Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba? Chắc các bạn cũng đã biết, con người chúng ta đôi khi rất nhạy cảm với một vài sự kiện trong cuộc sống Tuy nhiên, có nhiều người lại có năng lực nhạy cảm cao hơn những người khác. Vậy nhân đây, mình muốn gửi đến các bạn một câu hỏi khá là thú vị Theo các bạn, nhạy cảm là món quà hay lời nguyền? Hãy bình luận câu trả lời của các bạn ở bên dưới và đừng quên đánh giá 5 sao, like cho câu hỏi cũng như gameshow ủng hộ mình nhé ^^
Nhạy cảm trong chuyện gì nhỉ? Mà món quà hay lời nguyền tùy thuộc vào mỗi người. Có người sức chịu đựng tốt thì là món quà, mà không chịu được thì nó là lời nguyền. Giống như trong những bộ phim có đề tài ma quái, có nữ chính sợ hãi khi phải đối mặt với ma quỷ, cũng có những người lợi dụng khả năng đó để làm cho mình. Tuy hai chuyện này có vẻ không thể so sánh được. Nhưng đại ý là thế. Riêng mk thì nó là một món quà.
Nhạy cảm đương nhiên là một món quà rồi. Nói rộng ra, mọi sự trong cuộc sống này đều là những món quà vô giá. Nên nhìn mọi sự của cuộc sống này là tốt lành và có giá trị riêng. Nhạy cảm là một siêu sức mạnh, trong góc nhìn của tôi. Bạn có thể đoán được trước nguy hiểm, đoán được trước tình huống vì vậy dễ dàng để ứng biến và kịp thời trở tay. Tình huống có thể đoán sai bởi sự nhạy cảm không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối tuy nhiên, không thể vì vậy mà bỏ qua những lần nhạy cảm chuẩn tới 100 %. Giết nhầm còn hơn bỏ sót :) Nói không điêu ngoa chứ 90 % sự thành công trong cuộc sống và công việc của tôi đều nhờ vào sự nhạy cảm đấy. Khi tôi cảm thấy nguy hiểm thì thường là nguy hiểm thật. Khi tôi cảm thấy một thứ có thể xảy ra như ý mình thì nó thường như thế thật. Sự nhạy cảm lúc này có thể nói là siêu sức mạnh. Nó giúp tôi trăm phát trăm trúng. Đôi khi không biết vì sao nó lại có thể chính xác đến mức đáng kinh ngạc như vậy. Nếu như giải thích là trực giác tôi bảo vậy thì sẽ rất ít người có thể tin ngay. Vậy nhưng, nó lại giúp tôi đạt được sớm hơn mọi người những thứ tôi muốn. Tôi nghĩ không nên lơ là, hay coi thường sự nhạy cảm! Sự nhạy cảm có ở trong tất cả mọi người! Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự nhanh nhạy bẩm sinh đến mức cảm nhận sao sự việc vậy! Vì vậy, sự nhạy cảm của nhiều người lại trở nên không có giá trị gì mấy! Lý giải cho điều này có lẽ là do sự quan sát, sự bận tâm nhiều hay ít tới thế giới quanh mình! Nếu bạn ít quan tâm, ít tầm nhìn thì sự nhạy cảm của bạn sẽ không tốt mấy là dễ hiểu! Khi bạn quan sát và quan tâm đến quá nhiều thứ trong cuộc sống này, bạn sẽ có được sự nhạy bén mà đoán đúng gần như tuyệt đối một thứ gì đó sắp tới hoặc có khả năng là sự thật trong tương lai! Đoán trước tương lai là có thật! Ít nhất nó áp dụng được với tôi! Vì vậy, sự nhạy cảm đối với tôi đúng chính xác là món quà vô giá mà thượng đế ban tặng cho tôi. Còn bạn, bạn có may mắn được như vậy không thì đó là một câu chuyện khác :)
Nhạy cảm là một món quà hay lời nguyền? - câu hỏi thú vị thật! Và.. Theo Wikipedia thì nhạy cảm hiểu đơn giản là một nhận thức cấp tính hoặc phản ứng với một cái gì đó, chẳng hạn như một tiếp xúc với người khác. Nhạy cảm thường là về cảm xúc, về hành động về một sự vật, sự việc gì đó, những người này thường rất chu đáo và chuyên cần. Người nhạy cảm thường có một đầu óc minh mẫn, họ thường là những người hướng nội, yêu sự cô đơn và tĩnh lặng. Họ có thể phán đoán được những gì sắp xảy ra, biết trước được những gì sắp đến với mình, cách an toàn, tốt nhất cho mình. Nhiều lúc bạn cảm thấy như bị cô độc, quá khác so với người khác sao? Vậy thì.. Bạn đã sai! Chính vì những điều khác lạ, mới mẻ ở bạn nên bạn mới là Duy Nhất và Không Ai có thể Thay Thế được bạn. Nhạy cảm là một món quà mà thượng đế ban tặng cho bạn, khiến bạn trở nên nổi bật đó! Bạn có một năng lực, một điều kỳ diệu chỉ dành cho riêng bạn, bạn sẽ thắp sáng bóng tối nơi cuối đường, khiến cho đường đi của bạn rộng mở và thăng tiến. * * * Thế nên.. Hãy mỉm cười và nhận thấy rằng: "Nhạy cảm chính là một món quà mà thượng đế đã ban tặng cho bạn!". * * *
Người nhạy cảm là món quà dành cho mọi người xung quanh bởi vì Những người nhạy cảm thường sẽ dễ nhận ra những chi tiết nhỏ, bất thường trong một sự việc, sự kiện nào đó và ngăn chặn chúng, không để một mối nguy hiểm tiềm tàng, gây ra hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Họ thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Những người nhạy cảm sẽ thấy vui khi mọi người xung quanh vui và ngược lại. Chính vì thế bạn thật may mắn vì sẽ được một người cố làm cho bạn vui. Họ có thời gian dư thì thời gian đó là giành cho bạn. Họ sẵn sàng nhường bạn một ghế ngồi trên xe buýt, một chỗ đứng trước mình trong khi xếp hàng.. mà không suy nghĩ nhiều. Lời nguyền mà những người nhạy cảm phải nhận lấy đó là sự thiệt thòi, dễ bị lợi dụng. Vậy nên nếu bạn có người bạn như thế thì hãy quan tâm đến bạn ấy Mình cũng là người khá nhạy cảm.
Nhạy cảm chẳng phải một món quà hay một lời nguyền. Nếu phân loại nhạy cảm thế này, chả khác nào nói nhạy cảm là một thứ ai cũng có, cần có (món quà) hay là một thứ ai cũng xa lánh (lời nguyền). Nhạy cảm cũng là một tính cách miêu tả con người. Mà theo mình thì tính cách gì thì cũng không có cái nào hẳn 100% tốt hay 100% xấu. Ví dụ, kỹ tính thì cũng tốt, vì người kỹ tính thì làm việc cẩn thận, chăm chút hơn. Kỹ tính cũng sẽ không hẳn tốt khi bạn lại quá chi li, quá xét nét, bắt người ta phải kỹ theo mình. Nhạy cảm thì cũng có thể tốt, khi bạn nhạy bén trong cách nhìn nhận con người hay vấn đề/ tình huống để cư xử cho khéo. Hoặc là nhạy cảm cũng là một đức tính giúp bạn có được sự phòng vệ nhất định. Kiểu như bạn có thể cảm nhận được có người đang theo dõi mình khi tự nhiện có cảm giác có người theo sau, hay là cảm giác không an toàn (chứ không phải kiểu có người theo dõi mình nhưng mình không nhận ra và mất cảnh giác, ví dụ thôi nha). Nhạy cảm có thể sẽ không tốt khi bạn hơi quá đà, vì dụ như suốt ngày sợ hoặc nghĩ là mình sẽ làm gì đó sai, sợ người ta đứng nói chuyện góc đường là đang nói xấu mình, hoặc là nhạy quá mà sinh thói đa nghi vô lý chẳng hạn. Nên là, nhạy cảm thì cũng có thể là một món quà nếu biết cách tận dụng nó về điều tiết nó. Nhạy cảm quá thì sẽ lại hơi gây phiền toai cho cuộc sống. Cho dù là nhạy cảm hay gì thì cũng cần biết cách xài nó và tiết chế nó đúng nơi đúng lúc. Vậy thôi.
"Nhạy cảm ư", nhạy cảm là cảm thấy có một sự việc gì đó sắp xảy ra để mà chuẩn bị trước. Nếu việc tốt lành thì chuẩn bị tâm lý vui vẻ, phấn khởi để đón nhận; và ngược lại: Nếu là chuyện xấu thì cũng đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối mặt. Vậy nên, theo mình nhạy cảm là một điều tốt. Để có được sự nhạy cảm đó, thì bạn đã dành rất nhiều thời gian trước đó để quan sát, lắng nghe, học hỏi. Và đến một thời điểm chín muồi, khi có một sự việc xảy ra, chỉ cần nhìn sơ qua các biểu hiện của người đối diện, những người xung quanh, thì bạn đoán được chắc chắn việc gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn dự đoán được tương lai. Người nhạy cảm dễ xúc động và đồng cảm với mọi người. Bởi vì họ đã từng trải qua những chuyện như vậy. Và bạn biết đấy, ở xã hội Việt Nam chúng ta đang sống: Người ta dùng từng giây, từng phút để giành giật lấy lợi ích, lấy giá trị cho riêng mình. Mà hiếm khi cùng nhau chia sẻ với người xung quanh để cùng phát triển, cùng giúp đỡ nhau. Và khi tự nhiên xuất hiện một người nhạy cảm, thì đương nhiên mọi người rất vui mừng. Vì người nhạy cảm mang lại rất nhiều giá trị cho cộng đồng. Do đó, nhạy cảm là một món quà tuyệt vời, hãy mở lòng đón nhận nó.
Tính từ nhạy cảm trong tiếng Anh là sensitive, chính vì thế trong tâm lý học người ta gọi một người nhạy cảm bằng thuật ngữ Highly sensitive person (HSP). HSP là nhóm người chịu ảnh hưởng lớn hơn trước những thay đổi về tâm lý (sợ hãi, vui mừng), vật lý (nóng, lạnh đau đớn) hoặc sự biến đổi của môi trường xung quanh (thay đổi thời tiết, thay đổi địa lý). Theo những nghiên cứu mới nhóm người HPS chiếm khoảng 20% dân số. Từ định nghĩa trên chúng ta cần làm rõ ba quan điểm. 1. Nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm không phải là một loại bệnh lý mà là một đặc điểm tính cách. Những người này chỉ đơn giản có phản ứng mạnh hơn thông thường với những tác động từ bên ngoài. 2. Một người nhạy cảm không có nghĩa là người đó có trí thông minh cảm xúc cao. Mà hoàn toàn ngược lại, một người nhạy cảm không có khả năng phán đoán cảm xúc của người khác sẽ phải chịu ức chế tâm lý nặng nề hơn nhiều lầm một người bình thường. Thậm chí vấn đề này có thể dẫn tới rất nhiều bệnh tâm lý tiêu cực trong tương lai. 3. Không nên đánh đồng HSP là những người hướng nội. Mặc dù cả hai nhóm người này đều có xu hướng lảng tránh đám đông. Mục đích của HSP là để giảm thiểu áp lực lên hệ thần kinh còn những người hướng nội không thích đám đông vì ở những nơi đó họ không thể tập trung suy nghĩ. Ngược lại, có rất nhiều HSP là người hướng ngoại, trong một cuộc nói chuyện sôi nổi, bạn có thể dễ dàng nhận ra người này bởi anh/cô ta có thể là người ồn ào nhất và có phản ứng thái quá nhất như bật khóc trước một câu chuyện buồn, phá lên cười lớn trước một mẩu chuyện vui. Qua phân tích trên, có thể nhận thấy nhạy cảm chỉ đơn giản là một loại tính cánh, cũng giống như những tính cách khác, nó có thể gây ra tác động tích cực nếu bạn biết cách kiểm soát nó và trở nên tiêu cực nếu bạn để cho nó lấn át lý trí của bản thân. Vậy làm sao để khiến sự nhạy cảm trở thành thế mạnh của bản thân? Trước tiên, bạn không thể làm chủ tính cách của mình nếu bạn không hiểu rõ bản thân. Nhạy cảm không phải là một loại bệnh lý nên người nhạy cảm thường không nghĩ rằng mình có phản ứng thái quá so với người xung quanh. Họ bộc phát cảm xúc một cách bản năng và thường chỉ nhận ra điều ấy sau khi nhìn thấy phản ứng của người xung quanh. Chúng ta có thể dễ dàng lấy một ví dụ chính là MC Trấn Thành, người thường hay bị báo chí chỉ trích là khóc giả tạo trên truyền hình. Tuy nhiên trên thực tế, rất có thể anh ta khóc chỉ đơn thuần bởi anh ta là một người nhạy cảm. Vậy làm thế nào nhận ra mình là một HSP? Cách đơn giản nhất là hãy bỏ thời gian quan sát và tìm hiểu, nếu bạn không muốn tìm tới chuyên gia tâm lý, hãy tìm các bài trắc nghiệm tính cách, hoặc tham khảo, quan sát phản ứng của người xung quanh. Thứ hai, khi đã biết mình là một HSP, làm thế nào để khiến trở thành lợi thế? Cần phải hiểu rằng một người nhạy cảm chỉ nghĩa là họ chịu ảnh hưởng lớn hơn từ tác động bên ngoài nhưng không có nghĩ là họ có thể dễ dàng thấu hiểu cảm xúc của người xung quanh. Một người nhạy cảm nhưng lại không có EQ cao thì rất dễ rơi vào tình huống phản ứng thái quá khiến người khác khó chịu, ví dụ bạn đangtrong một cuộc hẹn hò nhưng lại phá ra cười lới vì cách ăn mặc của người đối diện. Cách đơn giản nhất để cải thiện nhược điểm này là hãy rèn luyện trí thông minh cảm xúc để kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân. Cuối cùng, hãy nhớ rằng mỗi một sự khác biệt đều có thể là một điểm mạnh nếu bạn biết cách phát huy nó và là điểm yếu chí mạng nếu bạn không biết cách kiểm soát nó. Sự nhạy cảm cũng vậy, nếu bạn có thể biến nó trở thành điểm mạnh, bạn hoàn toàn có thể thành công hơn người khác ở những công việc cần sự thấu hiểu và khả năng bộc lộ cảm xúc linh hoạt ví dụ như công việc bán hàng, quản trị nhân sự, diễn viên, MC.. Ở đời không có thành công hay thất bại tuyệt đối, có một sự khác biệt bẩm sinh là may mắn hay bất hạnh là ở cách bản thân vận dụng và nhìn nhận nó.
Nhạy cảm thì có nhiều cái tốt cũng có cái xấu: Nhạy cảm về khứu giác có thể giúp trong công viec như đầu bếp, nhạy cảm thính giác có lợi cho các lính Có rất nhiều người nhạy cảm khác nhau, cái này khó mà kể ra hết được nhưng đa số chúng đều có lợi giúp ích cho cuộc sống của chúng ta Nhạy cảm chính là 1 món quà ban tặng xuống chứ không phải là lời nguyền, hãy nhìn nhận nó theo hướng tích cực của nó.