm bút về sau là tấm gương lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần cù, say mê, đầy sáng tạo.." (Điếu văn).
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...