Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Admin, 10 Tháng mười hai 2015.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Trẻ em tăng cân chậm có thể do một số nguyên nhân sau:

    Bé bị rối loạn tiêu hóa


    Nguyên nhân: Sữa ngoài không phù hợp, thức ăn của mẹ có vấn đề.

    Triệu trứng: Bụng sôi, phân có bọt, xì hơi nhiều.

    Đối với trẻ sơ sinh, dinh dưỡng quan trọng trong thời kỳ này là sữa mẹ. Trẻ cần được bú mẹ theo nhu cầu hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không cần ăn uống thêm thứ gì khác. Thông thường, người mẹ nào cũng có đủ sữa cho con. Trước mắt, mẹ thử không cho bé uống thêm sữa công thức, mà bú mẹ hoàn toàn. Cho bé bú theo nhu cầu, đủ thời gian, mỗi lần kiệt từng bầu sữa. Để đảm bảo có đủ sữa cho con, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường uống nước, sữa.

    Không nên có suy nghĩ không đủ sữa cho con, bé càng bú mẹ sẽ càng nhiều sữa, cho bé bú cạn sữa 1 bên vú rồi mới chuyển sang bên kia, như vậy bé mới nhận được lượng sữa cuối nhiều dinh dưỡng. Nếu để sữa còn lại lần sau sữa sẽ tiết ra ít hơn và lần mang bầu thứ 2 bạn cũng sẽ ít sữa hơn.

    [​IMG]

    Bé bị thiếu chất


    Thiếu canxi, vitamin D, sắt

    Giai đoạn 1-4 tháng là thời điểm bé bị thiếu máu sinh lý do hồng cầu cũ trong máu bị vỡ nhiều để thay hồng cầu mới. Nhu cầu sắt trong giai đoạn này cao mà mẹ lại không uống bổ sung chất sắt được. Bạn cần ăn nhiều thịt bò, gan để tăng chất sắt trong sữa mẹ và đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để bác sĩ xem bé có bị thiếu máu, thiếu vitamin D hay không và kê toa thuốc phù hợp.

    [​IMG]

    Bé bị nhiễm trùng


    Nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao.. sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong cơ thể trẻ giảm đi nhanh chóng, mất đi cảm giác thèm ăn, ngon miệng. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng thường do nước ối hoặc nhiễm khuẩn từ mẹ và đều có diễn biến nặng lên nhanh chóng, khó lường cũng như có nguy cơ tử vong khá cao.

    Trong thời gian mang thai, túi ối rất quan trọng với thai nhi vì nó không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn bảo vệ thai nhi tránh khỏi các nguy cơ nhiễm bệnh từ bên ngoài. Nếu mẹ bầu bị vỡ ối, vi khuẩn sẽ từ đường sinh dục xâm nhập vào dịch ối, gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn thai nhi. Trong trường hợp mẹ bầu để khó thì dịch ối cũng có thể lẫn với phân su, thai nhi hít phải dịch ối này thì sẽ bị nhiễm khuẩn.

    Bên cạnh đó, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh còn do lây truyền qua những môi trường nhiễm bẩn, gián tiếp qua kim, catheter, thông dạ dày, không rửa tay khi tiếp xúc với bệnh nhân. Không chỉ vậy, còn có thể lây truyền khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân.

    [​IMG]

    Bé bị bệnh mãn tính


    Một đứa trẻ có vấn đề như sinh non, sứt môi hoặc viêm vòm miệng, bé khó có thể ăn và hấp thụ dinh dưỡng như một bé hoàn toàn khỏe mạnh khác.

    Trong trường hợp này bé ăn ít sẽ càng yếu đi và ảnh hưởng tới sự phát triển của tim mạch, nội tiết tố và dễ bị rối loạn hô hấp.

    Ngoài cân nặng, dấu hiệu để nhận biết con không chịu lớn như sau:

    Con thờ ơ với môi trường xung quanh, gọi không chú ý.

    Con tránh nhìn trực diện vào người khác.

    Bé luôn cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc.

    Bé không đạt được các mốc phát triển như những trẻ bình thường khác về ngồi, bò, và nói chuyện.

    [​IMG]

    Những nguyên nhân khách quan khác - với trẻ trên 6 tháng tuổi

    Tắm ngay sau khi ăn


    Mẹ có tắm cho em bé ngay sau khi ăn? Nếu có, bây giờ là lúc để thay đổi thói quen đó. Khi đứa trẻ được cho ăn, dạ dày cần có thời gian để tiêu hóa giống như cơ thể của một người trưởng thành.

    Nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn, nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến sự trao đổi chất chậm hơn ở trẻ sơ sinh. Thậm chí, một số em bé còn có thể bị táo bón, nôn, khó tiêu, khí gas vì tắm ngay sau khi ăn.

    Việc này đã dẫn đến trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân. Tắm cho em bé trước và sau đó mới cho ăn sẽ giúp các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hay tiêu hóa tốt hơn.

    Khoảng cách giữa hai cữ ăn quá dài


    Đây là một trong những lý do chính cho việc giảm cân ở trẻ sơ sinh. Sự thật là: Khoảng cách giữa các bữa ăn càng dài thì bụng trẻ càng sản sinh ra nhiều khí gas, dẫn đến đầy hơi. Điều này khiến trẻ không muốn ăn, kết quả dinh dưỡng hấp thu ít và cuối cùng là sụt cân.

    Khoảng cách quá dài giữa hai cữ ăn cũng có thể dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón ở trẻ sơ sinh.

    Một em bé cần được cho ăn trong vòng 30 phú sau khi thức dậy và khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn cho trẻ sơ sinh là từ 3-4 giờ.

    Uống nước lọc trước bữa ăn


    Điều này đúng trong trường hợp em bé đã hơn 6 tháng. Nếu trước khi ăn dặm, mẹ cho bé uống sữa thì sẽ dẫn đến việc thức ăn bị kém hấp thụ. Nước cũng tương tự như vậy, nếu bé được cho uống nước trước bữa ăn chính, bụng sẽ đầy lên và do đó giảm lượng thức ăn đưa vào.

    Trong nhiều trường hợp, trẻ thậm chí còn bị nôn trớ nếu nhồi nhét thức ăn.

    Nước chỉ nên cho trẻ sơ sinh uống vào cuối bữa ăn, cũng có thể cho con uống giữa các bữa ăn. Nhưng uống nước vào đầu các bữa ăn chính thì là nghiêm cấm.

    Nhiễm giun sán


    Giun trong ruột của bé ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu thấy con có khả năng bị nhiễm giun, mẹ nên đưa bé đi khám để có toa thuốc điều trị thích hợp. Diệt hết giun sẽ giúp bé tăng cân trở lại.

    Yếu tố di truyền


    Thấp bé nhẹ cân cũng có thể là do di truyền. Mẹ nên cem có ai từ phía gia đình hai bên nội ngoại như bố, mẹ hay ông bà có vóc dáng gầy nhỏ thì trẻ cũng có thể sẽ như vậy.

    Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất xơ


    Mẹ nên tránh dùng quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ như mì ống nguyên hạt, gạo nâu, rau củ, khoai lang.. vv khi chế biến thức ăn cho con. Các sợi chất xơ trong các thực phẩm này có thể lấp đầy bụng của trẻ trong một thời gian dài nhưng sau đó lại bị thải loại và khiến lượng thức ăn thực sự trẻ ăn được sẽ giảm.

    Sụt cân sau cai sữa


    Một số trẻ có thể sẽ bị giảm cân sau khi cai sữa. Do vậy mẹ cần bổ sung thâm nhiều thực phẩm cân bằng lại như sữa nguyên kem, nước, hoa quả, rau và ngũ cốc.

    Những thực phẩm giúp tăng cân nhanh cho bé - áp dụng cho trẻ trên 8 tháng tuổi

    Khoai lang


    Khoai lang là giàu đường và beta carotene. Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang nghiền, khoai trộn sữa, pho mát hoặc làm thành bánh nướng cùng quả táo ngọt và thịt gà.

    Trứng


    Trứng là có rất nhiều protein. Trẻ sơ sinh trên 8 tháng có thể bắt đầu ăn lòng đỏ trứng và trên 1 tuổi có thể ăn nguyên quả.

    Thêm một muỗng cà phê bơ vào thức ăn của bé như giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng vượt bậc. Tuy nhiên mẹ không được quá lạm dụng bơ bởi có tới 97% thành phần của bơ là chất béo và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ.

    Ngũ cốc


    Hầu hết các loại hạt ngũ cốc đều rất giàu Vitamin E, protein và chất béo. Mẹ có thể thêm một ít hạt ngũ cốc trộn cùng cháo nếu trẻ đã trên 8 tháng. Tuy nhiên phải chắc chắn hạt đã được ninh nhừ nghiền nhuyễn để tránh hóc nghẹn.

    Khoai tây


    Khoai tây có thể giúp trẻ tăng cân. Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời. Khoai tây rất dễ chế biến, cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt hoặc khoai tây nghiền trộn phô mai đều là những món ăn "siêu tăng cân."

    Lợi ích của việc bú đầy đủ sữa mẹ

    Theo thông tin của Bộ Y tế, hiện Việt Nam có hơn 2, 5 triệu trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở thể thấp còi do không được bú sữa mẹ.

    Nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy trong sữa mẹ có những acid béo không no đa nối đôi giúp cho não, hệ thần kinh và thị lực của trẻ phát triển tốt hơn.

    Những trẻ bú mẹ sẽ có sự phát triển của trí tuệ, các giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác.. và ngôn ngữ tốt nhất.

    Tỉ lệ trẻ bị chàm da, suyễn, đái tháo đường typ 1, dị ứng thực phẩm.. thậm chí béo phì thấp hơn hẳn ở nhóm trẻ không được cho bú mẹ.

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bú sữa mẹ, nếu bất đắc dĩ phải sử dụng sữa ngoài thì dùng sữa công thức 1.

    Đặc điểm của các loại sữa này là có thành phần các chất dinh dưỡng gần với sữa mẹ, các chất dinh dưỡng có tỷ lệ cân đối hợp lý, phù hợp với sự hấp thu và chuyển hóa ở bé, ít gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng sữa bò tươi, sữa đặc có đường, sữa bột nguyên kem hoặc các loại sữa bột công thức dành cho bé trên 6 tháng.

    Khi mua sữa thì phải xem hạn dùng và pha sữa đúng theo tỷ lệ hướng dẫn ghi trên vỏ hộp, chỉ nên dùng nước để pha (nước đun sôi để nguội bớt) không được dùng nước sôi hoặc đun sôi sữa vì sẽ làm mất hoặc hao hụt các vitamin và khoáng chất có trong sữa.

    Nếu muốn đổi sữa (vì bé bú ít, không lên cân hay táo bón nhiều, nôn sữa nhiều, đi tiêu phân không tốt) thì thử đổi sang nhãn hiệu sữa khác nhưng vẫn phải thuộc nhóm công thức 1, vì chức năng thận còn non yếu của trẻ chỉ phù hợp với lượng chất đạm trong sữa công thức 1.

    Không nên đổi sữa quá nhiều loại sữa dễ làm rối loạn tiêu hóa, nên nhớ sữa ngoài không bao giờ tốt bằng sữa mẹ và còn có thể bị nhiễm khuẩn.

    Trẻ bắt đầu tròn 6 tháng thì phải đổi sang sữa công thức 2 của cùng nhãn hàng của loại sữa đã sử dụng trước đó.
     
    HealingTranAquafina thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng bảy 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...