Những Dòng Sông Bẩn Nhất Và Nguy Hiểm Nhất Trên Thế Giới - Bảng Xếp Hạng 10 con sông ô nhiễm nhất thế giới Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới đang diễn ra vô vùng nghiêm trọng. Nếu như cách đây vài chục năm, những con sông vẫn là nơi linh thiêng, kết tụ tinh hoa văn hóa, thì nay hình ảnh đó đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó là một loạt các con sông bị ô nhiễm nặng nề, thậm chí không thể cải tạo được nữa. 1. Sông Hoàng Hà - Trung Quốc Nước sông Hoàng Hà bỗng dưng chuyển sang màu đỏ vì chất gây ô nhiễm đổ ra như một nhà máy dệt địa phương. 2. Sông Cuyahoga, Ohio - Mỹ Sông Cuyahoga nổi tiếng với biệt danh "dòng sông bị cháy". Sông Cuyahoga bị cháy lần đầu tiên vào năm 1936 khi tia lửa của đèn hàn đốt cháy mảnh vụn và dầu mỡ nổi trên mặt sông. Vụ cháy và lời miêu tả dòng sông "rỉ thay vì chảy" hay người ta "không chìm chết" mà "thối rữa" ở sông này của tạp chí Time đã dẫn đến phong trào bảo vệ môi trường vào cuối thập niên 1960. 3. Sông Buriganga - Dhaka, Bangladesh Gần 4 triệu người tại Dhaka, thủ đô của Bangladesh, phải hứng chịu hậu quả của dòng nước ô nhiễm mỗi ngày. Chất thải từ các nhà máy hóa chất, xác động vật, túi ni lông.. khiến con sông ngày càng ô nhiễm trầm trọng. 4. Sông Hằng - Ấn Độ Con sông linh thiêng của người Ấn Độ đang hấp hối vì ô nhiễm từ quá trình công nghiệp hóa nhanh của nước này. Theo ước tính, có hơn 400 triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây. 5. Sông Mississipi - Mỹ Dài 3.782km từ Hồ Itasca, chảy từ Minnesota đến đồng bằng Louisiana. Đồng thời còn là nơi thông thủy đến hơn 40% cho nước Mỹ. Nhận thức được tầm quan trọng của con sông này, người Mỹ đã tiến hành xây hàng nghìn con đập và đê dọc theo chiều dài của dòng sông trong suốt thế kỷ trước để hỗ trợ giao thông thủy và kiếm soát lũ lụt. Tuy nhiên, việc làm này cũng đồng thời ngăn các lớp trầm tích chảy xuống hạ lưu làm xói mòn nhanh chóng đến mức các nhà khoa học đang lo sợ rằng vùng đất ở gần Connectitut sẽ hoàn toàn biến mất. 6. Sông Yamuna - Ấn Độ Những khu công nghiệp gần kề xả chất thải hóa học ra sông Yamuna, khiến con sông này phủ trắng một thứ bọt độc hại. Sông Yamuna chảy dọc đất nước Ấn Độ, không chỉ là nguồn cung cấp nước cho 57 triệu người mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh của rất nhiều người theo đạo Hindu. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều tắm và uống nước của sông Yamuna vì tin rằng, nước sông sẽ xóa tội lỗi của họ. 7. Sông Matanza-Riachuelo - Buenos Aires, Argetina Có khoảng 3, 5 triệu cư dân sông trên dòng sông ô nhiễm Matanza-Riachuelo. Rác thải đã xâm chiếm lòng sông và biến con sông này trở thành một con lạch đen ngòm. Theo tờPágina/12 của Argentina, một dự án làm sạch dòng sông trị giá 250 triệu USD đã được phê duyệt vào năm 1993, tuy nhiên chỉ có 1 triệu USD được sử dụng để cải thiện mức độ ô nhiễm của con sông này. 8. Hồ Chaohu - Trung Quốc Hồ Chaohu ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc bị tảo xanh tấn công. Chính phủ Trung Quốc đã phải đầu tư gần 8 tỷ USD để thực hiện 2.712 dự án cải tạo 8 dòng sông, hồ ô nhiễm trên cả nước. 9. Sông Citarum - Indonesia Citarum như một bãi rác di động, nơi chứa các hóa chất độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi theo dòng nước từ các cánh đồng và cả chất thải do con người đổ xuống. Ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị lây nhiễm nhiều loại bệnh tật. Điều kinh hoàng hơn cả là nhiều hộ dân sống quanh dòng sông này hàng ngày vẫn sử dụng nước sông để giặt giũ, tắm rửa, thậm chí cả đun nấu. 10. Sông Marilao - Philippines Sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người như đồng, thạch tín. Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila. Trước nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phương đã có những biện pháp can thiệp, nhưng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm ra sông. Việt Nam không có con sông nào có mặt trong bảng xếp hạng này. Tuy nhiên nếu các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến việc đầu tư hệ thống quan trắc nước thải trước khi xả thải ra môi trường, thì trong tương lai Việt Nam vẫn là một ứng cử viên nặng ký!