Những câu ca dao tục ngữ về chí công vô tư

Thảo luận trong 'Dân Gian' bắt đầu bởi Chau Sa, 30 Tháng một 2021.

  1. Chau Sa

    Bài viết:
    4

    Tìm 4 câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về chí công vô tư


    Chí công vô tư là một trong những đức tính tốt cần có ở mỗi người. Trong xã hội, những người chí công vô tư thường được người khác xem trọng, kính nể. Chí công vô tư là một đức tính tốt, nó có thể tự có sẵn trong tính cách con người mà cũng có thể được hình thành dựa trên quá trình trưởng thành của người đó. Ông bà ta thường xuyên dạy con cháu phải biết sống chính trực, sống và làm việc theo lẽ phải. Đó cũng chính là lí do xuất hiện những câu ca dao, tục ngữ về chí công vô tư được lưu truyền cho đến tận nay.

    Ca dao tục ngữ nói về chí công vô tư

    Ăn cho đều, tiêu cho sòng.

    Áo rách cốt cách người thương.

    Bênh lí, không bênh thân.

    Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

    Cầm cân nảy mực.

    Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.

    Chí làm trai dặm nghìn yên ngựa. Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

    Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.

    Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

    Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.

    Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

    Quân pháp bất vị thân.

    Vay thì trả, chạm thì đền.


    Không chí công vô tư:

    Ăn cơm nhà, vác ngà voi cho thiên hạ.

    Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

    Cha chung không ai khóc.

    Làm trai cứ nước hai mà nói.

    Ốc chưa mang nổi mình ốc, còn đòi mang gốc cho rêu.

    Tha kẻ gian, oan người ngay.

    Thượng bất chính, hạ tắc quan.

    Trốn việc quan đi ở chùa.

    Việc nhà thì nhác. Việc chú bác thì siêng


    Câu hỏi trắc nghiệm và đáp án:


    Câu ca dao tục ngữ nào chí công vô tư?


    A. Quân pháp bất vị thân

    B. Tha kẻ gian, oan người ngay

    C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn

    D. Bề trên ở chẳng kỉ cương. Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa


    Câu ca dao tục ngữ nào không chí công vô tư?


    A. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư

    B. Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn

    C. Cầm cân nảy mực

    D. Việc nhà thì nhác. Việc chú bác thì siêng


    Biểu hiện của chí công vô tư?


    A. Ăn lối lộ, tham nhũng của công ty

    B. Lấy tiền của Nhà nước sử dụng cho việc cá nhân

    C. Làm việc vì lợi ích chung cho tập thể

    D. Vì có xích mích từ trước nên anh A luôn bị la và bị ép làm việc không đúng với công việc anh đang phụ trách


    Lối sống chí công vô tư?


    A. Hiến đất của mình xây trường học

    B. Hằng ngày Bác 5 luôn quét dọn con hẻm của khu phố

    C. Mọi người cùng chung tay chung sức sửa chửa trường học cho con em mình

    D. Tất cả các đáp án trên


    Hành vi nào không phải Chí công vô tư?


    A. Vì là con trai của thầy Hiệu trưởng nên An được cô giáo chủ nhiệm ưu tiên hơn các bạn trong lớp

    B. Là lớp trưởng An bỏ qua khuyết điểm cho bạn thân của mình

    C. Mặc dù là con của cô giáo môn Toán nhưng H vẫn bị điểm kém môn này

    D. Cả A và B


    Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội?


    A. Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.

    B. Được mọi người thương yêu

    C. Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.

    D. Tất cả các đáp án


    Biểu hiện nào sau đây là chí công vô tư?


    A. Vì là con của sếp nên Minh luôn được ưu ái trong công việc.

    B. Ông Năm hiến đất để làm đường mà không đòi hỏi đền bù.

    C. Cả A và B đều sai.

    D. A sai B đúng.


    Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?


    A. Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình.

    B. Hiền chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm.

    C. Hôm nay đến lớp thấy đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp học, An tự quét dọn lớp để kịp giờ vào học.

    D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài khi kiểm tra.


    Những biểu hiện dưới đây là chí công vô tư?


    A. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên lệch.

    B. Ba phải, ai nói thế nào, làm thế nào cũng cho là đúng, là được.

    C. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân mình.

    D. Bỏ qua cho những việc làm sai trái để được lợi.


    Biểu hiện của không chí công vô tư?


    A. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vén cho riêng mình.

    B. Có thái độ vô tư, khách quan khi đánh giá người khác.

    C. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên lệch.

    D. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân mình.


    Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây?


    Vì sao?

    a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư;

    b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình;

    c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;

    d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân;

    đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng bảy 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...