Đề bài: Nhận xét (bình luận) về sự chuyển biến Vợ chồng A Phủ của nhân vật Mị (Qua đoạn: Lần lần, mấy năm qua.. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa). Bài làm Đoạn văn mở ra hai trạng thái tâm lý của cô Mị, một là "quen khổ rồi", hai là "phơi phới trở lại", "muốn đi chơi". Nếu ở phần đầu đoạn văn người đọc nhận ra một cô Mị thụ động, cam chịu số phận thì đến phần sau của đoạn, dấu ấn về sự "nổi loạn", bứt phá bắt đầu xuất hiện trong cô gái này. Đó là sự trỗi dậy của Mị, tiền đề cho những phản kháng để giải thoát thân phận ở những diễn biến kế tiếp. Như vậy đoạn văn đã cho ta thấy sự chuyển biến của nhân vật Mị trong suy nghĩ, nhận thức và cả hành động. Từ đây ta nhận ra cô Mị của Tô Hoài không giống kiểu người hiền hậu khốn khổ như trong cổ tích đã từng dựng xây. Tô Hoài đã thổi vào trang văn của mình cảm hứng của con người hiện đại, không cam chịu đã cùng lên khát khao tìm hạnh phúc, tìm cuộc sống tự do. Trước đây, ta tưởng khát vọng sống đã tàn lụi và chết hẳn trong tâm hồn Mị. Thế nhưng không! Ngọn lửa tình yêu cuộc sống, khát vọng về hạnh phúc tự do vẫn âm ỉ cháy trong sâu thẳm tâm hồn ấy. Khi có điều kiện thuận lợi, ngọn lửa đó đã được khơi dậy và bùng lên mạnh mẽ, đưa Mị trượt ra khỏi trạng thái thờ ơ, cô cảm thường ngày. Miêu tả sự chuyển biến ấy của Mị, nhà văn đã gửi vào trang viết tấm lòng đồng cảm, yêu thương sâu sắc của mình dành cho nhân bật. Nhà văn đã không để cho nhân vật của mình chìm đắm trong đau khổ triền miên, ông mang đến cho Mị những phút giây rạo rực trong khát khao hạnh phúc, tình yêu để làm sống dậy một cô Mị trẻ trung, yêu đời thuở mười tám, đôi mươi