Chia sẻ Nguyên tắc 4: Lắng nghe, bài học từ Đắc Nhân Tâm

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Thể Hồng, 30 Tháng bảy 2021.

  1. Thể Hồng

    Bài viết:
    9
    "Lắng nghe", nghe thì dễ, làm thì khó!

    Tác giả: Thể Hồng


    ************************





    "Lắng nghe" đâu còn là một khái niệm xa lạ đối với bạn đâu nhỉ? Đây là một đề tài được khai thác có thể lên tới hàng trăm, hàng vạn lần rồi ấy chứ. Ấy vậy mà mỗi lần nhắc đến "lắng nghe" mình luôn muốn viết về nó, và hôm nay cũng là một lần nữa lặp lại nhưng với giọng văn khác hơn một chút.

    Đọc đến nghệ thuật giao tiếp thứ tư của Đắc Nhân Tâm, tác giả đã đề cập như sau: "Muốn được người chú ý tới, trước hết phải chú ý tới người". Điều đó là lẽ đương nhiên nhỉ? Nhưng mà quan trọng là chúng ta có làm được điều đó không? Bởi vậy nên chủ đề về hai từ "lắng nghe" chưa bao giờ cũ khi viết về nó cả. Tới khi nào cả xã hội và thế giới này học hỏi và thực hành một cách nghiêm túc về nó, nhuần nhuyễn về nó rồi khi đó việc đề cập đến đề tài này mới thực sự không cần thiết. Mình tin là thế.

    Lắng nghe luôn cần thiết trong tất thảy các mối quan hệ. Từ việc lắng nghe để hiểu về đối tác, lắng nghe để hiểu thêm về trường hợp nan giải của bạn bè, lắng nghe tâm lý và suy nghĩ của bố mẹ luôn là điều mà chúng ta cần học hỏi. Khi học được "lắng nghe từ tâm, từ sự thật lòng muốn hiểu" thì chúng ta mới cảm thấy mọi thứ tốt đẹp hơn được. Mình xin mượn một phần văn bản trong Đắc Nhân Tâm để viết về lý do:

    "Nên nhớ rằng người nói chuyện với ta quan tâm tới những thị dục, những vấn đề của họ trăm phần thì chỉ quan tâm đến ta, đến nỗi thắc mắc của ta một phần thôi. Bệnh nhức răng giày vò người đó hơn là cảnh đói kém làm chết cả triệu dân Trung Quốc."

    [​IMG]

    Vậy nên chừng nào buông bỏ được cái tôi cá nhân, học được cách lắng nghe và chia sẻ thì cuộc sống sẽ thật nhẹ nhàng. Như trong việc kinh doanh, muốn một khách hàng khó tính chịu chi tiền cho mình thì quan trọng bạn có đủ kiên nhẫn và "chịu nghe những bực bội và khó chịu của họ hay không". Đôi lúc mình lắng nghe họ, họ giãi bày hết cảm xúc của mình rồi, sẽ cảm thấy mọi thứ đâu tệ như họ nghĩ, rồi quay ngược lại trạng thái "có lỗi". Nói thế thôi, kinh doanh mà, việc lắng nghe ý kiến và góp ý, câu hỏi, thắc mắc của đối tác, khách hàng luôn thật sự cần thiết. Thái độ quan trọng hơn trình độ.

    Bỏ qua vấn đề mà bản thân mình chưa có kinh nghiệm mấy, mình sẽ nói về việc lắng nghe trong gia đình. Trưởng thành luôn là một quá trình mà trong đó chắc chắn sẽ có lúc bạn và bố mẹ nảy sinh vấn đề, thậm chí là những cuộc cãi vã rất lớn. Một phần trong đó chắc chắn và chắc chắn nảy sinh từ việc "lắng nghe" giữa bạn và bố mẹ. Bố mẹ là những người lớn hơn mình một hay hơn thế cả một thế hệ. Vậy nên việc trái quan niệm và góc nhìn trong mọi việc là hết sức bình thường. Bố mẹ sẽ cho là quan điểm của họ đúng, vì họ đã trải qua, đã thấy những điều mà chúng ta chưa thấy, và trong cách ứng xử của người lớn đôi khi sẽ có một cái tôi. Một cái tôi của người trưởng thành. Bạn cũng thế thôi. Có thể bạn, chúng ta sinh ra cách họ một khoảng thời gian. Một ngày cách nhau đã có nhiều chuyển biến, huống hồ gì là mười hay hai mươi năm. Vậy nên quan điểm khác nhau đã dễ nảy sinh mâu thuẫn, nếu chúng ta không lắng nghe nhau nữa thì còn cố chấp và dễ cãi vã hơn.

    Cuộc sống mà, có lúc chúng ta sẽ quên đi sự bình tĩnh, sự lắng nghe đối phương, đó là điều hết sức bình thường. Vậy nên những lúc nào bạn còn tĩnh, còn tỉnh thì cứ học cách lắng nghe bạn nhé, mình tin dần dần việc đó sẽ tạo thành thói quen mà thôi. "Một người nói hay chưa chắc gì đã tốt bằng một người nghe giỏi"
     
    lnanhhÁnh Trăng Sáng thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...