Ngữ Văn: Hình ảnh Hồ chí minh qua hai bài thơ Rằm tháng giêng và cảnh khuya

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tiểu mèo con, 17 Tháng mười một 2021.

  1. Tiểu mèo con

    Bài viết:
    47
    Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai bức tranh đẹp về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đồng thời cũng giúp người đọc cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn, cốt cách của tác giả-nhân vật chữ tình.

    Với chủ tịch Hồ Chí Minh tình yêu thiên nhiên đã trở thành một nét đẹp tâm hồn. Bởi thế mà trong nỗi lo lắng, dằn vặt về nước nhà, Bác vẫn dừng lại một phút để lắng sâu vào cảnh vật để thấy "cảnh khuya như vẽ" của núi rừng phương Bắc và "ánh trăng soi lồng lộng" trên sông núi Việt Bắc. Đó là khoảng khắc rung động của một thi sĩ.

    Người xưa đến chốn "lâm tuyền" để lấn tục, để cho tâm hồn được nhàn tản, thư thái. Còn Hồ Chí Minh lại đến với cảnh núi rừng Việt Bắc để lập chiến khu chống thực dân Pháp xâm lược. Cũng chính vì thế mà tâm hồn của người thi sĩ lồng vào cốt cách của người chiến sĩ.

    Cảnh khuya đẹp bởi con người chưa ngủ chợt nhận ra. Con người như hòa tan vào thiên nhiên. Nhưng đó không phải là lí do khiến Người chưa ngủ mà là do nỗi lòng suy tư dành cho nước nhà, là lo về vận mệnh dân tộc, lo vè cuộc kháng chiến. Đó là nét đẹp tâm hồn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một con người hết đời hy sinh vì dân tộc Việt Nam.

    "Yên ba thâm sứ đàm quân sự", câu thơ không chỉ rõ hình ảnh con người giữa khung cảnh đất trời bao la mà còn hé lộ cho người đọc nhận ra cái không khí thời đại, không khí của cuộc kháng chiến. Những lo toan vất vả của chủ tịch Hồ Chí Minh về vận mệnh đát nước về sự ung dung tự tại của người. Ta thấy hình ảnh con thuyền đang trôi nhẹ trên khói sông, nơi sâu thẳm đầy bí mật lại tràn đầy ánh trăng, ở đó hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân đội ta kháng chiến để giành độc lập, tự do, hạnh phúc đó là một hình ảnh hết sức lãng mạng.

    Trăng trong thơ Bác rất đẹp. Chính vần trăng ấy thể hiện phong thái ung dung tự tại tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài mang cốt cách người nghệ sĩ. Phong thái ung dung, bình tỉnh, chủ động được thể hiện từ những rung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước và đó cũng chính là tác phong cốt cách của Hồ Chí Minh. Cốt cách: Truyền thống và hiện đại, thiên nhiên và con người, cảnh đẹp và niềm lo, nghệ sĩ và chiến sĩ, lãng mạng và hiện thực, bình thường và siêu việt, giản dị và vĩ đại tất cả điều nhịp nhàng hài hòa.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...