Những điều cần biết khi mang thai

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi conheochemgio, 21 Tháng hai 2021.

  1. conheochemgio

    Bài viết:
    68
    Những điều cần biết khi mang thai

    [​IMG]

    Dấu hiệu cảnh báo mang thai:

    Cảm giác mệt mỏi

    Nhạy cảm với mùi vị

    Thay đổi cách ăn uống

    Đau trằn bụng dưới hoặc đau lưng

    Dấu hiệu buồn nôn và nôn ói

    Mẹ đi tiểu nhiều hơn

    Trễ kinh

    Dấu hiệu 2 bầu vú căng và đau:

    Thân nhiệt của mẹ tăng

    Dấu hiệu đau đầu

    Đầy hơi, táo bón

    Những điểm cần lưu ý:

    1. Em bé đạp: Bắt đầu từ tuần 16 đến tuần 20 sẽ có dấu hiệu em bé đạp

    2. Đau lưng: Do sức nặng của bụng bầu kéo dãn các cơ ở phần thắt lưng ra phía trước. Cũng có thể là do cơ thể bạn đang chuẩn bị cho ngày lâm bồn, nên các dây chằng trở nên mềm hơn bình thường, khiến bạn thấy đau ở phần khung xương chậu, hoặc đau ở phần xương cụt. Bởi vậy hãy cố gắng giữ cho bụng và mông thẳng, đừng khom người xuống khi ngồi. Kê một tấm nệm sau lưng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn

    3. Táo bón: chế độ ăn uống, hóc-môn, dạ con lớn hơn chèn lên ruột và trực tràng và làm giảm nhu động ruột.

    4. Viêm bàng quang: Bạn cảm giác đau rát, buốt khi đi tiểu;

    5. Chóng mặt: Cơ thể chưa tạo ra đủ máu các mạch máu giãn và mở rộng làm giảm huyết áp lượng đường trong máu giảm hoặc cơ thể bị mất nước, mẹ bầu cũng có nhiều khả năng bị chóng mặt áp lực lên các mạch máu, đặc biệt là khi bạn nằm ngửa.

    6. Ợ nóng: Giảm trương lực cơ vòng thực quản, gây trào ngược thực quản: Dịch vị dễ trào ngược gây nóng rát ngực

    7. Sẩy thai: Nhiều nguyên nhân: Bất thường trứng thụ tinh, dị tật tử cung đoi, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, hở eo tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh lý: Tuyến giáp, tiểu đường, hội chứng cushing, nhiễm trùng, các chất độc hai, rượu, ma túy, thuốc lá, caffein, thuốc sử dụng trong thai kì, chấn thương, ngoại lực tác động..


    8. Ốm nghén

    9. Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai: Do táo bón và tăng áp lực ổ bụng

    10. Tiền sản giật: Hội chứng xuất hiện do cơ quan giảm tưới máu vì mạch máu có thắt và nội mạch phù dày. Bao gồm: Cao huyết áp và xét nghiệm có protein niệu, các triệu chứng: Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị..

    11. Đau bầu ngực: Những tuần đầu của thai kì, thai phụ thường cảm giác hơi căng và đau vú, vú lớn ra, tĩnh mạch nhỏ nổi lên và nhìn rõ ngay dưới da, núm vú tăng sắc tố và nhạy cảm.

    12. Rạn da: Do tăng trọng lượng cơ thể, tăng thể tích cơ đáp ứng khi mang thai

    13. Sưng phù trong thời kỳ mang thai: Cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi, Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.

    14. Nấm Candida: 75% phụ nữ bị nấm 1 lần trong đời. Triệu chứng: Ngứa, nóng rát khi tiểu hoặc giao hợp, âm hộ và niêm mạc viêm đỏ, huyết trắng màu vàng đục, lợn cợn như sữa đông. Nguyên nhân: Dùng kháng sinh nhiều, dùng thuốc ngừa thai, tiểu đường, thuốc ức chế miễn dịch, mặc quần áo bó chật, vệ sinh không đảm bảo..


    15. Cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ mang thai

    [​IMG]

    Hãy ghi nhớ về những lưu ý này để có một thai kì khỏe mạnh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...