Nguyễn Thành Thi cho rằng: Thiên chức nhà văn là qua văn chương để nuôi dưỡng khả năng rung cảm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Blue Whale, 26 Tháng chín 2020.

  1. Blue Whale

    Bài viết:
    8
    Đề bài:

    Trong bài viết "Cái đẹp và sự đa dạng thẩm mĩ trong cảm quan lãng mạn", tác giả Nguyễn Thành Thi cho rằng: "Thiên chức nhà văn là qua văn chương để nuôi dưỡng khả năng rung cảm; cụ thể là đánh thức giác quan, tránh cho chúng nguy cơ hao mòn, thoái hóa nhanh, nhiều trước cuộc sống; đánh thức những cảm giác vui buồn thuần hậu, đánh thức tình thương trong lòng người" .

    Hãy bình luận quan niệm trên và làm sáng tỏ bằng một số tác phẩm văn xuôi đã học trong chương trình Ngữ văn 11.

    Hướng dẫn:

    I. Giải thích:

    + Kim loại và nước đều là hai thứ vật chất nhưng chúng có những đặc tính trái ngược nhau: Kim loại thì cứng, còn nước lại rất mềm

    + Theo nghĩa trực tiếp:

    - Kim loại vì cứng mà hay gẫy: Kim loại là thể cứng, nên khó uốn, vì vậy có thể bị những lực mạnh hơn nó bẻ gẫy à Tác động của hoàn cảnh lớn hơn thể chất. (Chú ý chữ "hay" của tác giả à Thường bị gẫy khi quá cứng, chứ không phải gãy trong mọi trường hợp)

    - Nước vì mềm mà được vẹn toàn: Vì nước là thể lỏng, nên nó có thể tồn tại bền dai hơn, khó bị chế ngự hơn à Tác động của ngoại cảnh nhỏ hơn thể chất.

    + Theo nghĩa bóng, câu nói của Cát Hồng lấy hình ảnh hai vật chất có thể chất trái ngược nhau để nói về cách ứng xử của con người trong cuộc sống: Cần sự linh hoạt, cứng >< mềm, cương >< nhu cho phù hợp trong từng hoàn cảnh, trước từng đối tượng.

    II. Bình luận – Mở rộng vấn đề:

    1. Đây là quan niệm cho ta nhiều bài học

    a. "Kim loại cứng" là để chỉ những người có tính cách mạnh mẽ, kiên định. Vì thế họ có thể dễ dàng chiến thắng những khó khăn do cuộc sống mang lại.

    - Tuy nhiên nếu cứng quá, kim loại lại hay gẫy . Nếu người có cá tính mạnh và tự tin vào bản thân quá lớn mà không có cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống sẽ dễ gặp khó khăn, thậm chí thất bại..

    (Nêu dẫn chứng: Những người thông minh, linh lợi, có nghị lực và bản lĩnh vững vàng kiên định, nhưng lại bảo thủ, tự tin quá vào mình, không chịu lắng nghe những người xung quanh, sẽ gặp thất bại.)

    b. "Nước mềm" là để chỉ những người linh hoạt, uyển chuyển, khéo léo trong công việc và cuộc sống. Những người này có thể đương đầu với khó khăn và chiến thắng hoàn cảnh một cách dễ dàng.

    (Nêu dẫn chứng: Những doanh nhân thành đạt thường là những người biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng.)

    2. Tuy nhiên từ câu nói của Cát Hồng lại có thể mở rộng ra những vấn đề khác

    a. Chưa chắckim loại cứng mà trở nên hay gẫy: Đó là những con người kiên định với mục tiêu phấn đấu của mình, không đầu hàng hoàn cảnh, bằng nghị lực và quyết tâm, vươn lên để chiến thắng

    (Nêu dẫn chứng từ tấm gương của những người cộng sản, những vận động viên khuyết tật trong các thế vận hội.)

    b. Chưa chắc"nước mềm mà được vẹn toàn". "Vẹn toàn" hiểu theo nghĩa là giữ được là chính mình, không thay đổi, không mất mát..

    + Trong cuộc sống có người sống chọn cách an toàn (mềm như nước để được vẹn toàn, không đấu tranh, không va chạm. Nhưng lối sống ấy có thể khiến con người trở nên nhu nhược, hèn nhát.

    + Lại có người chọn cách sống chạy theo thời cuộc, gọi là lối sống xu thời (Nghĩa từ điển: tùy thời thế, thấy mạnh thì theo nhằm mục đích cầu lợi ), có thể trước mắt họ được nhiều hơn mất. Sớm muộn cũng sẽ bị xã hội đào thải..

    III. Bài học nhận thức và hành động:

    * Cứng hay mềm vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Vì vậy con người nên biết trung hòa hai lối sống.

    - Đừng sợ gẫy mà không dám cứng, để là người mạnh mẽ, có nghị lực và ý chí..

    - Đừng vì mềm mà trở thành người vụ lợi, cần biết uyển chuyển, linh động trước từng đối tượng, từng hoàn cảnh..

    - Biết cứng khi cần, biết mềm đúng lúc, đúng nơi mới là người khôn ngoan

    1. Giải thích

    - Thiên chức nhà văn là gì? Được hiểu là chức năng, phần việc mang tính tự nhiên và thiêng liêng của những người được tạo hóa trao cho nhiệm vụ sáng tạo văn học (Tản Đà từng xem mình là một Trích tiên, được Trời sai xuống hạ giới để "thuật cùng đời hay" về "việc thiên lương của nhân loại")

    - Theo đó thiên chức nhà văn được NTT chỉ ra: Qua những sáng tạo văn chương của mình nuôi dưỡng khả năng rung cảm của con người à Nhà văn phải thực hiện cho được chức năng tất yếu của sáng tác VH:

    + đánh thức giác quan, tránh cho chúng nguy cơ hao mòn, thoái hóa nhanh, nhiều trước cuộc sống à VC phải khơi dậy cho người đọc sự thính nhạy của các giác quan, biết nhìn, biết nghe, biết cảm nhận về cuộc sống qua nghệ thuật ngôn từ, tránh cho những giác quan bị xơ hóa trước xô bồ và phức tạp của cuộc sống, nghĩa là con người biết ngắm nhìn, biết lắng nghe, biết rung động .

    + Từđánh thức giác quan, văn chương còn hướng đến đánh thức cảm giác vui buồn thuần hậu thuộc về bản chất lương thiện ở mỗi con người.

    + Và từ đó đánh thức tình thương trong lòng người.

    À Quan niệm của NTT chỉ ra vai trò của nhà vănchức năng của văn học: nhận thức cuộc sống và thế giới xung quanh, cảm nhận và rung động trước cái đẹp; biết sống cảm thông và yêu thương.

    2. Bình luận

    a. Quan niệm của NTT là xác đáng, và gặp gỡ quan niệm của các nhà văn khác trước ông, và ở những nền VH khác nhau, chỉ khác nhau trong cách nói:

    - "Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn" (Thạch Lam)

    - "Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp" (Ai-ma-tôp)

    - Còn L. Tônx tôi thì khẳng định: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt kiệt cạn những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại"

    b. Nhà văn là người khởi đầu của hoạt động văn chương, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học.

    - Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Nên mỗi nhà văn phải tự ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình trên từng trang viết, hướng đến cuộc sống, đến con người và thông qua tác phẩm của mình "nuôi dưỡng khả năng rung cảm" của con người.

    - Mỗi trang sách nhà văn sáng tạo ra phải thực hiện được chức năng cao cả của nó:

    + Đánh thức giác quan của người đọc, làm cho những giác quan trở nên nhạy bén, tinh tế để có thể cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp của tâm hồn con người. Trước những xô bồ của cuộc sống hiện đại, đôi khi sự nhạy bén ấy có thể bị hao mòn, thoái hóa, con người trở nên vô cảm, dửng dưng trước những cái đẹp, hoặc không phát hiện ra những vẻ đẹp khuất lấp.. những trang văn phải thực hiện chức năng của nó là làm cho con người biết rung động, nói như Thạch Lam là giúp cho người đọc"một bài học trông nhìn và thưởng thức".

    (Có thể lấy dẫn chứng minh họa từ những câu thơ tinh tế trong bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh: Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se. Gió chùng chình qua ngõ. Hình như thu đã về )

    + Hơn thế, văn chương còn phải đánh thức cảm giác vui buồn thuần hậu của con người. Những vui buồn vốn thuộc về thế giới cảm xúc của con người được đánh thức để người đọc buồn vui theo nỗi buồn vui của nhân vật.

    (Có thể lấy dẫn chứng từ tác phẩm cụ thể)

    + Và từ việc đánh thức những giác quan, những cảm giác, văn chương đánh thức tình thương trong lòng người. Văn học là nhân học, nhà văn chân chính "là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy", nên đương nhiên văn học chân chính phải khơi lên ở người đọc tình yêu thương, lòng nhân ái, cảm thương trước những cảnh ngộ đau khổ, trân trọng những giá trị thiên lương, căm phẫn trước những bất công ngang trái..

    À Nói tóm lại nhà văn chân chính phải đem đến cho những trang văn của mình những giá trị thẩm mĩ, giá trị nhận thức, giá trị đạo đức, để hướng người đọc đến cái CHÂN – THIỆN – MĨ

    3. Chứng minh

    - Chọn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao

    - Hoặc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Đời thừa của Nam Cao

    (Phân tích theo những tiêu chí: Tác phẩm đã nuôi dưỡng khả năng rung cảm; cụ thể là đánh thức giác quan, tránh cho chúng nguy cơ hao mòn, thoái hóa nhanh, nhiều trước cuộc sống; đánh thức những cảm giác vui buồn thuần hậu, đánh thức tình thương trong lòng người " như thế nào?

    4. Mở rộng vấn đề:

    - Ý kiến đặt ra vấn đề về bài học sáng tạo nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Tài năng là quan trọng, nhưng cần thiết là tấm lòng của người cầm bút trước cuộc đời và con người.

    - Để những trang viết của các nhà văn chân chính " đánh thức " được những giác quan, những cảm giác vui buồn thuần hậu, đánh thức tình thương, thì người đọc cũng phải là người biết có những " rung cảm " sâu xa trước mỗi trang văn; phải tiếp nhận được những thông điệp NT mà người nghệ sĩ gửi gắm. Mỗi người đọc phải biết " thức tỉnh " trước những khao khát " đánh thức" đầy thiện chí của nhà văn.
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng một 2024
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...