Khi Anh gọi Bác ba lần Lòng anh như thấy được gần Bác thêm Anh chưa được tận mắt nhìn Nhưng hình ảnh Bác trong tim vẫn ngời "Cháu yêu Bác lắm, Bác ơi! Những năm kháng chiến từ hồi còn thơ Trung thu gặp Bác trong mơ Kính yêu cháu hát: "Bác Hồ Chí Minh"... Giờ đây trước phút tử hình Cháu như thấy Bác đang nhìn cháu đây Bác hôn cháu, Bác cầm tay Cháu hôn lại Bác sáng nay ba lần" Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm! Triệu người đáp lại ầm ầm bốn phương Tiếng hô gặp núi, núi vang Gặp sông, sông hát, gặp rừng, rừng ca Bác Hồ khi hiện vào ta Như tên bật ná, thác sa khỏi ghềnh Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh! Đã thành vũ khí, đã thành niềm tin Đã thành lời hứa thiêng liêng Lửa thiêu chẳng cháy, đá nghiền chẳng tan Cổ gông cổ vẫn thét vang Tay còng tay vẫy vẫn ngàn cánh tay Bác là non nước, trời mây Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn Còn cao hơn đỉnh Thái Sơn Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha Điệu lục bát, khúc dân ca Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam "Việt Nam muôn năm!" Việt Nam, Tổ quốc muôn năm Nơi ta yêu quý muôn vàn của ta Dù đây trường bắn Chí Hòa Đất chân ta đứng vẫn là của ta Sau lưng ta cả quê nhà Nơi lưng ta tựa ấy là Trường Sơn Là bờ ruộng, lối cỏ mòn Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu Là Thu Bồn mặt nước xao Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca Là hàng ớt đã ra hoa Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông Là trưa tiếng mẹ ru nồng Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm Là Việt Nam! Là Việt Nam! Biển Đông một dải xanh lam cõi bờ Việt Nam đất nhạc, đất thơ Chân mây điểm trắng cánh cò quê hương Đầm sen nở trắng, nở hường Đêm trăng thơm dịu những đường sầu riêng Việt Nam xứ sở thần tiên Bốn mùa một sắc trời riêng đất này Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây Non cao gió đựng, sông đầy nắng chan Sum sê xoài biếc, cam vàng Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông, như núi, như người Việt Nam Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa Trường Sơn chí lớn ông cha Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào Mặt trời ánh sáng tự hào Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do Bốn ngàn năm dựng cơ đồ Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người Ôi Việt Nam! Việt Nam ơi! Việt Nam, ta gọi tên Người thiết tha. Lê Anh Xuân Tháng 5-1964, khi được tin chính phủ Mỹ sẽ cử một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn để nghiên cứu tình hình miền Nam Việt Nam, với lòng yêu quê hương và căm thù giặc sâu sắc, Nguyễn Văn Trỗi - lúc này đang hoạt động trong tổ chức Biệt động vũ trang nội thành thuộc Đại đội Quyết tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn - xin Ban Chỉ huy Quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn cao cấp của Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Macnamara dẫn đầu. Được cấp trên đồng ý, Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội của mình tiến hành gài mìn tại cầu Công Lý - nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi - nơi phái đoàn cao cấp của Mỹ dự kiến sẽ đi qua. Giữa lúc đang tiến hành nhiệm vụ thì Nguyễn Văn Trỗi không may bị địch bắt vào lúc 22 giờ đêm ngày 9-5-1964. Trong lao tù, mặc dầu chịu rất nhiều đòn tra tấn, cực hình dã man cùng với những cám dỗ ngon ngọt của kẻ thù nhưng Nguyễn Văn Trỗi vẫn một mực không khai báo, một lòng trung thành với Đảng, với tổ chức và lý tưởng mà anh đã lựa chọn. Biết không thể nào moi được thông tin gì từ anh, chính quyền Nguyễn Khánh đã đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình nhằm thị uy và uy hiếp tinh thần chống Mỹ đang sục sôi trong nhân dân miền Nam lúc bấy giờ. Lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964, chúng đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn. Khi ra pháp trường, anh Trỗi rất bình thản, đàng hoàng. Anh hùng hồn vạch trần tội ác xâm lược của giặc Mỹ trước các nhà báo. Trước lúc xử tử, bọn địch định bịt mắt anh, nhưng anh giật chiếc băng đen ra, nói: "Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi". Trước khi chết anh còn hô vang: Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Câu "Hồ Chí Minh muôn năm" anh hô đến ba lần. Tinh thần chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh Trỗi tại pháp trường đã trở thành biểu tượng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã ghi trên tấm ảnh của anh Trỗi: "Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập" Đọc thêm: Hãy nhớ lấy lời tôi
Anh Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1/2/1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 16 tuổi, anh rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp. Ở đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống, vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán. Năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập trở thành một chiến sỹ biệt động Sài Gòn. Bước vào hoạt động cách mạng với tinh thần trách nhiệm cao, anh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mắc Namara - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ đến Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5-1964, lực lượng của ta liền vạch kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara. Với tình yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu săc, nên mặc dù mới cưới vợ được hơn 10 ngày, Anh vẫn xung phong nhận nhiệm vụ quan trọng, cùng đồng đội tiến hành đặt mìn ám sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mác Namara ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Hồ Chí Minh). Không may việc bị bại lộ, anh bị địch bắt. Sau một thời gian dài giam dữ và tra tấn nhưng không khai thác được gì, ngày 9/5/1964 chúng đưa anh ra tòa xét xử, rồi kết án tử. Tại trường bắn Khám Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài, anh Trỗi bị đưa ra pháp trường trong sự nuối tiếc, thương xót của người dân về một người yêu nước trẻ tuổi. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen rồi nói: "Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi!" Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to: "Hãy nhớ lấy lời tôi Đả đảo đế quốc Mỹ Đả đảo Nguyễn Khánh Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!" Đó là những phút làm nên lịch sử của người anh hùng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có con người từ chân lý sinh ra" Cảm phục trước sự hy sinh cao cả của anh, Bác Hồ đã viết: "Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã dũng cảm đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập".