Nguyễn Dữ sáng tác hay sưu tầm Chuyện người con gái Nam Xương?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi trannhung, 13 Tháng bảy 2021.

  1. trannhung

    Bài viết:
    26
    Nguyễn Dữ là người thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Ông sống vào thế kỷ XVI. Cuộc đời của ông nói sóng gió cũng không đúng mà yên ả cũng không phải.

    Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú) ; nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư chân không bước đến thị thành rồi mất tại Thanh Hóa. Phần thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục, ở mỗi sách vẫn còn một vài điểm dị biệt. Điều đó đã đặt ra cho những thế hệ sau như chúng ta một nỗi băn khoăn lớn: Liệu có hay chăng "Chuyện người con gái Nam Xương" là do ông sưu tầm được ở dân gian. Tuy nhiên dù có những nét khác biệt giữa các bản thì có một sự thật không thể thay đổi là tác phẩm này do ông tự mình sáng tác. Bằng chứng đã cho ta thấy tuy có cốt truyện dân gian nhưng nhà văn đã sáng tạo trên nhiều phương diện nhằm phản ánh những vấn đề của xã hội đương thời.

    - Thứ nhất: Nguyễn Dữ sáng tác về tình tiết: Có thêm đoạn kết thúc Vũ Nương được Linh Phi cứu..

    Chứng minh: Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục (Cùng với 11 trong 20 truyện về phụ nữ). Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương . Sở dĩ chuyện cổ tích Vợ chàng Trương có cái kết là Vũ Nương vì uất ức mà treo cổ tự vẫn. Dù được giải oan nhưng cô cũng đã chết rồi không thể sống lại nữa. Có lẽ quá cảm thương cho hình ảnh một người con gái xinh đẹp, nết na, một người vợ đảm đang, trung trinh, một nguời con hiếu thảo nên ông đã cho cô một cái kết có phần nhân đạo hơn. Tuy không cho cô trở về đoàn tụ với gia đình nhưng chí ít cô còn được minh oan lúc còn sống.

    - Thứ hai: Nguyễn Dữ sáng tạo về nhân vật: Vũ Nương dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ hiện lên sinh động đầy đặn, có tâm trạng, có tính cách rõ rệt.

    Chứng minh: Cô là người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện ở cả ngoại hình và tính cách. Ở ngoại hình, nếu như Nguyễn Du lấy thiên nhiên để miêu tả, đo lường vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều thì chỉ với một cụm từ rất khái quát "Tư dung tốt đẹp" của Nguyễn Dữ đã đủ để người đọc hình dung ra được nhan sắc mặn mà đằm thắm của nàng. Không chỉ có vẻ đẹp nhan sắc cô còn có những vẻ đẹp về nhân cách, phẩm giá: Hiếu thảo, Thương chồng, chung thủy, yêu con, hiếu thảo với mẹ chồng, vị tha và nhân hậu. Bên cạnh đó cô cũng có lời thoại, biết vui, buồn, có tâm trạng thể hiện qua các từ "băn khoăn", "mong", "thương", "thất vọng", "đau đớn"..

    - Thứ ba: Nguyễn Dữ sáng tạo về lời văn: Dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, mang tính ước lệ tượng trưng, nhiều điển tích, điển cố..


    => Với những sáng tạo trên ta có thể khẳng định Nguyễn Dữ sáng tác "Chuyện người con gái Nam Xương"
     
    Hạ không nắng thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng bảy 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...