Nghèo rớt mồng tơi Bấm để xem Đây có phải là <mồng tơi> mà bạn đang nghĩ đến? Nhưng thật ra, <mồng tơi> ở câu thành ngữ trên hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Ngày xưa, người nông dân khi ra đồng thường khoác một chiếc áo được đan từ lá cọ để che nắng, che mưa gọi là <áo tơi>. Phần trên cùng của <áo tơi> được khâu lại để luồn dây đeo qua vai gọi là <mồng tơi>. Với những người nông dân rất nghèo, họ cứ đeo mãi một cái áo tơi cho đến khi phần dưới rách nát, rụng tơi tả còn mỗi cái mồng tơi sắp rớt. Cho nên câu thành ngữ trên muốn nói đến những người rất nghèo, nghèo đến tột cùng.
Lang bạt kỳ hồ Bấm để xem Khi nghe câu trên có phải bạn đang nghĩ ngay đến hình ảnh này? Một người sống phiêu bạt giang hồ, nay đây mai đó? Nhưng thực ra, đây là một câu thành ngữ Hán-Việt. <Lang> là con Sói. <Bạt> là <giẫm đạp> <Kỳ> là đại từ chỉ chính con sói. <Hồ> là vạt yếm dưới cổ. Vậy <Lang bạt kỳ hồ> có nghĩa là <con Sói dẫm vào chính cái yếm của nó>. Ý nói người nào đó đang rất lúng túng, quẩn quanh không tìm ra lối thoát.
Con cà con kê Bấm để xem Thoạt nghe có phải bạn đang nghĩ con gà, con kê, tức muốn ám chỉ một người nói vòng vo vì con gà với con kê thực ra là một? Nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác. Ngày xưa làm nông nghiệp, người dân sau khi gieo cây cà, cây kê đến thời điểm nhổ lên để trồng ra luống thì phải buộc lại thành từng bó như bó mạ, được gọi là <con cà>, < con kê>. Việc trồng cà, trồng kê rất mất nhiều thời gian và tỉ mẩn vì phải tách từng cây trong bó ra rồi mới trồng. Câu <con cà con kê> ý nói đến việc <dài dòng, không biết bao giờ mới dứt> như công việc trồng cà, trồng kê. *Kê (thực vật) là tên gọi chung để chỉ một vài loại ngũ cốc có thân cỏ giống lúa, hạt nhỏ, thoạt nhìn tương tự cỏ lồng vực nhưng hạt to và mẩy hơn. Hạt kê làm lương thực như gạo cho người ăn hoặc chim chóc. *Cỏ lồng vực (cỏ gạo) là loài cỏ dại phổ biến ở các vùng ôn đới, nhiệt đới và rất phổ biến ở các vùng đất canh tác lúa.
Chạy như cờ lông công Bấm để xem Thoạt nghe cứ tưởng cờ lông công chỉ là một từ ghép nghe cho nó vần. Nhưng thực ra <cờ lông công > là một loại cờ hiệu được sử dụng từ thời xa xưa. Ngày nay, việc trao đổi thông tin đã có hòm thư điện tử, bạn chỉ cần soạn thảo và một cái nháy chuột là xong. Tuy nhiên, từ thời xa xưa, khi việc di chuyển còn khó khăn thì việc trao đổi thông tin mất rất nhiều thời gian. Khi cần chuyển một thông tin hỏa tốc, người lính trạm (giống như bưu tá) dùng tín hiệu là một lá cờ có gắn thêm lông đuôi con công, gọi là <cờ lông công>. Vì là thông tin hỏa tốc nên người lính trạm khi gắn cờ này thường chạy rất nhanh, chạy qua chạy lại rất nhiều chặng đường. Cho nên, khi nói đến những người suốt ngày chạy khắp nơi ngoài đường, hoặc chạy vội vã người ta thường sử dụng thành ngữ <chạy như cờ lông công>.
Ướt như chuột lột? Bấm để xem Có phải trước nay bạn vẫn luôn nói <ướt như chuột lột>? Thế nhưng, câu bạn dùng là câu đã <tam sao thất bản> rồi. Bởi vì trước nay loài chuột không có khả năng lột xác. Sau khi đọc được bài viết này mà bạn vẫn còn nói sai thì loài chuột sẽ buồn lắm đấy ^^
Râu ông nọ cắm cằm bà kia? Bấm để xem Với câu này, có phải bạn thường dùng khi muốn ám chỉ đến sự <sự nhầm lẫn, lắp ghép lộn xộn>? Trên thực tế, nghĩa câu này không sai nhưng lại khác nghĩa hoàn toàn với câu gốc. Câu gốc chính xác là <Dâu ông nọ chăn tằm bà kia>, để ám chỉ việc <lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho riêng bản thân mình>