Nguồn gốc và ý nghĩa của món mì quảng quê tôi

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Nguyễn Nguyễn, 14 Tháng một 2020.

  1. Nguyễn Nguyễn Nothingspecialaboutme

    Bài viết:
    280
    Nguồn gốc mỳ Quảng

    Được xác định ngay từ tên gọi, mì quảng Đà Nẵng là món ăn được bắt nguồn từ Quảng Nam – Đà Nẵng xưa. Còn từ mỳ ý nói đến chất liệu bột để làm nên sợi, nhưng thực chất sợi mỳ lại làm từ bột gạo.

    Sở dĩ có tên gọi như vậy, theo nhiều tài liệu, mỳ quảng được ra đời từ sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Tàu. Vào thế kỷ 16, dưới thời chúa Nguyễn, đất Hội An trở thành nơi buôn bán ngoại thương đông đúc với thương nhân nước ngoài, và với sự trù phú ở đây, người Tàu đã du nhập vào Quảng Nam- Đà Nẵng xưa khá nhiều, mang theo cả những món ăn đặc sản của họ, trong đó có những món ăn làm từ bột mỳ kha khá giống với món mỳ quảng bây giờ.

    [​IMG]

    Ý nghĩa của món mì Quảng

    Cũng giống như mỗi con người được xây nên từ mỗi nét tính cách riêng biệt thì mỗi vùng miền cũng được đặc trưng bởi những món ăn đặc biệt, chỉ có hoặc chỉ đúng chất ở tại vùngg miền đó. Chẳng hạn miền Trung vốn được mệnh danh là "ngũ Quảng" nhưng món mì Quảng lại định danh riêng cho xứ Quảng Nam mà thôi.

    Điều đặc biệt ở mì Quảng nằm trong cả cái tên. Tuy gọi là "mì" nhưng thực chất nguyên liệu tạo ra sợi mì không phải là bột mì mà là bột gạo. Sau một quá trình khá dài thì người ta sẽ cho ra những sợi mì mềm mềm, không quá dẻo cũng chẳng quá khô cứng, mang một màu trắng tinh của bột gạo. Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị nước lèo (nước chan mì). Nước chan mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm, trứng cút và thịt heo hoặc gà.. Để có được một bát mì Quảng, đầu tiên người ta cho vào tô là rau sống với đủ loại rau, tiếp đến là sợi mì, sau đó cho nước lèo vào, xếp hành và ngò lá xanh lên trên, đậu phộng rải đều..

    Không như phở, nước lèo của mì Quảng có độ đậm đặc ngon ngọt được tạo nên từ các nguyên liệu. Nước chan cho mì rất ít, không bao giờ ngập lên sợi mì, trông hài hòa rất đẹp mắt bởi màu trắng, xanh, vàng xen trộn. Và đặc biệt không thể thiếu khi ăn kèm với nó, chính là bánh tráng (bánh đa). Mì Quảng được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á. Đó là một món ăn dân dã, hơn nữa nó còn đặc trưng cho tấm lòng người dân Quảng Nam - mộc mạc, chân chất mà đậm đà, thân thương.

    [​IMG]

    Thời gian trôi đi chứng tỏ mì Quảng có một sức sống bền bỉ như cây bám trên đất. Khi rời khỏi vùng đất sinh ra nó, mì Quảng không còn thuần túy là món ăn nữa, mà trở thành một trong những nét đẹp văn hóa ẩm thực Quảng Nam.
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 14 Tháng một 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...