Những loại thực phẩm quen thuộc có lợi cho sức khỏe của gia đình bạn

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi thoailinhvov, 22 Tháng mười một 2018.

  1. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    [​IMG]

    Dưới đây là một số kiến thức mình đọc được trong sách "Điều cần thiết trong cuộc sống" về ích lợi của một số loại rau quả quen thuộc với người Việt Nam chúng ta, bây giờ mình chia sẻ với các bạn, mong rằng sẽ có ích.

    Nguồn: Sách "Món ăn bài thuốc hay" - Hoa Hồng (sưu tầm & giới thiệu)
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2018
  2. Đăng ký Binance
  3. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    1. Astiso

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Về phương diện thực phẩm, astiso vừa là vật liệu xây dựng, nhờ chứa những chất đạm, vừa là yếu tố sinh năng, nhờ giàu hydrat carbon. Chúng ta cần nhấn mạnh: Phần lớn những hydrat carbon này là chất insulin và những dẫn xuất của nó. Nghĩa là những hydrat carbon của đường quả không làm tăng bệnh đái đường có thể đồng hóa dễ dàng.

    Astiso bồi bổ tế bào gan. Kích thích hoạt động của gan. Tăng cường chức năng chống độc của gan nhờ tác dụng hữu ích đối với gan và thận, astiso góp phần thanh lọc máu và làm tim mạch.

    Astiso đặc biệt có hiệu lực trong những trường hợp suy yếu gan và thận, bị sung huyết gan, bị các bệnh gan mật và gan thận, bệnh sụn, bệnh thừa chất đạm, nhiễu loạn máu, ngộ độc.

    Nhờ chứa caroten và vitamin; astiso bảo vệ mắt, giữ gìn da tươi nhuận, điều hòa huyết áp, giúp cho giấc ngủ được bình thường, giữ quân bình dinh dưỡng (đặc biệt là đối gluxit), tạo quân bình cho hệ thần kinh, và tác dụng đối với tuyến nội tiết.

    Nhờ sự hiện diện của caroten - Phối hợp với yếu tố tác dụng đến những chức năng của gan - astiso còn là một vị thuốc để chữa trị những bệnh nhiễm trùng ở ruột (đi tiêu chảy).

    Vitamin A chỉ có nơi động vật. Caroten còn gọi tiền vitamin A, có nơi thực vật - một khi được đưa vào cơ thể, sẽ bị thủy phân bởi men carotenaza và chuyển hóa thành vitamin A (với điều kiện gan không bị bệnh). Theo nhiều nghiên cứu: Sau khi trừ hao hụt (qua nước tiểu và phân) chỉ khoảng 1/6 caroten nói trên được chuyển thành vitamin A thôi. Caroten có tỷ lệ cao trong gấc (100mg/100gr), cà rốt (10mg/100g), rau dền.. Trong các loại rau quả khác tỷ lệ thường rất thấp (khoảng 1mg/100g).

    Dùng lâu ngày astiso làm hạ tỷ lệ ure và cholesterin trong máu. Nghĩa là phòng ngừa hay giảm nhẹ xơ vữa động mạch.

    Lưu ý: Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú, không nên dùng astiso vì nó làm giảm sự tiết sữa.

    Nên ăn astiso sống hay hấp chín, vì như thế, astiso giữ được đặc tính quý báu của nó. Trong trường hợp luộc astiso, nên đổ ít nước và nên dùng cả nước luộc. Vì trong nước này, đã hòa tan nhiều muối khoáng và những chất quý khác.

    Nếu thấy cần, có thể thêm vào một ít mật ong hay đường mía (nguyên chất) cho dễ uống, không nên dùng đường trắng, loại đường đã bị chế biến (hóa học và công nghiệp) này luôn độc hại.

    Mỗi ngày, cho sắc khoảng 10 đến 20g lá khô, cho một lít nước. Đun sôi 10 phút, ủ nóng 10 phút. Sau đó chia uống dần. Mỗi lần độ 1 ly lớn, trước mỗi bữa ăn chính.

    Giản dị hơn, có thể bỏ lượng astiso trên vào trong bình thủy. Đổ nước thật sôi vào, ủ suốt đêm. Ngày hôm sau, uống dần như trên.

    Chúng ta cũng có thể dùng nước lá astiso, uống thường ngày, thay thế để bồi dưỡng và phòng bệnh.

    Phần hiệu lực nhất của astiso là các lá lớn răng cưa bao quanh thân cây.

    Ngoài lá, nhiều nơi người ta còn sử dụng cả thân, rễ và hoa astiso nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2018
  4. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    2. Bắp

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bắp là thức ăn chủ yếu của nhiều dân tộc ở Á, Bắc Phi và một số vùng châu Mỹ.

    Bắp chứa rất nhiều chất đạm, chất mỡ, chất đường và đặc biệt dồi dào hydrat carbon. Như thế, bắp là một thức ăn vừa bồi dưỡng, tái tạo, vừa đem lại cho cơ thể nhiều năng lượng.

    Đáng lưu ý, bắp chứa nhiều vitamin E (100mg/100g). Loại vitamin quý này được gọi là vitamin của sự sinh sản (tăng tinh trùng, phát triển phôi) có tác dụng chống oxy hóa, chống độc, chống hóa già, do đó có thể kéo dài tuổi thọ.

    Bắp có khả năng điều hòa tuyến giáp, nó làm cho những hiện tượng trao đổi chất, oxy hóa, diễn biến chậm lại.

    Người ta dùng bắp dưới nhiều hình thức. Dùng nguyên trái, để luộc hay nướng, dùng bắp hạt để hầm hay rang. Dùng bắp xay vỡ để ghế vào cơm. Dùng bắp hột để làm các loại bánh, nấu chè..

    Những vùng hay những người ăn bắp nhiều, thường mắc bệnh da sần sùi. Lý do: Vì bắp thiếu tryptophan và vitamin PP. (Thực ra, trong bắp vẫn có chứa vitamin PP, nhưng ở thể kết hợp, cơ thể không hấp thu được).

    Dùng vôi bung ngô (15g vôi với 2 lít nước), dưới tác dụng nước vôi (kiềm) vitamin PP ở thể kết hợp được giải phóng thành vitamin PP tự do, có thể ta mới sử dụng được.

    Để khắc phục nhược điểm trên, chúng ta nên ăn đậu (các loại) kèm với bắp. Vì đậu rất nhiều tryptophan và vitamin PP. Nước sắc hạt bắp là một thức ăn bồi dưỡng. Bỏ chừng 50g hạt bắp vào một lít nước. Đun sôi khoảng một giờ. Để nguội, và uống tùy nhu cầu.

    Râu bắp - có chứa nhiều muối kali, tinh dầu, vitamin C (chống bệnh hoại huyết, tăng sức đề kháng cơ thể, chống các bệnh nhiễm trùng, tham gia chuyển hóa thức ăn) rất nhiều vitamin K (chống bệnh xuất huyết) và có tỷ lệ muối kali rất cao, làm tăng bài tiết mật (lỏng hơn), làm giảm lượng bilirubin trong máu, có tác dụng lợi tiểu rất mạnh.

    Vì thế, nó rất có ích trong các trường hợp bị viêm thận, bị bệnh albumin, bệnh sỏi thận, viêm bàng quang (cấp hay mãn tính), bệnh gút (thống phong), các bệnh tim, tất cả những bệnh đờm mủ ở bàng quang.

    Mỗi ngày có thể uống từ 20 - 40g râu bắp. Bỏ lượng râu bắp này vào một lít nước, đun sôi 10 phút, dầm 30 phút. Uống dần trong ngày.

    Râu bắp có thể làm tăng lượng nước tiểu lên từ 3 đến 5 lần.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2018
  5. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    3. Kê



    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Người ta thường phân biệt ba loại: Kê thường, kê tròn và kê dài. Cả ba loại này đều có đặc tính gần như nhau.

    Kê là loại ngũ cốc giàu tiền vitamin A vào bậc nhất. Như thế, rất có tác dụng bảo vệ mắt, giữ gìn da và nét tươi trẻ. Trong kê còn có vitamin B1, cần cho quân bình dinh dưỡng và hệ thần kinh; B2 dinh dưỡng da và niêm mạc tiêu hóa, giúp đổi mới tế bào, giúp chống nhiễm trùng và làm tăng tốc độ tái tạo máu, giữ cơ thể chậm già; vitamin E, vitamin của sự sinh sản, chống oxy hóa, chống độc, chống hóa già (bệnh lý). Và các chất khoáng như vôi, phosphor, mangane, sắt, đồng.. (rất nhiều so với các thức ăn khác).

    Kê còn chứa lexitin rất cần cho hệ thần kinh. Chất cholin tự do trong kê ngăn ngừa được bệnh cứng động mạch và giúp bảo vệ gan. Chất axit glutamic giúp tăng cường trí nhớ.

    Nếu đem so sánh kê với lúa mì, người ta nhận thấy kê có rất ít chất amilace hơn, nhưng lại giàu chất béo và chất đạm hơn. Kê có nhiều tương đồng với bắp. Điều này không làm ngạc nhiên. Vì kê và bắp đều là những thức ăn căn bản cho các dân tộc ở xứ nóng.

    Kê có hiệu quả đặc biệt để ngăn sẩy thai, bồi dưỡng cho người mẹ trong thời kỳ thai nghén và giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng.

    Ở nước Đức, người ta còn dùng kê để chữa các bệnh đau ngực, bệnh tả, bệnh sốt.

    Có thể dùng kê như tất cả các ngũ cốc khác. Hạt kê ở xứ ta, thường dùng để nấu chè. Người ta có thể hấp chín hạt kê để ăn riêng hay ăn trộn với các loại rau hạt chín khác (nếp, đậu).

    Cũng có thể ăn kê sống, sau khi đã ngâm nước khá lâu cho hạt đủ độ mềm.

    Bột kê dùng để làm các loại bánh tráng, bánh ngô.
     
  6. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    4. Cà chua.

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cà chua chứa nhiều caroten (vitamin A 19mg/100g), vitamin B1 (0.6mg/100g), vitamin B2 (0.04mg/100g), vitamin PP (0.5mg/100g), vitamin C (38mg/100g), K. P và axit folic; các muối canxi (11.4mg/100g), P (24.7mg/100g), Fe (1.3mg/100g), silicium..

    Nhờ chứa nhiều vitamin A mà cà chua có tác dụng bảo vệ mắt và da, tái tạo tế bào (giữ gìn nét tươi trẻ), giữ bình quân hormon tính dục, điều hòa huyết áp. Nhờ vitamin B và C, cà chua quân bình được những chất dinh dưỡng và hoạt động điều hòa của hệ thần kinh, chống bệnh hoại huyết, giúp chuyển hóa các thức ăn, tăng sức đề kháng, miễn dịch trong cơ thể, chống những bệnh nhiễm trùng.

    Vitamin K chống xuất huyết, và axit folic, góp phần tạo nên huyết cầu.

    Trong cà chua có nhiều muối khoáng mang tính kiềm (citrat, tartrat, nitrat), chất sắt (cần cho máu), chất phosphor (cần cho hệ thần kinh).

    Trái với ý niệm khá phổ biến, trong cà chua chỉ có dấu vết rất hạn chế của chất oxalat (oxalate), khoảng từ 3-30mlg trên 10000.

    Người ta thường e ngại vị chua (axit) của cà chua sẽ axit hóa những dịch chất. Nhưng cà chua chỉ là axit bên ngoài, và có tác dụng kiểm hóa những dịch chất (máu.), như vậy, nó giúp cơ thể chống lại những bệnh nhiễm trùng.

    Trước khi chín, cà chua phải trải qua một giai đoạn xanh - giai đoạn diệp lục tố - tức đã thu được năng lượng mặt trời, năng lượng này được giải tỏa và hấp thụ ngay, khi quả cà chua chạm vào những gai thịt vị giác nằm trên lưỡi.

    Rancoule nhấn mạnh về sự dùng trái cà chua trọn vẹn: Cơm, vỏ, hạt.


    1. Những vỏ vụn sẽ làm cho nhu động ruột trở nên dễ dàng, lau chùi ống tiêu hóa, quét sạch những chất bẩn nằm dồn trong những đường xếp, chia nhỏ phân bã, giúp đẩy phân bã tích tụ ở manh tràng ra ngoài. Như thế, có tác dụng chống bệnh táo bón.
    2. Những hạt với những chất nhầy dồi dào bao quanh, làm cho thành ruột trở nên trơn láng, do đó tạo thêm điều kiện tốt để phân bã có thể di chuyển nhanh chóng hơn.
    3. Nước cà chua (máu thực vật) chiếm 90/100 thể tích quả cà chua - có khả năng giữ cho máu ở trạng thái loãng hoàn toàn, làm tan những kết thạch ure, kiểm hóa máu có chứa nhiều axit - như trong trường hợp những người đau khớp - tẩy độc chất ure bình thường, giảm những mỏi mệt sinh ra do lao nhọc quá sức.

    Những người bị đau khớp, bị gút (thống phong), bị phong thấp, ngộ độc sung huyết, bị ure niệu, ngay cả những người bị viêm thận, bị sỏi ở túi mật hay đường tiểu, bị bón, bị viêm ruột hoặc máu quá cô đọng đều có thể chữa trị bằng cà chua.

    Nhờ đặc tính tẩy độc, lọc máu và tái lập các mô, cà chua còn hiệu lực trong việc điều trị bệnh sưng động mạch, cứng động mạch và những bệnh sinh ra do suy nhược.

    Những mệt mỏi này chỉ là một hình thái nhất thời của ure bị nhiễm độc quá cao.

    Nước cà chua - chống axit và chống hôi thối rất quý trong nhiều trường hợp bị nhiễm trùng.

    Cà chua nên dùng sống, chỉ ăn riêng nó hay ăn chung với xà lách, với các loại rau sống khác, với các loại khoai tây, khoai lang, khoai môn nấu chín. Thêm vào các loại bột nhồi, cà chua trung hòa sự lên men thối của tinh bột, làm cho sự tiêu hóa tinh bột được dễ dàng.

    Không nên nấu cà chua với dầu (bơ hay mỡ) mà chỉ nấu cà chua với nước của chính nó, trên lửa dịu dịu là được.

    Muốn thấy rõ những tác dụng bổ ích của cà chua, phải dùng nó trong thời gian khá dài, trung bình khoảng ba tuần. Trong 3 tuần này, người ta ăn toàn cà chua vào bữa sáng. Trưa và tối, người ta bắt đầu bằng 2 hay 3 quả cà chua, trước khi vào bữa, rồi cứ cách 3-4 ngày, người ta lại dành một ngày chỉ ăn toàn cà chua, không ăn thêm gì khác.

    Những người không ăn được cà chua nhiều, có thể dùng nước cà chua để thay thế. Hằng ngày, dùng một ly nước này trước mỗi bữa ăn.

    Chỉ uống toàn nước cà chua trong vài ba ngày liền, có thể giúp cơ thể trị độc rất tốt.

    Một cách khác, cũng rất có ích, dùng một ngày trong tuần, chỉ toàn nước cà chua, không ăn thêm gì khác.

    Công dụng bên ngoài:


    Nước cà chua dùng để giữ gìn da mặt tươi trẻ, bởi vì nó tác dụng làm biểu bì sinh hoạt tốt, và gột tẩy những chấm đen cũng như những vết bẩn bất thường trên da.

    Lá cà chua làm muỗi tránh xa. Chỉ cần treo vài ba nhánh là ở nơi nào đó, có thể xua đuổi muỗi. Trong trường hợp bị sâu bọ đốt, có thể dùng lá cà chua vò nát, rồi chà vào nơi bị đốt.
     
  7. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    5. Cải soong (Cresson)

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cải soong nổi danh từ thời rất xưa. Ngày nay, những khám phá mới của khoa học không hề suy giảm danh tiếng đó.

    Giáo sư Leon Binet đã cho biết, bằng thí nghiệm: Tiêm dịch trích từ cải soong cho những con chuột nhắt và chuột lớn lên đã kềm hãm được sự tiến triển của ung thư (thí nghiệm). Nhà bác học này còn cho biết: 1g cải soong một ngày cũng đủ để bảo vệ bệnh hoại huyết nơi một con vật, trước đó đã nuôi bằng một chế độ ăn "gây bệnh hoại huyết".

    Cải soong là một loại rau đặc biệt giàu vitamin C. Ngoài ra, nó còn chứa caroten và các vitamin B1, B2, E, PP. Toàn là những vitamin rất cần và có nhiều tác dụng rất quý để bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng, chống lại sự hóa già bệnh lý và giữ gìn nét tươi trẻ.

    Về tính chất hóa học, giá trị cải soong, chúng ta trồng tương đối gần giống như cải soong mọc hoang. Nhưng phải nói, loại mọc hoang được xem như quý hơn, vì được phát triển một cách hoàn toàn tự nhiên. Khi dùng cải soong vườn, chúng ta phải rửa thật kỹ, để tẩy sạch những chất bẩn của các loại phân bón còn bị dính trên cành lá.

    Cải soong còn có một giá trị đặc biệt nữa, nhờ những chất dầu chứa lưu huỳnh (souf), có thể tác động rất hữu ích đối với những dịch nhầy hô hấp. Những người bị các bệnh đàm ở phổi, viêm khí quản (nhất là khi có nhiều đàm nhầy hôi), ho dài ngày, có thể dùng từ 60-150g dịch ép cải soong trong súp lạnh hoặc hơi âm ấm, đều rất tốt. Dịch ép này có thể ép từ lá cải soong và vò dập, qua một máy ép - còn được dùng như một loại thuốc trừ giun sán.

    Ngoài souf đã nói ở trên, cải soong còn giàu các chất hiếm và quý khác như sắt, calcium, phosphor, arsenic, mangane, đồng, kẽm, iot.

    Tỉ lệ iot ở cải soong khá cao: 45mg/100g. Chúng ta biết iot cần cho tuyến giáp, giúp phòng chống bướu cổ, tăng khả năng tự vệ của cơ thể, tăng sự trao đổi chất ở tế bào, chống bệnh còi, bệnh phệ, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người lớn tuổi.

    Những muối khoáng này làm cho cải soong có khả năng tái tạo chất khoáng và chống bệnh thiếu máu. Nghĩa là rất có ích đối với người suy yếu, thiếu máu, ăn mất ngon, thường uể oải, mỏi mệt.

    Cải soong thật sự được xem như một món khai vị, giúp ăn ngon, bồi dưỡng, tẩy độc và lợi tiểu. Nó có khả năng chùi rửa dạ dày và thông gan, góp phần làm khỏi bệnh ứ máu.

    Người ta dùng cải soong để chữa trị bệnh thũng nước, phù thủng, bệnh sạn, những bệnh tiểu đường, chốc lở, những bệnh ngoài da, bệnh đái đường, cả đến bệnh ghẻ, bệnh đau tai, bệnh bí tiểu.

    Trong tất cả các trường hợp này người ta dùng cải soong để ăn sống như một món salad, và có thể dùng thêm dịch ép nước cải soong sống. Trong trường hợp bị bệnh bí tiểu, người ta có thể hòa dịch ép cải soong một lượng dầu oliu tương đương.

    Cải soong dùng bên ngoài:

    Muốn cho tóc dễ mọc lại, người ta có thể dùng dịch cải soong để thấm lên đầu.

    Muốn cho một chỗ chốc lở, một chỗ loét dài ngày mau lành, người ta có thể giã dập lá cải soong tươi và áp lên chỗ bị bệnh.

    Người ta còn cho biết (theo kinh nghiệm) nhai lá cải soong sống thường xuyên sẽ giúp làm cứng, mạnh nướu răng.

     
  8. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    6. Rau diếp (Laitue)

    [​IMG]



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong rau diếp người ta tìm thấy tiền vitamin A (duy trì sự nhạy cảm của mắt, chống bệnh khô mắt, tham gia dinh dưỡng biểu mô và thượng bì).

    Vitamin nhóm B (quân bình dinh dưỡng hệ thần kinh). Vitamin C (chống hoại huyết, tăng miễn dịch cho cơ thể). Vitamin D (điều hòa việc hóa xương). Vitamin E (giúp sinh sản tế bào.. chống độc, chống hóa già).

    Rau diếp được cấu tạo phần lớn nhờ chất xenlulo. Ngày nay người ta biết chất này được đồng hóa một phần ở ruột. Phần còn lại giúp đẩy phân ra ngoài được bình thường, làm tăng sinh lực cho ruột, chống lại táo bón. Và như thế, tức đồng thời chống lại sự đau đớn, và lên men gây nên ứ đọng những chất cặn bã. Chúng ta hiểu, ngày xưa đã có lý khi gọi rau diếp là "cỏ của thánh hiền" hay "cỏ của triết gia".

    Trong rau diếp, người ta tìm thấy những muối vôi, axit phosphoric, potasssium, clor, carbonat (lưu huỳnh, vôi), những phosphat, những sulfat, những clorur, những sterol, chất caroten, chất cobal, arnenic, iot, đồng, mangane, kẽm, sắt, mangnesium.

    Người ta còn tìm thấy chất Lactucarium, một chất - mà hiệu quả rất gần với hiệu quả của thuốc phiện nhưng không có tác hại như thuốc phiện (tính độc hại, làm tê liệt những trung tâm thần kinh, bệnh bón.) - có khả năng làm dịu đau. Do đó, người ta dùng rộng rãi rau diếp trong những trường hợp mất ngủ, bị co giật tạng phủ hay cơ quan sinh dục, không làm chủ được những đường tiểu, đau nhức thần kinh hay tính dục. Những đặc tính làm êm dịu và lợi tiểu của rau diếp cho phép người ta dùng nó vừa trong bệnh tiêu, vừa trong bệnh hay đi tiểu.

    Rau diếp thường dùng ăn sống với các loại rau thơm, dầu oliu, dịch trái chanh và một ít muối. Có thể xào rau diếp với hành tây hay dùng nó cho chén súp cũng được.

    Trong trường hợp bị bệnh, nên ăn rau diếp sống tốt hơn, vì hiệu quả hơn.

    Tuy nhiên, như bất cứ một cây cỏ nào dùng để chữa trị, người ta có thể nấu rau diếp trong nước sôi. Bỏ khoảng 60g rau diếp vào một lít nước, đun sôi lửa dịu, khoảng một giờ, rồi dùng nước sắc đó, uống theo nhu cầu.

    Đó là một thứ nhuận trường nhẹ nhàng, một thứ thuốc thông gan rất quý trong bệnh sưng gan hay bệnh vàng da.

    Nước rau diếp chín này cũng là một loại nước rất tốt dùng để rửa mặt trong trường hợp bị mụn trứng cá.

    Người ta có thể nấu chín lá rau diếp với một ít dầu để làm một loại thuốc dán, đắp lên ung nhọt, những nơi bị áp xe, bị bỏng. Đắp trên mắt để giúp trị bệnh đau mắt, trường hợp nặng, có thể dùng nước sắt hạt rau diếp để rửa mắt. Người ta đổ một muỗng cà phê hạt vào tách, rồi đun sôi vài phút. Những hạt này, với lượng đó, có thể cho một thứ nước làm dịu đau và chống mủ, dùng trong bệnh sưng màng phổi và bệnh suyễn.

    Như thế, người ta thấy bộ phận nào cũng dùng được, cả lá và hạt giống. Vị của nó có thể hơi gắt một chút đối với một số người. Nhưng những đặc tính của nó thật là rộng lớn. Và điều này, đã đền bù một cách rất xứng đáng.
     
  9. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    7. Cần tây (Celerien Branchs)

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cần tây là một thức ăn lành mạnh dạ dày, làm sạch thận, phổi và gan, bồi dưỡng đối với thần kinh, một chất kích thích đối với tuyến nội tiết (nhất là những nang trên thận).

    Nhờ chứa nhiều muối (soud, vôi, bồ tạt), cần tây đem chất khoáng lại cho cơ thể. Nhờ chứa nito, cần tây giúp cơ thể làm sạch máu. Cần tây còn đem lại cho cơ thể những chất thơm quý báu, chất caroten và các vitamin B, C góp phần vào sự đồng hóa cho những thức ăn đi kèm theo nó.

    Người ta đều biết hiệu lực này của cần tây để chống lại bệnh phong thấp. Người ta cũng dùng cần tây để dùng chữa bệnh thống phong (gút), bệnh viêm thận, bệnh vàng da.

    Người ta ăn cần tây sống như salad hay cho thêm nó vào các món súp, các món ăn khác để có thêm hương vị.

    Nước ép cần tây dùng trị bệnh:

    Mỗi ngày có thể dùng nửa cốc nước này và liên tục trong thời gian từ hai đến ba tuần. Nước ép này áp lên những chỗ lở, chỗ loét, có tác dụng làm kéo da non nhanh chóng và đặc biệt có ích trong trường hợp lở miệng hay lở cuống họng.

    Nước sắc cần tây rất quý đối với những bệnh phong thấp, còn được dùng để chữa trị những bệnh đau cuống họng hay tắt tiếng.

    Lá cần tây phơi khô, có thể để dành làm gia vị trong những lúc không có cần tây tươi.
     
    Nguyễn Nguyễn thích bài này.
  10. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    8. Chuối

    [​IMG]



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chuối chứa nhiều chất phosphor, magnesium, potassium, sắt và những hydrat cacbon (tinh bột và đường). Trong chuối có vitamin A và các vitamin B, C. Những vitamin này rất quan trọng, đặc biệt cần trong dinh dưỡng, trong phát triển, trong quân bình hệ thần kinh, trong tăng trưởng của xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

    Thông thường người ta dùng chuối tươi nguyên quả, bóc vỏ và ăn liền. Nhưng nếu chuối được xắt thành từng lát, hoặc chà nát cả trái, khoảng một giờ trước khi dùng thì vị ngọt sẽ được tăng lên. Chuối này có thể ăn riêng như một món khai vị hay tráng miệng, hoặc được bỏ vào những đĩa rau sống, trái cây.

    Chuối khô, sản xuất ngay tại chỗ, là thức ăn rất bổ dưỡng. Chỉ nên ăn có mức độ. Loại chuối khô này giữ được tất cả các ưu điểm của chuối tươi chín cây.

    Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp (tán bột ăn hàng ngày) sẽ kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày, bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, không những nó làm cho màng nhầy dày lên đúng lúc để tránh được bệnh loét dễ dàng, mà còn làm cho lớp màng nhầy dày lên đến mức có thể hàn gắn nhanh chóng bất kỳ chỗ loét nào hiện có. Theo giáo sư Khavian (Ấn Độ) những bệnh nhân bị loét dạ dày được điều trị bằng chuối xanh đã có kết quả rõ rệt. Như thế, một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn tránh được bệnh loét dạ dày. Nên lưu ý, những loại chuối phơi khô ở nhiệt độ cao không thực sự kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy.

    Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, chuối có vị ngọt, bổ tì, vị, nhuận tràng và lợi tiểu. Chuối xanh có tác dụng cầm tiêu chảy, chuối chín là một thức ăn rất tốt cho những người tiêu hóa kém, bị bệnh thổ huyết hoặc đái đường, cao huyết áp, hoặc bị phù do suy tim, viêm thận. Chuối ở xứ ta có nhiều loại, nhưng được ưa chuộng nhất là chuối tiêu, chuối cau quảng (thanh tiêu), chuối mật mốc, chuối bà hương, chuối bom.
     
  11. thoailinhvov

    Bài viết:
    18
    9. Đào (Peche)

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nhờ chất dinh dưỡng và những hydro cacbon, đào giúp tái lập những dự trữ năng lượng. Tiền vitamin A và vitamin B hợp sức vào công việc đó, bằng cách giúp ích cho việc đồng hóa và dinh dưỡng. Nên lưu ý, vitamin C có nhiều ở sát miền của vỏ trái đào.

    Trái đào có chứa nhiều muối khoáng rất cần thiết và rất có ích: Potassium, phosphor, sodium, calcium, magnesium, souf, clor và fer (sắt), cả mangane, kẽm và bor nữa.

    Đào có tính lợi tiểu và nhuận trường nhẹ, giúp vào việc bài tiết những chất bẩn. Có ích trong trường hợp bị bệnh có máu trong nước tiểu và bệnh sạn. Nó giữ tính chất kiềm cho máu, và kích thích nhẹ các tuyến. Ngoài ra, đào còn giúp vào sự tiêu hóa và rất có ích đối với những người mắc bệnh kém tiêu.

    Hoa đào rụng có thể dùng để pha trà hay chế biến nước siro, có tác dụng nhuận trường và an thần đối với trẻ em. Để pha trà, người ta có thể dùng một nhúm nhỏ đến một muỗng canh cánh hoa, tùy lứa tuổi. Bỏ hoa vào nước sôi, và dầm như thế trong 5 phút. Sau đó pha vào một ít mật. Để chế siro, người ta dầm độ 100g hoa tươi hay 40g hoa khô trong một lít nước, ít nhất là 12 giờ. Sau đó đun sôi trong lửa dịu, lọc và ép kỹ. Thêm vào một lượng đường mía tương đương rồi đặt lên lửa đun lại. Để sôi nhè nhẹ mãi đến lúc siro hơi sắc lại, dùng tùy theo lứa tuổi, buổi sáng bụng đói hay chiều trước khi đi ngủ. Lường theo muỗng cà phê, muỗng tráng miệng hay muỗng canh.

    Tính chất làm êm dịu của hoa đào rất rõ trong bệnh ho gà. Mỗi ngày chỉ dùng 3 hoặc 4 lần nước trà hoa đào chế theo cách nói trên.

    Lá đào tươi cũng có tính nhuận trường. Bỏ một nắm lá vào một lít nước, đun sôi độ 5 phút. Sáng và chiều, uống một cốc.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...