Nhận Định Đúng Sai Môn Lý Luận Nhà Nước (có đáp án)

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Lộ Vãn An, 11 Tháng tư 2023.

  1. Lộ Vãn An

    Bài viết:
    5
    Nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước & pháp luật 1

    1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội.

    >>> Sai. Bởi PL chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. NN và PL là 2 phạm trù luôn luôn tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tới hình thành NN, để duy trì sự tồn tại của NN thì giai cấp cầm quyền đã ban hành PL, PL trở thành công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền.

    2. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.

    >>> Sai. Vì PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận. Ngoài việc ban hành Nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn. Chẳng hạn như K4 Đ 409 BLDS 2005: "Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng".

    [​IMG]

    3. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

    >>> Sai. Hình thức chặt chẽ của PL thể hiện ở ngôn từ pháp lí, cách sắp xếp các điều luật..

    4. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

    Cái này sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống PL của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: Những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.

    5. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có cùng điểm chung?

    >>> Đúng. Vì là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.

    6. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

    >>> Sai. Bởi vì PL là phạm trù thuộc về ý thức, kiến trúc thượng tầng, trong khi đó kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. Cho nên khi ban hành PL cần thiết phải dựa trên nền tảng về quan hệ trong xã hội về điều kiện cơ sở vật chất: Quan hệ về tư liệu sản xuất, quan hệ sở hữu, về nhu cầu, phương hướng phát triển của xã hội.. Điều này sẽ quyết định nội dung, bản chất của PL. Tức là vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng đấy.

    7. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật.

    >>> Đúng: Bởi PL là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. PL duy trì trật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng trong xã hội (điểm này thì thể hiện rõ hơn trong các NN XHCN, bởi theo như NN VN là NN của dân, do dân, vì dân)

    8. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.

    >>> Đúng. Bởi kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Ai sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có quyền tổ chức, quản lí kinh doanh và phân phối sản phẩm. Hơn nữa kinh tế là phạm trù thuộc về vật chất, về cơ sở hạ tầng, sinh ra thì phải có ăn cái đã, không có cái ăn thì chẳng thể làm nổi chính trị. Và mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp trong xã hội chẳng phải cũng xuất phát từ kinh tế đó sao?

    9. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.

    >>> Sai. Chẳng hạn trong NN XHCN thì tính giai cấp và tính xã hội song hành và hỗ trợ nhau. Vì là NN của giai cấp công nhân và nông dân nên một mặt thể hiện tính giai cấp: Ý chí của giai cấp cầm quyền; một mặt thể hiện tính xã hội đó là NN với công cụ là Pháp luật phải nhằm phục vụ quần chúng nhân dân, là NN của dân, do dân, vì dân (đôi khi chỉ là trên lí thuyết vì thực tế thì người dân vẫn chưa tham gia tích cực vào việc quản lí NN cho lắm

    10. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

    >>> Sai. Nếu PL tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.

    11. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.

    >>> Sai. Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.

    13. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.

    14. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.

    >>> Đúng. Các QPXH khác như QP đạo đức thể hiện phong tục tập quán, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành hợp tình, hợp lí thì việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn. Nó đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.

    15. Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước.

    >>> Sai: Ví dụ điển hình như Việt Nam chẳng hạn, VN không trải qua NN Tư bản chủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc 3-2-1930 có đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: Sau CM T8, Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ PK ở VN, VN xây dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.

    * * *

    Nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước & pháp luật 2

    a. Tương ứng với mỗi hình thái xã hội là một kiểu nhà nước.

    >>> Sai. Chủ nghĩa xã hội không phải là 1 hình thái kinh tế – xã hội (mà chỉ là 1 bước quá độ để đi lên Chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản mới là 1 hình thái kinh tế – xã hội), nhưng Nhà nước xã hội chủ nghĩa là 1 kiểu nhà nước.

    Hoặc: Hình thái XH nguyên thuỷ không có nhà nước

    b. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp

    >>>Sai. Thực ra quyền lực đã xuất hiện ở trong xã hội cộng sản nguyên thủy, ví dụ như các tù trưởng, thủ lĩnh..

    c. Mọi người sinh sống trên lãnh thổ việt nam đều là công dân thường trực của nhà nước việt nam

    >>>Sai. Ví dụ như người nước ngoài định cư ở Việt Nam không hẳn đã là công dân thường trực của nhà nước Việt Nam nếu họ không nhập quốc tịch.

    d. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp gay gắt không thể điều hòa.

    >>>Sai. Ví dụ như con đường hình thành các nhà nước ở phương Đông. Nó do yếu tố trị thủy, chống ngoại xâm hình thành nên chứ không phải do sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Hay như Nhà nước Giecmanh, do bộ tộc Giecmanh xâm chiếm 1 quốc gia và áp đặt bộ máy thống trị của mình mà hình thành nên nhà nước, nghĩa là hình thành bằng con đường chiến tranh chứ không phải con đường phân chia giai cấp.

    e. Chính thể nhà nước ta theo hiến pháp năm 92 là chính thể cộng hòa đại nghị

    >>>Sai. Đúng ra phải nói là chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên chính thể nước ta khá gần với chính thể cộng hòa đại nghị tư sản.
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 11 Tháng tư 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Lộ Vãn An

    Bài viết:
    5
    * NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI, GIẢI THÍCH: LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 3

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Câu 1: Mọi trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi đều có thể thông qua người thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình.

    Trả lời: Sai. Vì trong 1 số trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi không thể thông qua người thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình như việc kết hôn, hoặc ly hôn.

    Câu 2: Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước do Quốc Hội quy định.

    Trả lời: Sai. Vì do pháp luật quy định.

    Câu 3: Hình thức của nhà nước gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.

    Trả lời: Đúng. Vì hình thức Nhà nước phải bao gồm 3 yếu tố là hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.

    Câu 4: Sự ra đời của Nhà nước XHCN luôn gắn liền với Cách mạng XHCN.

    Trả lời: Đúng. Vì cách mạng XHCN xóa bỏ áp bức bóc lột.

    Câu 5: Pháp luật do Nhà nước ban hành và chỉ được thể hiện bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

    Trả lời: Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật, thì pháp luật còn thể hiện dưới hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp.

    Câu 6: Người nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích dẫn đến phá tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Trả lời: Sai. Vì phải có quyết định của Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Câu 7: Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu của xã hội cần phải có một bộ máy quản lý xã hội.

    Trả lời: Sai. Vì còn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

    Câu 8: Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi con người.

    Trả lời: Sai. Vì ngoài các quy phạm pháp luật còn có các quy phạm đạo đức, tôn giáo..

    Câu 9: Sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu tranh của giai cấp thống trị.

    Trả lời: Sai. Vì sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu tranh của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị trong xã hội.

    Câu 10: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự được áp dụng một lần trong đời sống xã hội.

    Trả lời: Sai. Vì được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.

    Câu 11: Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

    Trả lời: Sai. Vì trong một số trường hợp vi phạm pháp luật không truy cứu trách nhiệm pháp lý như: Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.

    Câu 12: Nhà nước pháp quyền là kiểu Nhà nước tiến bộ nhất.

    Trả lời: Sai. Vì Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu Nhà nước.

    Câu 13: Không hành động cũng có thể vi phạm pháp luật.

    Trả lời: Đúng. Vì hành vi vi phạm pháp luật có thể là hành vi hành động hoặc là hành vi không hành động. Ví dụ: Hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm.

    Câu 14: Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đó được sinh ra và mất khi chết.

    Trả lởi: Sai. Vì khi cá nhân mới sinh ra thì chưa có năng lực hành vi, năng lực hành vi của cá nhân có kể từ khi đạt độ tuổi nhất định và những điều kiện nhất định.

    Câu 15: Tiền lệ pháp chỉ được hình thành từ cơ quan hành pháp.

    Trả lời: Sai. Vì tiền lệ pháp: Là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự. Vì vậy tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan hành pháp và tư pháp.

    Câu 16: Để xác định một hệ thống pháp luật hoàn thiện chỉ dựa vào 2 tiêu chí: Tính toàn diện, đồng bộ và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

    Trả lời: Sai. Vì ngoài ra còn tính phù hợp, tính khả thi và ngôn ngữ, kỹ thuật xây dựng pháp luật.

    Câu 17: Pháp luật và pháp chế không thể tách rời và không phụ thuộc vào trình độ văn hóa của cán bộ, công chức, công dân.

    Trả lời: Sai. Vì pháp luật và pháp chế muốn phát huy hiệu quả cần phải phụ thuộc vào trình độ văn hóa của cán bộ, công chức, công dân.

    Câu 18: Ý thức của pháp luật được cấu thành từ: Ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật có tính lý luận khoa học và ý thức pháp luật nghề nghiệp.

    Trả lời: Sai. Vì ý thức pháp luật được cấu thành từ hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

    Câu 19: Một quy phạm pháp luật có thể khuyết 3 yếu tố: Giả định, quy định và chế tài.

    Trả lời: Sai. Vì theo nguyên tắc thì một quy phạm pháp luật sẽ bao gồm đủ 3 yếu tố, tuy nhiên, trong những trường hợp ngoại lệ thì vẫn có những quy phạm pháp luật khuyết một trong 3 yếu tố.

    Câu 20: Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời khi các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ và quan hệ sản xuất dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất.

    Trả lời: Đúng. Vì Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời dựa trên cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội chủ nghĩa.

    Câu 21: Tiền lệ pháp không phải là một hình thức pháp luật chính yếu ở Việt Nam.

    Trả lời: Đúng. Vì ở Việt Nam hình thức pháp luật chính là văn bản quy phạm pháp luật.

    Câu 22: Trong lịch sử loài người chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới được coi là hình thức của pháp luật.

    Trả lời: Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật còn có tập quán pháp và tiền lệ pháp.

    Câu 23: Tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan lập pháp.

    Trả lời: Sai. Vì được thành lập từ cơ quan tư pháp, hành pháp.

    Câu 24: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực pháp lý.

    Trả lời: Sai. Vì nếu đủ 18 tuổi mà mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất năng lực trách nhiệm hành vi thì sẽ không có năng lực pháp lý.

    Câu 25: Tương ứng với mổi hình thái kinh tế xã hội là một kiểu nhà nước.

    Trả lời: Sai. Vì hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thuỷ không có Nhà nước.

    Câu 26: Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam không áp dụng học thuyết tam quyền phân lập.

    Trả lời: Sai. Vì Nhà nước Việt Nam đã áp dụng hạt nhân cơ bản của học thuyết tam quyền phân lập khi chia các cơ quan Nhà nước thành cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

    Câu 27: Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành để điều chỉnh tất cả các quan hệ diễn ra trong xã hội.

    Trả lời: Sai. Vì chỉ điều chỉnh những quan hệ phổ biến, quan trọng chứ không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội.

    Câu 28: Việt Nam đã trải qua 3 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu Nhà nước.

    Trả lời: Sai. Vì Việt Nam chỉ trải qua 2 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu nhà nước.

    Câu 29: Nhà nước ra đời và tồn tại bất biến, vĩnh cửu.

    Trả lời: Sai. Vì Nhà nước có nguyên nhân ra đời có thời kỳ phát triển và thời điểm tiêu vong khi mà những điều kiện cho sự tồn tại của Nhà nước không còn nữa. Do vậy Nhà nước không thể nào là vĩnh cửu bất biến được.

    Câu 30: Người sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

    Trả lời: Sai. Vì nếu như người sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn công nhận họ là vợ chồng.

    Câu 31: Tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.

    Trả lời: Sai. Vì nếu như trong thời ký hôn nhâ vợ, chồng được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng thì tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng.
     
    LieuDuong thích bài này.
  4. Lộ Vãn An

    Bài viết:
    5
    Đề mẫu 1

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Câu I :(4 điểm) Những nhận định sau đúng hay sai, tại sao?

    1. Pháp luật chỉ mang tính giai cấp.

    Đáp án: Sai, bởi vì pháp luật còn mang tính xã hội.

    2. Hệ thống cơ quan xét xử gồm: Tòa án và Viện kiểm sát.

    Đáp án: Sai, bởi vì hệ thống cơ quan xét xử là Tòa án.

    3. Người đứng đầu Nhà nước trong hình thức chính thể cộng hòa luôn là tổng thống.

    Đáp án: Sai, bởi vì hình thức chính thể cộng hòa đại nghị thì người đứng đầu đất nước luôn là Thủ tướng.

    4. Chỉ có hành vi hợp pháp của con người mới trở thành sự kiện pháp lý.

    Đáp án: Sai, bởi vì ngoài ra còn sự biến pháp lý không do hành vi của con người.

    5. Người bị phạt tù là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Đáp án: Sai, bởi vì người bị phạt tù không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    6. Việc ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài được tiến hành tại UBND cấp tỉnh.

    Đáp án: Sai, bởi vì việc ly hôn chỉ được giải quyết tại Tòa án.

    7. Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là đủ 15 tuổi.

    Đáp án: Sai, bởi vì tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là đủ 6 tuổi.

    8. Theo quy định của Luật hình sự Việt Nam, án treo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt.

    Đáp án: Sai, bởi vì án treo không phải là hình phạt.

    Câu II :(3 điểm)

    Cho một ví dụ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong ví dụ đó.

    Đáp án: Sinh viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

    Một ví dụ cụ thể về một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể (ví dụ là vi phạm pháp luật giao thông đường bộ).

    – Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong ví dụ đã cho thì phải làm rõ những nội dung sau:

    + Về chủ thể của vi phạm pháp luật

    + Về khách thể của vi phạm pháp luật

    + Về chủ quan của vi phạm pháp luật

    + Về khách quan của vi phạm pháp luật

    Câu III :(3 điểm) Giải quyết tình huống sau:

    Năm 1989, Ông A và bà B kết hôn với nhau. Họ có hai người con là C (1990) và D (1996). Tài sản của chung của A và B gồm có: 1 căn nhà mang tên 2 vợ chồng (có giá 1, 2 tỉ đồng) và một mảnh đất do bố ông A cho ông A năm 1987 (mảnh đất này do ông A đứng tên có giá trị là 900 triệu đồng), một sổ tiết kiệm mang tên ông A được mở năm 2009, trong tài khoản có 300 triệu đồng.

    a. Năm 2012, ông A bị tòa án tuyên bố đã chết và không để lại di chúc. Hãy chia di sản của ông A.

    b. Giả sử trước đó ông A để lại di chúc cho toàn bộ tài sản của mình cho cháu nội là K. D cho rằng mình là con dù không có tên vẫn được hưởng thừa kế. Bố mẹ K thì bảo ông A cho ai thì người đó hưởng. Hãy giải quyết tranh chấp trên.

    Đáp án:

    A. Chia di sản thừa kế của A:

    Thời điểm mở thừa kế của A: Năm 2012

    Di sản thừa kế của A:

    Xác định di sản thừa kế của A là:

    Theo đề bài thì tài sản chung của A và B bao gồm: Căn nhà 1, 2 tỷ, mảnh đất 900 triệu, sổ tiết kiệm 300 triệu. Đây là tài sản chung của A và B do vậy để xác định di sản thừa kế của A thì trong trường hợp trên ta phải chia đôi khối tài sản chung đó. (phần này sinh viên xác định không đúng phần di sản thì vẫn cho điểm nếu việc chia di sản thừa kế thực hiện đúng, nhưng không đạt điểm tuyệt đối).

    Do vậy di sản thừa kế của A là :(1, 2 tỷ + 900 triệu + 300 triệu) /2 = 1, 2 tỷ đồng.

    Trong trường hợp A không để lại di chúc thì di sản thừa kế của A được chia theo pháp luật như sau:

    Áp dụng điều 676 BLDS 2005 ta có:

    Hàng thừa kế thứ nhất của A là (tổng cộng có 3 người) : Vợ của A là B và 2 (là C và D) con, mỗi người nhận được:

    1, 2 tỷ đồng/3 = 400 triệu đồng.

    B. Trong trường hợp trên ông A có để lại di chúc. Tuy nhiên có con (là D) của A là chưa thành niên và vợ của A được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cụ thể như sau:

    Thời điểm mở thừa kế của A năm 2012:

    Di sản thừa kế của A là 1, 2 tỷ đồng:

    Áp dụng điều 669 BLDS ta có:

    1 suất thừa kế theo pháp luật của A nếu di sản của A được chia theo pháp luật là

    1, 2 tỷ đồng/3 = 400 triệu đồng.

    Áp dụng điều 669 thì B được hưởng di sản của A như sau: 2/3 x 400 triệu = 266, 7 triệu đồng.

    Con của A là D được hưởng như sau: 2/3 x 400 triệu = 266, 7 triệu đồng

    Còn lại chia theo di chúc cho K là: 1, 2 tỷ đồng – (266, 7 triệu + 266, 7 triệu) = 666, 6 triệu đồng. /.

    Đề mẫu 2

    1/ Quyết định của Chủ tịch nước về bổ nhiệm Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng và các thành viên khác của chính phủ là văn bản QPPL.

    2/ Mọi chủ thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi đều được công nhận có đủ năng lực pháp luật.

    3/ Nhà nước là chủ thể của mọi mối quan hệ pháp luật.

    4/Tất cả các cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội đều bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.

    5/chủ thể của pháp luật là chủ thể của quan hệ pháp luật

    6/ Mọi vi phạm pháp luật đều do người có năng lực trách nhiệm

    Đáp án:

    1. Sai. Vì sai thẩm quyền ban hành, theo khoản 2 điều 114 Hiến Pháp (Quyết định bổ nhiệm Phó thủ tướng là loại văn bản áp dụng pháp luật vì nó quy định áp dụng trực tiếp đối với 1 người và chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất)

    2. Sai. Vì năng lực pháp luật do pháp luật quy định.

    3. Sai. Hôn nhân gia đình thì chủ thể không phải là nhà nước

    4 Sai. Hành vi gây ra do người chưa đủ yếu tố về độ tuổi, thể chất.. thì không bị truy cứu trách nhiệm pháp lí

    5. Sai. Vì hai khái niệm pháp luật và quan hệ pháp luật khác nhau

    6. Sai. Tương tự câu 4
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...