Với những ai đam mê về ngành tâm lý học, sẽ biết được rất nhiều thuật ngữ phổ biến trong đó. Ví dụ như khi nhắc đến cụm từ OCD, người ta sẽ biết ngay đây là tên viết tắt của một hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Hay BPD là cụm từ viết tắt của chứng rối loạn nhân cách ranh giới và nhiều thuật ngữ khác nữa. Nhưng trong các hội chứng này luôn xuất hiện một cụm từ, đó là nhân cách. Vậy nhân cách là gì? Hội chứng rối loạn nhân cách là gì? Các hội chứng rối loạn nhân cách và mức độ phổ biến của nó là như thế nào? Mời các bạn cũng tìm hiểu với mình nhé. Nhân cách là gì? Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, đặc tính tâm lý cá nhân như hành vi, nhận thức và cảm xúc được tạo nên từ các yếu tố sinh học và môi trường. Biểu thị bản sắc và giá trị xã hội của mỗi con người. Nhân cách độc lập của từ cá thể, cá nhân sẽ có những nhận thức và hành vi khác nhau, những cảm xúc tùy thuộc vào nhận thức của sự vật, sự việc xung quanh. Nhân cách được hình thành theo quá trình dần trưởng thành của từng cá thể. Quá trình lớn lên và phát triển của nhân cách phụ thuộc vào các yếu tố: Di truyền, sự học hỏi ở những môi trường sống, sự tự nhận thức của từng cá nhân. Nhìn chung, đa số các lý thuyết đều cho rằng nhân cách là một đặc tính có độ ổn định. Hội chứng rối loạn nhân cách là gì? (viết tắt RLNC, tên tiếng Anh: Pesonality disorders) Rối loạn nhân cách là một tập hợp các trạng thái rối loạn tâm thần. Những người RLNC thường có suy nghĩ, hành vi, hành động không giống bình thường. Cách cư cử và phản ứng khác hoàn toàn với người thường nhưng lại không có đầy đủ triệu chứng của một bệnh tâm thần đặc trưng. Đặc điểm của RLNC. Phần lớn những hành vi thể hiện sự rối loạn, xuất hiện trong thời kỳ cuối thời thơ ấu hoặc thanh niên. Và tiếp tục xuất hiện cho đến khi trưởng thành. RLNC ở trẻ em hay vị thành niên thường thể hiện ở việc bị hạnh kiểm kém. Nhưng không phải trường hợp nào cũng dẫn đến RLNC khi trưởng thành. Người RLNC có thái độ và hành vi là nguyên nhân gây tổn hại cho bản thân và người khác. Như cách họ suy nghĩ về cuộc sống, việc làm, xây dựng các mối quan hệ, hay cách mà họ nhìn nhận và quan sát cuộc sống xung quanh. Người được chẩn đoán RLNC có thể không có tính mềm dẻo trong cư xử. Có tính chất dai dẳng diễn ra trong một thời gian dài. Nguyên nhân dẫn đến bị RLNC. Một số giả thuyết cho rằng, nguyên nhân dẫn đến RLNC bao gồm các vấn đề: Thời thơ ấu bị tổn thương hoặc ngược đãi, thiếu vắng sự hiện hữu của cha hoặc mẹ, bị bỏ bê không được quan tâm chăm sóc. Các vấn đề về thần kinh và gen di truyền. Hay sử dụng các chất kích thích gây tổn thương, rối loạn hệ thần kinh trung ương như Ritalin, Modafinil.. Phân loại rối loạn nhân cách. Có hai cách phân loại bệnh theo quốc tế là DSM và ICD. Hiện nay, cả hai phương hướng đều dần tách ra khỏi các lý thuyết của bệnh và đặt trọng tâm vào các triệu chứng lâm sàn của bệnh. Theo DSM, rối loạn nhân cách được chia ra theo ba nhóm khác nhau: - Nhóm A (lập dị) • Rối loạn nhân cách dạng đa nghi. • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt. (viết tắt: DID, hay còn gọi là rối loạn đa nhân cách). • Rối loạn nhân cách dạng khép kín. - Nhóm B (kịch tính) • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội. • Rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định. • Rối loạn nhân cách kịch tính. • Rối loạn nhân cách ái kỷ. - Nhóm C (lo âu) • Rối loạn nhân cách tránh né. • Rối loạn nhân cách phụ thuộc. • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Tuy nhiên, hầu hết người RLNC không gây nguy hiểm (trừ những người thuộc nhóm RLNC kịch tính như rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc Psychopathic có thể gây nguy hiểm). Người mắc RLNC ranh giới hoặc hoang tưởng có nguy cơ tự gây thương tích hay tự tử cao hơn bình thường. Những người RLNC, họ thường có rất nhiều nhu cầu cá nhân và dễ bị tổn thương. Mức độ phổ biến của bệnh lý RLNC. RLNC được cho là khá phô biến. Nó xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành. Người bị bệnh về nhân cách, họ thường rất nhạy cảm đối với những cảm xúc mà người khác đối với họ. Họ rất dễ xúc động khi bị kích thích bởi những tác nhân được cho là nhỏ nhất. Họ thường có biểu hiện lo lắng và sợ hãi về tương lai của mình. Những biểu hiện đau khổ và cản trở, đây có thể một phần nói lên được họ bị ám ảnh với những chuyện đã xảy ra trong quá khứ và đang xảy ra ở thực tại. Phương pháp điều trị. Bệnh được điều trị bằng thuốc, theo dõi điều trị, hay bằng phương pháp phân tích tâm lý. Điều trị tâm lý theo cá nhân, hay có thể trị liệu tâm lý nhóm. Cách trị liệu phụ thuộc vào từng nhóm bệnh và tính cách, tình trạng bệnh của người bệnh để tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của mình. Hy vọng sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ và nhận xét từ các bạn. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ.