Nguyễn Ánh: Vị vua đặt nền móng hay kẻ tội đồ dân tộc?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Lam Bình, 6 Tháng mười 2021.

  1. Lam Bình

    Bài viết:
    9
    Xin chào mình là Lam Bình

    Mình muốn chia sẻ quan niệm cá nhân của mình về Nguyễn Ánh (Gia Long) vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

    Nguyễn Ánh: Vị vua đặt nền móng hay tội đồ của dân tộc?

    Nguyễn Ánh, vị vua khai sinh ra triều Nguyễn, triệu đài phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam vẫn còn là một nhân vật gây nhiều tranh cãi mỗi khi nhắc tới. Liệu ông là vị vua đặt nền móng hay là tội đồ của dân tộc?

    Nếu muốn có cái nhìn khách quan về lịch sử cần phải đặt góc nhìn của mình trong biến loạn thời cuộc và xã hội đương thời. Hãy cùng tìm hiểu xem Nguyễn Ánh có những công và tội gì.

    Nguyễn Ánh là người góp công lớn trong công cuộc thống nhất đất nước sau hơn mấy trăm năm chiến loạn, kết thúc Trịnh- Nguyễn phân tranh, thu giang sơn về một mối. Đó là điều mà các bậc tiền nhân và ba anh em nhà Nguyễn Huệ chưa làm được. Sau khi lập quốc, ông lấy hiệu là Gia Long, nhận thấy triều đình Trung Hoa vẫn luôn xem thường gọi nước ta bằng những danh xưng mỉa mai "Giao Chỉ", "An Nam", với lòng tự tôn dân tộc và khát khao khẳng định vị thế quốc gia vua Gia Long đã lệnh cho sứ thần sang Trung Quốc yêu cầu được đặt niên hiệu là Nam Việt.

    Nhưng Càn Long lúc bấy giờ lo sợ rằng sẽ trùng với nước Nam Việt của Triệu Đà xưa sẽ gây ra sự tranh chấp về lịch sử sau này nên mới đổi thành Việt Nam. Tên gọi Việt Nam của nước ta từ đây mà có.

    Ông cũng là vị vua đầu tiên chính thức đặt chủ quyền trên hai hòn đảo Trường Sa- Hoàng Sa. Đây chính là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể dõng dạc tuyên bố với thế giới và anh bạn Trung Quốc rằng "Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam".

    Vua Gia Long cũng là một bậc minh quân với con mắt nhìn xa trông rộng, dưới thời của ông Sài Gòn - Gia Định đã phát triển thành một vùng đất trù phú, hoạt động buôn bán sầm uất. Đặt nền móng cho sự phát triển sau này.

    Dù là vị vua có nhiều công lao với đất nước nhưng Gia Long vẫn thường được con cháu đời sau nhắc tên như một kẻ tội đồ, với những vết nhơ không thể nào rửa sạch.

    Tội lớn nhất của ông có lẽ là "cõng rắn cắn gà nhà" bởi trong lúc bị quân Tây Sơn truy cùng đuổi tận đến mức không còn đường lui, ông đã đưa ra đối sách là cầu viện quân Xiêm, vua Xiêm cử 5 vạn quân sang giúp đỡ. Nhưng với thế lực lớn mạnh của quân Tây Sơn và tài cầm binh của Nguyễn Huệ, quân Xiêm nhanh chóng bị đánh bại trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, chiến thắng giòn giã này là móc son chói lọi trong cuộc đời dụng quân của Nguyễn Huệ.

    Chưa hết, sau khi lên ngôi vì ban giao hai nước Nguyễn Ánh đã cắt đất Trấn Ninh cho Vạn Tượng để thể hiện rằng mình không có ý gây hấn.

    Và điều khiến nhiều người câm phẫn đó là hành động trả thù tàn bạo của ông đối với quân Tây Sơn. Chém giết dòng họ, tướng tá nhà Tây Sơn, quật mả vua Thái Ðức, vua Quang Trung, giã nát xương vứt đi.

    Nhưng tại sao Nguyễn Ánh lại làm thế? Lẽ nào ông lẽ kẻ tham tàn, chiếm được ngai vàng còn ra tay độc ác?

    Phàm việc xảy ra trong đời đều có nguyên do của nó. Chính quân Tây Sơn đã tràn vào giết chết cả gia đình ông, chỉ trong một đêm máu nhuộm thành sông, Nguyễn Ánh từ dòng dõi đế vương trở thành kẻ sa cơ lưu lạc. Năm đó ông 15 tuổi mang trên mình mối thù gia tộc, quyết chí trả thù dù tuổi đời còn nhỏ, là người duy nhất thoát khỏi lưỡi đao thảm sát của Tây Sơn, ông từng bước gầy dựng lực lượng để phục thù. Hơn 25 năm lưu lạc, nhiều lần thất bại trước quân Tây Sơn, tình cảnh khốn cùng tới mức phải ăn lõi chuối cầm hơi, ông vẫn quyết không bỏ cuộc. Thấy ông đại nạn không chết. Quang Trung sai người quật mộ tổ tiên và cha của ông lên rồi vứt xuống sông để cắt đứt long mạch. Mối hận thù ngút tận trời xanh, Nguyễn Ánh thề sẽ vì chín đời mà trả thù. Ông tàn ác với Quang Trung và nhà Tây Sơn đến thế, âu cũng là nợ máu trả bằng máu.

    Phải trái -đúng sai không thể một lời mà phân định được, ông là kẻ có tội nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự trác việt của ông. Càng tìm hiểu về ông càng thấy ông là một người tài hiếm có. Thôi thì công tội thế nào hãy để người đời sau tự mình suy sét. Chỉ mong rằng hậu thế mai này có cái nhìn công bằng hơn về lịch sử.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười 2021
  2. Trần Vũ Chánh

    Bài viết:
    4
    Công tội của Nguyễn Ánh nếu đặt lên bàn cân thì phần tội nặng hơn. Vì sao?

    Công: Nói Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối là đúng, mà cũng sai. Đúng vì lúc đất nước thống nhất đúng là dưới triều đại Nguyễn Ánh, nhưng sai là vì đất nước thống nhất đó là xu hướng tất yếu của lịch sử lúc bấy giờ.

    Hãy đặt câu hỏi nếu không có Nguyễn Ánh thì sao?

    Nếu không có Nguyễn Ãnh và trong trường hợp Tây Sơn vẫn còn Hoàng đế Quang Trung, biên giới đất nước không phải chỉ bấy nhiêu. Chắc chắn sẽ thống nhất, chắc chắn sẽ lấy lại vùng lưỡng Quảng, chắc chắn lãnh thổ còn mở rộng nhiều hơn về hướng tây.

    Nếu không có Nguyễn Ánh, vua Quang Trung mất và Quang Toản lên ngôi, dưới sự giúp đỡ và hỗ trợ của các tướng tài là công thần của tiên đế như Bùi thị Xuân, Trần Quang Diệu, sĩ phu Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp, thì việc diệt trừ loạn thần Bùi Đắc Tuyên chỉ là việc sớm muộn. Quang Toản là bậc minh quân sẽ đưa đất nước tiến mạnh hơn. Đáng tiếc Quang Toản còn quá nhỏ mà phải vừa lo thù trong (Bùi Đắc Tuyên), vùa lo giặc ngoài (Nguyễn Ánh) nên các công thần trung thành không thể ở gần để chia sẻ khó khăn, còn bọn loạn thần thì thừa cơ chèn ép.

    Đính chính lại Nguyễn Ánh không phải qua trung hoa xin quốc hiệu Việt Nam, mà là Nam Việt. Càn Long lúc bấy giờ lo sợ rằng sẽ trùng với nước Nam Việt Triệu Đà xưa sẽ gây ra sự tranh chấp về lịch sử sau này nên mới đổi tên thành Việt Nam. Qua việc này mới thấy được chí của Quang Trung lúc trước về việc đòi lưỡng Quảng, do vậy nên Càn Long mói sợ sau này nươc Nam lại có thêm một Quang Trung khác.

    Tội: Nếu giả sử Hoàng đế Quang Trung thất bại trong trận Rạch Gầm Xoài Mút, thì đất nước sẽ thế nào? Liệu Nguyễn Ánh có đủ sức để đuổi Xiêm mà mình đưa vào hay không? Hay lúc đó sẽ hai tay dần đất Campot và vùng Gia Định cho Xiêm? Nếu Quang Trung thất bại trong cuộc chiến chống 60 vạn Quân Thanh, liệu Nguyễn Ánh có đủ sức đánh đuổi Quân Thanh hay không, hay lúc đó đất nước lại rơi vào tay phương Bắc, nhân dân lại chịu ách đô hộ thêm vài trăm năm?

    Trên đây chỉ vài điều phân tích thôi, nếu nói thì còn nhiều nữa
     
    Anh Đào XứKang Bo Ra thích bài này.
  3. Lam Bình

    Bài viết:
    9
    Lịch sử thì không có nếu như. Nên đừng có nếu như thế này nếu như thế nọ. Hãy tôn trọng dòng chảy của lịch sử và một sự thật rõ ràng là khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã làm rất tốt vai trò của mình trên chính trường lịch sử. Bạn nếu như thế này nếu như thế nọ, bạn đưa ra thuyết âm mưu rất hùng hồn. Nhưng mà bạn ơi bạn quên là tất cả những thuyết âm mưu đó không bao giờ xảy ra, những thứ nếu như đó mãi mãi không bao giờ có thực. Đến tận thời điểm Quang Trung băng hà ông vẫn chưa thống nhất được đất nước mà đúng không, trong nội bộ Tây Sơn vẫn còn lục đục mà. Lịch sử đã xảy ra và không ai có thể thay đổi nó. Thay vì đưa ra những giả thuyết không bao giờ có thực, chúng ta hãy học cách nhìn nhận vào hiện thực lịch sử, chấp nhận nó và nhìn nó một cách khách quan. Tôi không phủ nhận những tội trạng của ông, nhưng ông có tội A thì nói là ông tội A, ông có công B thì nói là ông có công B. Đừng thần thánh hóa một ai đó và cũng đừng phủ nhận hết tất cả công lao của ai đó. Đây là góc nhìn của tôi. Chỉ mong mọi người có cái nhìn khách quan hơn về ông.

    P/s: Tôi đã có sự thiếu sót trong việc viết về nguồn gốc tên gọi Việt Nam và tôi rất xin lỗi về điều này. Tôi đã sửa lại rồi và hi vọng bạn có những trải nghiệm tốt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười 2021
  4. Trần Vũ Chánh

    Bài viết:
    4
    Nếu bạn đã không muốn thảo luận thì đừng đặt ra câu hỏi. Ai cũng biết rằng lịch sử thì không có nếu như. Nhưng chúng ta muốn đánh giá lịch sử thì phải đặt câu hỏi nếu như. Đặc biệt trong vấn đề mà bạn đặt ra, thì để lật lại và có cái nhìn tổng quát dĩ nhiên chúng ta phải đặt ra vấn đề nếu dòng chảy chảy theo một hướng khác. Còn muốn áp đặt một suy nghĩ của mình cho người đọc thì bạn nên khóa phần bình luận lại
     
  5. Lam Bình

    Bài viết:
    9
    Vậy là bạn không hiểu vấn đề rồi. Mình đâu có cấm ai bàn luận, chỉ là chúng ta nên bàn luận dựa trên những điều đã thực sự xảy ra, chứ không phải dựa trên những điều của trí tưởng tượng. Cái gì đã xảy ra nói đúng cái đó, sai ở đâu chỉ ngay ở đó. Chứ đừng có tưởng tượng. Một cái chuyện hoàn toàn không xảy ra mà đi tưởng tượng rồi bàn luận như đúng rồi. Bạn có thấy nó mắc cười hông? Tại sao không nhìn vào sự thật lịch sử và suy nghĩ một cách đơn giản hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng mười một 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...