Những Mẫu Truyện Mang Nhiều Ý Nghĩa (Sưu Tầm) - Linh Dũng

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Dũng VN, 9 Tháng bảy 2022.

  1. Dũng VN

    Bài viết:
    10
    Những mẫu chuyện mang nhiều ý nghĩa (sưu tầm)

    Thể loại: Truyện teen, đời sống, giáo dục.

    Tác giả: Linh Dũng

    Văn án: Đây là những mẫu truyện được tác giả Linh Dũng sưu tầm lại qua các bài viết trên mạng, sách báo và cả tự tác giả sáng tác ra. Những mẫu truyện đấy được viết ra để mọi người có thể hiểu sâu sắc hơn về giá trị của cuộc sống

    Link góp ý: [Thảo Luận - Góp Ý] Những Mẫu Truyện Mang Nhiều Ý Nghĩa (Sưu Tầm) - Linh Dũng
     
    Huệ Lê Thị thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng bảy 2022
  2. Dũng VN

    Bài viết:
    10
    *Chương 1: Chúng ta hãy cho người khác một cơ hội sửa sai

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tiểu Lê là một người nổi tiếng trong giới quảng cáo, bởi quan hệ làm ăn, cô thường xuyên mời tiệc khách tại một nhà hàng nổi tiếng. Cô có quan hệ rất tốt với ông chủ nhà hàng, lần nào mời khách cô đều đưa đến nhà hàng này, nhà hàng cũng dành cho cô khá nhiều ưu đãi đặc biệt.

    Một hôm, Tiểu Lê mời một vài khách hàng VIP đến nhà hàng dùng tiệc, cô còn dự định sau khi tàn tiệc sẽ kí một hợp đồng làm ăn lớn với khách hàng. Trong những tình huống thế này, tất nhiên là cô rất mong khách hàng của mình dùng bữa vui vẻ, tâm trạng thoải mái. Thế nhưng, nhà hàng nổi tiếng bởi sự phục vụ nhiệt tình và chu đáo hôm ấy lại khiến cô vô cùng thất vọng.

    Từ lúc tiệc bắt đầu, cô không thể gọi được quản lý nhà hàng, chỉ có duy nhất một nhân viên không hề có kinh nghiệm về phục vụ khách VIP. Mỗi lần đưa đồ ăn lên, anh ta đều đưa cho vị khách chính của cô sau cùng. Tiểu Lê vô cùng tức giận, nhưng cô không muốn nóng giận trước mặt khách hàng, đành cố nhẫn nhịn.


    Sau khi tiễn khách ra về, cô tức tối đi tìm ông chủ nhà hàng, đúng lúc đó cô gặp người quản lý ở sảnh tầng một. Lúc này, nhà hàng đang rất đông khách, ai cũng hiếu kì muốn xem một nhân vật nổi tiếng như Tiểu Lê sẽ dạy bảo người quản lý kia ra sao. Người quản lý cũng rất lo lắng, người quản lý cũng sợ sự sắp xếp thiếu chu đáo của mình khiến nhà hàng mất uy tín.

    Thế nhưng sự chờ đợi của mọi người đều trở nên vô ích, Tiểu Lê không hề to tiếng dù chỉ một lời. Ngược lại, cô còn khen ngợi người quản lý trước mặt mọi người: "Mọi người ai cũng biết sự phục vụ của nhà hàng này rất tốt, hôm nay khi tôi tiếp khách, tôi rất mong anh có thể có mặt ở đó, điều này rất quan trọng đối với tôi nhưng rất tiếc anh không có ở đó nên mọi thứ trở nên khá tệ. Thôi! Mọi thứ đã lỡ rồi nên tôi chỉ mong lần nhà hàng sẽ phục vụ tôi tốt hơn vào lần sau, dù gì anh cũng đã làm rất tốt vai trò của mình rồi."

    Người quản lý thở phào nhẹ nhõm vì may mắn không bị la mắng giữa đám đông, ngày hôm đó bởi nhà hàng có khách quan trọng hơn cô nên anh thật sự rất bận, không thể có mặt tại buổi tiệc của Tiểu Lê được. Người quản lý nói: "Thật sự xin lỗi cô, hôm nay chúng tôi đã phục vụ chưa được chu đáo."

    Tiểu Lê nói: "Tối thứ tư tôi lại có tiệc mời khác, tôi muốn nhờ anh tư vấn một chút."

    Người phục vụ nghe vậy liền nhanh nhẹn đáp: "Vâng, lần này tôi hứa sẽ không để xảy ra sự việc như ngày hôm nay đâu ạ."

    Bữa tiệc hôm đó có bốn nhân viên phục vụ đưa đồ ăn, đồ ăn tinh xảo đẹp mắt, vừa miệng, thái độ phục vụ của nhân viên nhiệt tình chu đáo, không để xảy ra bất kì một lỗi nhỏ nào. Khi tàn tiệc, người quản lý còn chủ động đề nghị giảm một nửa phí phục vụ.

    Người quản lý cảm kích nói với Tiểu Lê: "Cảm ơn cô, nếu không có cô bao dung rộng lượng, cho tôi cơ hội sửa sai, thì tôi đã bị sa thải từ ngày hôm đó rồi."

    Tiểu Lê đáp: "Tôi trách măng anh cũng không giải quyết gì được, đây cũng không phải cách để giải quyết vấn đề. Tôi biết hôm đó anh rất nhiều việc, bận quá không qua chỗ tôi được cũng là chuyện bình thường thôi mà."
     
    Huệ Lê Thị thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng bảy 2022
  3. Dũng VN

    Bài viết:
    10
    - Bài học rút ra ở chương 1:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tục ngữ có câu "Làm việc gì cũng không được tuyệt tình, hãy cho người khác một cơ hội sửa sai", trong cuộc sống ai cũng có lúc mắc sai lầm, chúng ta nên đặt mình vào vị trí của người khác, hãy cho người ta một cơ hội sửa sai. Giống như Tiểu Lê ở trong câu chuyện này, mặc dù không hài lòng với sự phục vụ thiếu chu đáo của nhà hàng, nhưng cô không hề trách mắng nặng lời hay để bụng mà vẫn cho người quản lý cơ hội sửa sai, làm vậy không chỉ giữ thể diện cho người quản lý, mà phi phục vụ của cô cũng được giảm một nửa, một lần bao dung nhưng thụ về hai phía lợi. Trong cuộc sống, khi thấy việc mà người khác làm có ảnh hưởng đến lợi ích của mình, chúng ta không nên cử mãi trách móc làm gì, mà hãy thay đổi cách nghĩ, cho người ta một cơ hội sửa sai, như vậy chúng ta sẽ thu lợi được nhiều hơn đây.
     
    Huệ Lê Thị thích bài này.
  4. Dũng VN

    Bài viết:
    10
    *Chương 2 Chung Ly Mục nhường lúa

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thời Tam Quốc, nước Ngô có một người tên là Chung Ly Mục, người Sơn Am quận Hội Kê (nay là Thiệu Hưng Triết Giang), là con cháu bảy đời của Lỗ Tướng Chung đời Hán.

    Thời trẻ ông di cư tới Vĩnh Hưng (nay là Hồ Nam), tự mình khai hoang trồng trọt, trống hơn 20 mẫu lúa nước. Khi lúa sắp chín, có một người nông dân ở gần đó thấy lúa tươi tốt, bèn tới nhận mảnh đất đó là của mình. Chung Ly Mục nói: "Tôi vốn tưởng nơi đây là đất hoang vô chủ mới khai hoang trồng lúa. Nếu đất là của anh, thì tôi mạo muối rồi." Vậy là ông giao ruộng lúa vất vả cả năm cho người đó.

    Quan huyện nghe được câu chuyện này, bèn bắt người nông dân đó vào nha môn, còn xử phạt anh ta bằng pháp luật. Chung Ly Mục lên huyện xin gặp quan huyện nói đỡ cho người nông dân đó. Huyện lệnh nói: "Sự nhân nghĩa của anh làm cho người khác kính phục; tuy nhiên ta là huyện lệnh cần phải dùng pháp luật để trị vì dân chúng, sao có thể bất chấp công pháp để nghe lời nói hộ chứ?"

    Chung Ly Mục bèn nói: "Nơi đây là nơi tiếp giáp giữa hai quận, nghe nói nơi này được quản lý tốt, nên tôi mới tới đây sinh sống. Nay vì một chút lúa mà giết một người nông dân, tôi sao có thể nhẫn tâm sinh sống tiếp ở đây?"

    Sau đó ông về nhà thu xếp hành lý chuẩn bị về quê cũ. Huyện lệnh thấy vậy đích thân tới giữ ông ở lại, đồng thời cho thả người nông dân kia.

    Người nông dân kia sau khi về nhà, mang lúa đã thu hoạch và xát thành gạo đem trả cho Chung Ly Mục, Chung Ly Mục đóng cửa không nhận
     
    Huệ Lê Thị thích bài này.
  5. Dũng VN

    Bài viết:
    10
    - Bài học rút ra ở chương 2:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Người nông dân đố kỵ với thành quả trông trời của Chung Ly Mục mà sinh lòng tham. Chung Ly Mi không những chủ động nhường lại không tính toán mà còn xin huyện lệnh tha cho người nông dân. Nghe thì giống như Chung Ly Mục nhút nhát, ngốc nghếch nhưng ngâm kỹ mới thấy Chung Ly Mục ngay đến huyện lệnh còn không sợ, thì sao phải sợ một người nông dân không quyền không thế? Sự nhẫn nhịn của ông chỉ thể hiện sự độ lượng khoan dung, không tranh đấu với đời mà thôi.
     
    Huệ Lê Thị thích bài này.
  6. Dũng VN

    Bài viết:
    10
    *Chương 3 Lã Mông Chính - vị quan bao dung độ lượng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lã Mông Chính người Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, là một vị danh quan thời nhà Tống. Ông làm quan tể tướng suốt ba đời vua, nổi tiếng khoan dung độ lượng, nhân hậu nhưng cường trực.

    Một hôm, Lã Mông Chính hỏi người con trai: "Cha quan tể tướng trong triều đình, bên ngoài có điều tiếng làm gì về cha không?

    Người con trai đáp:" Mọi người cơ bản là khen ngợi cha, nhưng con cũng nghe thấy một số người nói cha không có chí tiến thủ, quyền lực bị chia cho các vị quan khác. Cha à, cha làm quan tể tướng trong triều, hoàng thượng đã thăng cho cha lên chức cao như vậy, điều đó khẳng định cha là người rất có năng lực, vậy tại sao cha lại chia sẻ quyền lực cho người khác làm gì? "

    Lã Mông Chính cười nói:" Hoàng thượng để bạt cha lên chức vụ đó là do cha giỏi trong việc dùng người. Làm quan tể tướng, nếu không cách biết tận dụng và phát huy cái tài của người khác, thì sẽ không thể tồn tại được! "

    Khi Lã Mông Chính mới làm tể tướng được một thời gian ngắn, có người vạch trần sự thật việc một quan tri huyện là Trương Thân nhận hối lộ, ông liền cách chức Trương Thân. Trong triều có người tâu với Hoàng thượng rằng, nhà Trương Thân của cải chất đầy như núi, ông không bao giờ nhận hối lộ mấy đồng tiền đó, việc này là do Lã Mông Chính tư thù cá nhân để hạ bệ ông. Bởi thời Lã Mông Chính còn nghèo khó, đã từng mở lời mượn tiền nhưng Trương Thân không đồng ý. Nghe vậy, Hoàng thượng liền khôi phục lại chức vụ cũ cho Trương Thân. Lã Mông Chính biết chuyện nhưng lặng im không nói gì. Sau này, một viên quan khác khi xử án đã thu thập được bằng chứng về việc Trương Thân nhận hối lộ, lúc này Hoàng thượng mới biết đã trách oan Lã Mông Chính.

    Một người bạn đồng môn của Lã Mông Chính là Ôn Trọng Thư bị thất sủng đã nhiều năm nay, sau khi lên làm tể tướng, Lã Mông Chính thấy tiếc cho tài năng của Ôn Trọng Thư, nên đã tiến cử bạn mình với Hoàng thượng, về sau, để thể hiện bản thân, Ôn Trọng Thư thường xuyên kể xấu Lã Mông Chính với Hoàng thượng, thậm chí nhiều lần thừa cơ hãm hại ông. Một lần, trong khi Lã Chính Mông đang khen ngợi tài năng của Ôn Trọng Thư, Hoàng thượng liền nói:" Nhà ngươi suốt ngày khen ngợi Ôn Trọng Thư, nhưng hắn ta lại chuyên nói xấu nhà ngươi với ta! "

    Nghe xong. Lã Chính Mông cười nói:" Thưa bệ hạ, người đã cho tại hạ lên đến chức quan tể tướng này chắc chắn bệ hạ biết rất rõ năng lực của tại hạ. Việc người khác nói xấu tại hạ như thế nào không nằm trong chức trách mà người đã pho cho tại hạ. Hoàng thượng nghe xong cũng thêm tôn trọng Lã Chính Mông bởi sự khoan dung độ lượng của ông. Khi mới vào triều đình, đang đi vào triều ông bỗng nghe thấy có người thì thầm to nhỏ mỉa mai "Người như hắn ta cũng được làm quan tế tướng sao?" Lã Chính Mộng vờ như không nghe thấy gì, cứ thế bước qua. Một vị quan khác nghe thấy những lời đó liền khuyên Lý Chính Mông hãy điều tra danh tính vị quan đã nói những lời hàm hồ kia, nhưng ông không đồng ý. Lã Chính Mông nói. "Tra xét có giải quyết được gì không? Nếu biết được người đó là ai, thì chỉ thêm thủ hẳn mà thôi, vậy nên không biết thì sẽ tốt hơn." Các quan trọng triều vô cùng khâm phục ông bởi sự khoan dung đó lượng của mình.
     
    Huệ Lê Thị thích bài này.
  7. Dũng VN

    Bài viết:
    10
    *Chương 4 Bí mật

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một cô giáo trẻ được điều đến giảng dạy tại một ngôi làng miền núi xa xôi hẻo lánh, cô là một cô gái hiền lành tốt bụng, tuổi đời còn trẻ, tính tình vui vẻ, hòa đồng.

    Điều kiện ở đây vô cùng thiếu thốn, cô sống trong một căn phòng nhỏ đồng thời cũng là phòng làm việc. Nhưng cô không một lời kêu ca phàn nàn, cô thấy đây là cơ hội tốt để rèn luyện bản thân. Hàng ngày, cô chăm chỉ với công việc giảng dạy, đồng thời cũng đối xử rất tốt với các bạn học sinh. Các bạn ai ai cũng rất quý cô giáo tốt bụng của mình.

    Một hôm, một điều xui xẻo đã xảy ra. Cô bị mất ví tiền, mà hôm đó vào phòng cô chỉ có một cô bé mà thôi, cô bé này lại là học sinh có thành tích học tập luôn đứng đầu
    lớp. Sau khi nhớ lại tất cả những nơi có thể cất ví, có không thể không nghi ngờ cô bé này được.

    Tuy nhiên, cô không trực tiếp tra hỏi, mà tìm các thấy có khác để tìm hiểu hoàn cảnh của cô bé. Kết quả cô tìm hiểu được là: Có bé đó có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bố mất sớm, sau khi bố mất, người mẹ ốm đau bệnh tật của cô phải một mình gồng gánh cả gia đình trên vai. Gần đây. Bệnh mẹ cô bé trở nặng, trong nhà đã không còn tiền mua thuốc cho mẹ.

    Cô quyết định đến thăm nhà cô bé, trước khi đi, cô mua rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, còn mua cả thuốc cho mẹ cô bé nữa.

    Ngày hôm sau, bỗng cô bé đến gặp cô. Cô bé vừa nói
    dứt câu "Em xin lỗi" liền bị cô ngăn lại, cô ôm chặt lấy cô bé rồi nhẹ nhàng nói: "Cô hiểu mọi chuyện rồi, đó là chiếc ví mà có rất thích, cô tặng nó lại cho em làm kỉ niệm, cô sẽ mua một chiếc ví khác. Thế nhưng, đợi đến khi có đủ khả năng, nhất định em phải trả lại có số tiền đó. Còn bây giờ, chúng ta hãy giữ kín bí mật này nhé."

    Sau này, cô bé thì đỗ Đại học Y, tốt nghiệp ra trường trở thành một bác sĩ giỏi. Nữ bác sĩ không quên lời hứa với cô giáo ngày nào, thế nhưng cô giáo đã được điều trở về thành phố công tác, cô đã tìm đủ mọi cách tìm nhưng đều không có kết quả, cô chỉ có thể báo đáp cô giáo năm xưa của mình bằng cách cố gắng chữa bệnh cứu người.

    Một thời gian lâu sau, nữ bác sĩ tiếp nhận một bệnh nhân bị chấn thương rất nặng, người này bị tai nạn nằm trên đường được mọi người phát hiện và đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện đang bàn bạc xem có nên chữa trị cho bệnh nhân "không có gì trên người" này không, thì bỗng ví tiền của cô rơi xuống, chiếc ví giống hệt chiếc ví mà nữ bác sĩ đã trót lấy trộm ngày xưa.

    Mở ví ra xem, nữ bác sĩ bật khóc, tên chứng minh thư trong ví trùng với tên cô giáo cô năm nào! Nữ bác sĩ không chút do dự, bảo lãnh mọi chi phí cho ca phẫu thật, để bệnh nhân được điều trị sớm và tốt nhất, nhờ đó cô giáo năm nào đã được cứu mạng và sau này sức khỏe hồi phục rất nhanh.
     
    Huệ Lê Thị thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng bảy 2022
  8. Dũng VN

    Bài viết:
    10
    -Bài học rút ra ở chương 4

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ai cũng có lúc mắc sai lầm, khi người khác mắc sai lâm, chúng ta nên nhớ hãy giữ cho người ta chút thể diện, đừng để nhiều người biết chuyện, nếu không, sẽ làm người đó tổn thương. Như có lay giáo trong câu chuyện trên, khi biết cô bé đã l trộm ví tiền, có không hề tra hỏi hay vạch trần sự thật cho mọi người biết, mà hai cô trò thống nhất sẽ cùng nhau giữ kín bí mật này, điều này khiến cô bé vô cùng cảm kích, sau này đã phấn đấu trở thành một bác sĩ giỏi, tận tụy chữa bệnh cứu người nhằm báo đáp công ơn ngày xưa, về sau, cô đã báo đáp được người mà mình mong muốn báo đáp bấy lâu. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải biết giữ thể diện cho người khác, như vậy không chỉ là cho người ta một cơ hội sửa sai, bản thân bạn cũng sẽ nhận được nhiều niềm vui bất ngờ đấy.
     
    Huệ Lê Thị thích bài này.
  9. Dũng VN

    Bài viết:
    10
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...