Nhận định về văn chương của các nhà văn Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hoaiancute, 28 Tháng ba 2021.

  1. Hoaiancute

    Bài viết:
    30
    NHẬN ĐỊNH VỀ VĂN CHƯƠNG CỦA CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM.

    1. Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.

    (Nguyễn Văn Siêu).

    2. Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật.

    (Nguyễn Tuân).

    3. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người.

    (Nguyễn Minh Châu)

    4. Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.

    (Nguyễn Minh Châu)

    5. Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.

    (Thạch Lam).

    6. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.

    (Thạch Lam)

    7. Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.

    (Thạch Lam)

    8. Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời.

    (Vũ Trọng Phụng)

    9. Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình.. Nó làm cho người gần người hơn.

    (Nam Cao)

    10. Cái nghề văn, kỵ nhất cái lối thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào"

    (Nam Cao)

    11. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.

    (Nam Cao)

    12. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn.

    (Nguyễn Khải)

    13. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay.. Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp..

    (Nguyễn Tuân)
     
  2. Đăng ký Binance
  3. secret of the elves

    Bài viết:
    55
    Truyện việt nam thế kỷ 21 chắc toàn loại không đáng thờ rồi!
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...