Nhận định văn học tác phẩm Việt Bắc

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dororo, 30 Tháng chín 2021.

  1. Dororo

    Bài viết:
    28
    Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm người gần người hơn.

    Chặng đường kháng chiến chống Pháp đầy gian lao kết thúc với sự thắng lợi vẻ vang, vào thời gian 10.1945, trung ương Đảng và chính phủ từ chiến khu Việt Bắc dời về thủ đô Hà Nội. Trong buổi chia tay đầy lưu luyến với đồng bào Việt Bắc, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.

    Bài thơ là khúc hát giao duyên, là lời nhắn gửi tâm tình giữa người về xuôi và người ở lại, lời giãi bày tình cảm thắm thiết và cả nỗi nhớ trùng điệp của người ra đi. Việt Bắc chính là một trong những tác phẩm thơ thể hiện tài năng đỉnh cao của Tố Hữu

    Dưới đây là một vài nhận định văn học về bài thơ Việt Bắc mà mình sưu tầm được, qua những nhận định này chúng ta sẽ có cái nhìn sâu và hiểu rõ hơn về tác phẩm:

    1. Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi.

    (Tố Hữu - "Nhà văn nói về tác phẩm")

    2. Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân tộc ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền, không còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối nguồn ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của mình, đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể. Người ta càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về thơ.

    (Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm 1975, Pierre Emmanuel)

    3. Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ

    (Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)

    4. Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự.

    (Xuân Diệu - "Tố Hữu với chúng tôi")

    5. Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.

    (Chế Lan Viên – "Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu")

    6. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà làmột khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng.

    Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là thi sĩ.

    (Lời giới thiệu tập Thơ của Tố Hữu, Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản, 1946)

    7.
    Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực.

    Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ.

    (Chặng đường mới của chúng ta, 1961, Hoàng Trung Thông)

    8. Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ.

    (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)

    9,
    Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.

    (Chuyện thơ, 1978, Hoài Thanh)


    10. Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại.

    (Bình luận văn học, 1964, Như Phong)
     
    Admin, Diệp Minh Châupoohhh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng chín 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...