Học phần: Luật dân sự Trường: Đại học Nội vụ Hà nội phân hiệu Quảng Nam Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, các khẳng định sau đây Đúng hay Sai? Tại sao? 1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hình thành từ sự thỏa thuận của các bên. 2. Nếu đối tượng của biện pháp thế chấp là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì biện pháp thế chấp phải được đăng ký theo quy định. 3. Trường hợp cầm cố đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán trước các bên nhận bảo đảm khác nếu tài sản bị xử lý theo quy định. 4. Đặt cọc là biện pháp bảo đảm được xác lập nhằm bảo đảm cho giao kết hợp đồng. 5. Trường hợp bên được bảo lãnh không hoàn thành được nghĩa vụ đến hạn thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trả lời: Câu 1: Khẳng định này là đúng. Vì: - Nhằm tạo cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ có được thế chủ động trong thực tế hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như thực hiện các nghĩa vụ. Câu 2: Khẳng định này là sai. Vì: - Căn cứ theo Điều 319 Bộ Luật Dân sự 2015: "1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký." - Căn cứ theo điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm: "1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký: A) Thế chấp quyền sử dụng đất; B) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; C) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; D) Thế chấp tàu biển. 2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu: A) Thế chấp tài sản là động sản khác; B) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; C) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu. → Như vậy, nếu đối tượng của biện pháp thế chấp là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (bất động sản và một số động sản khác theo luật định) thì biện pháp thế chấp phải được đăng ký theo quy định. Câu 3: Khẳng định này là đúng. Vì: - Các bên nhận bảo đảm khác có thể là có hiệu lực đối kháng hoặc không. - Căn cứ theo Điều 297 Bộ Luật Dân sự 2015: " 1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. 2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan. " - Căn cứ vào quy định trên, hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm được thể hiện thông qua 3 quyền năng: Quyền truy đòi, quyền ưu tiên và quyền xử lý trực tiếp tài sản bảo đảm . Câu 4: Khẳng định này là sai. Vì: - Căn cứ theo Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015:" Đặc cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. - Đặt cọc là biện pháp bảo đảm được xác lập nhằm bảo đảm cho giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Câu 5: Khẳng định này là sai. Vì: - Căn cứ theo khoản 2 Điều 335 Bộ Luật Dân sự 2015: "Các bên có thể thỏa thuận về việc bảo lãnh, chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh." - Như vậy, trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đến hạn thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.