Học ngữ văn 11: Tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi withfuonganh, 23 Tháng tám 2021.

  1. withfuonganh smile

    Bài viết:
    14
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    - Thạch Lam (1910-1942) sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan lại.

    - Sinh ra ở Hà Nội, hồi nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương (đây là một phố huyện nghèo, nơi tập trung nhiều con người ngụ cư, sống cuộc đời lam lũ và hằng đêm ở đây đều có một chuyến tàu lửa từ hà Nội đi qua mang đến một thế giới sắc màu đối lập hoàn toàn với không gian phố huyện. Từ đó, nó đã trở thành ấn tượng không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong sáng tác của Thạch Lam)

    - Cùng với Nhất Linh, Khải Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam là một trong những cây bút chủ đạo của "Tự lực văn đoàn".

    - Con người: Đôn hậu, tinh tế, có quan niệm tiến bộ.

    - Quan niệm nghệ thuật: Coi văn chương nghệ thuật là một thứ khí giới thanh cao, để cải tạo, thay đổi thế giới, làm cho lòng người trong sáng hơn.

    - Thạch Lam có biệt tài viết truyện ngắn.

    - Đặc điểm:

    + Truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất đơn giản.

    + Đi sâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật với những xức cảm, mong manh, mơ hồ.

    + Thạch lam đưa trữ tình vào trong truyện ngắn à "Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam đều giống như một bài thơ trữ tình đầy xót thương".

    + Giọng văn điềm đạm nhưng ẩn chứa nhiều suy tư, tình cảm cảm xúc.

    * * *>Truyện ngắn của Thạch Lam đạp khẽ khàng như cánh bướm non như gieo vào lòng người đọc nhiều bận bịu.

    2. Tác phẩm

    - Xuất xứ: "Nắng trong vườn" (1938)

    - Nội dung :(sgk)

    - Nhân vật

    - Bố cục gồm 3 cảnh:

    + Cảnh phố huyện lúc chiều tà

    + Cảnh phố huyện lúc đêm khuya

    + Cảnh phố huyện lúc tàu đến và đi
     
  2. withfuonganh smile

    Bài viết:
    14
    1. Cảnh phố huyện lúc chiều tà

    Bấm để xem
    Đóng lại
    a. Bức tranh thiên nhiên

    - Thời gian: "Chiều, chiều tối". Gợi tả trực tiếp bằng một câu văn ngắn mang tính chất thông báo. Câu văn chỉ có 3 tiếng và cả 3 tiếng đều là thanh bằng gợi cảm giác về một buổi chiều thu êm ả, thanh bình.

    - Thời gian đươc gợi tả một cách gián tiếp thông qua "tiếng trống thu không" vang lên từng tiếng một trong cái chòi huyện nhỏ để gọi buổi chiều. Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa "tiếng trống" gọi "buổi chiều" đã khiến cho tiếng trống tuy vang lên từng tiếng một nhưng không còn rời rạc vô tri mà sống động, có hồn thúc giục bước dịch chuyển của thời gian.

    - Không gian được tái hiện từ rộng đến hẹp, từ cao xuống thấp, từ phía Tây đỏ rực như lửa cháy đến những áng mây hồng như hòn than sắp tàn => dãy tre làng cắt hình trên nền trời và cuối cùng thu lại trong quán hàng Liên.

    - Âm thanh: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve, chõng nan cót két. Đây là những thức âm thanh bình dị, gần gũi, quen thuộc với mỗi làng quê, lặp đi lặp lại hằng ngày một cách nhàm chán vô vị. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã đặc tả một khoảng không gian tĩnh lặng đến gần như tuyệt đối.

    - Màu sắc:

    + Đỏ rực của phía Tây (mặt trời lặn), ánh hồng của đám mây, so sánh với hòn than sắp tàn. Đây là gam màu nóng

    + Đen- dãy tre làng. Đây là gam màu lạnh

    => Màu sắc có sự chuyển dịch từ gam màu nóng, ấm sang gam màu lạnh diễn tả bước dịch chuyển của thời gian đang dịch chuyển từ ngày sang đêm

    *Tiểu kết: Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện đẹp êm ả, thanh bình nhưng gợi sự nhàm chán, tẻ nhạt và đượm buồn.

    b. Bức tranh cuộc sống con người

    - Chợ: "Chợ phiên" - ngày họp chợ chính. Thông thường, chợ phiên phải đông vui, tấp nập với đa dạng mặt hàng, người bán lẫn kẻ mua nhưng ở đây Thạch Lam lại tái hiện cảnh chợ tàn, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất đi chỉ tồn tại trên đất những thứ rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía. Một vài người bán hàng ở lại để nói với nhau những câu chuyện góp nhặt, những lời than vãn.

    - Những đứa tẻ con nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thức gì còn tận dụng được.

    - Một mùi ẩm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc. Chợ được coi là bộ mặt kinh tế nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, lựa chọn cảnh ngày tàn chợ vãn, Thạch Lam đã tái hiện đầy đủ sự nghèo khổ, tù túng của cuộc sống nơi phố huyện. Đặc biệt, ông để tâm nhiều hơn cả đến số phận của những đứa trẻ nhà nghèo. Qua đó, thể hiện sự đồng cảm xót thương cho những mảnh đời bé nhỏ, tội nghiệp.

    - Chị em Liên quanh quẩn bên gian hàng tạp hóa nhỏ mà cả ngày hầu như chẳng bán được gì.

    - Mẹ con chị Tí ngày thì mò cua bắt ốc, tối đến thì dọn hàng nước nhỏ chỉ bán cho phụ gạo, phụ xe, mấy chú lính lệ hoặc người nhà thầy thừa, chẳng bán được bao nhiêu nhưng ngày nào cũng dọn hàng.

    - Bà cụ Thi điên nghiện rượu với tiếng cười khanh khách ghê người.

    *Tiểu kết: Cuộc sống của những con người nơi bãi chợ, sân ga tuy mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều giống nhau ở sự đói nghèo, tù túng, quẩn quanh không lối thoát.

    c. Tâm trạng Liên

    - Cảm thấy lòng buồn man mác vì trước thời khắc của ngày tàn, cái buồn của cảnh vật như thấm vào tâm hồn Liên.

    - Trong đôi mắt Liên bóng tối ngập đầy dần.

    - Liên cảm nhận mùi ẩm ẩm bốc lên như mùi riêng của đất nơi đây.

    - Đặc điềm: Mặc dù là một người con gái mới lớn nhưng ở Liên ta thấy tất cả sự trầm tư, chín chắn, sự nhạy cảm trước những biến chuyển mong manh mơ hồ của cảnh vật và gói ghém trong đó là cả một tình yêu, sự gắn bó sâu nặng với mảnh đất nơi đây.

    - Nhìn những đứa trẻ nhà nghèo đi nhặt nhạnh những thứ còn sót lại sau phiên chợ, Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng.

    - Quan tâm, sẻ chia những khó khăn, cơ cực với mẹ con chị Tí

    - Thương xót cho số phận của bà cụ Thi điên.

    *Tiểu kết: Tấm lòng nhân hâu, giàu tình yêu thương, dễ rung động của nhân vật.

    => Thông qua việc miêu tả bức tranh phố huyện lúc chiêu tà và tâm trạng của nhân vật Liên ta có thể nhận ra những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam và vẻ đẹp tâm hồn của nhà văn- một con người đôn hậu, giàu tình yêu thương, sự rung cảm, niềm thương xót những mảnh đời, sự gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng tám 2021
  3. withfuonganh smile

    Bài viết:
    14
    2. Cảnh phố huyện lúc đêm về

    Bấm để xem
    Đóng lại
    a. Cảnh phố huyện

    * Là một đêm tĩnh lặng, êm ả, thanh bình.

    - Một đêm mùa hạ êm như nhung và gió thoang thoảng.

    - Bầu trời lấp lánh hàng ngàn ngôi sao.

    - Tiếng đòn gánh kĩu kịt, tiếng đàn bầu bật trong yên lặng, tiếng những người dân phố huyện trò chuyện với nhau những điều vụn vặt thường ngày trong cuộc sống, tiếng hoa bang rụng vai Liên khe khẽ.

    * Bóng tối bao trùm

    - Đường phố và các ngõ con đầy bóng tối

    - Tối hết cả từ con đường thăm thẳm ra sông, con đường ra chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa.

    => Bóng tói bủa vây phố huyện

    * Sự xuất hiện của ánh sáng

    - Những khe sáng hé ra từ khung cửa của những cửa hàng còn thức

    - Ánh sáng của hàng ngàn vì sao trên vòng trời

    - Ánh sáng của đom đóm bay trong đêm.

    - Cái chấm lửa nhỏ ở gánh hàng của bác Siêu

    - Hột sáng từ ngọn đèn nhỏ bé lọt qua phên nứa của chị em Liên.

    - Quầng sáng thân mật từ ngọn đèn dầu nơi hàng nước của mẹ con chị Tí.

    => Ánh sáng tuy xuất hiện với tần suất lớn nhưng chỉ là những khe sáng, hột sáng, quầng sáng hoặc những đốm sáng nhỏ lẻ loi, yếu ớt, tội nghiệp.

    => Trong tương quan giữa ánh sáng và bóng tối, bóng tối thì dày đặc, ngự trị bao trùm còn ánh sáng thì nhỏ nhoi, leo lét đến tội nghiệp. Nghệ thuật tương phản đối lập và đòn bẩy lấy ánh sáng để tả bóng tối đã được sử dụng đắc địa để biến bóng tối trở thành một không gian nghệ thuật tượng trưng cho cuộc sống tối tăm đói nghèo của phố huyện nói riêng, nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 nói chung.

    b. Cảnh cuộc sống con người

    - Chị em Liên âm thầm bên ngọn đèn dầu, ngắm nhìn bầu trời đêm.

    - Bác phở Siêu nhóm lửa để lấy phở- món quà xa xỉ đối với người dân phố huyện.

    - Mẹ con chị Tí với gánh hàng ế ẩm, từ chiều đến giờ chưa bán được gì.

    - Vợ chồng bác xẩm ngồi bên manh chiếc chiếu rách góp mấy tiếng đàn bầu buồn tẻ, thằng con bò ra ngoài nhặt rác bẩn vùi trong cát.

    =>Những con người nơi phố huyện mỗi người một hoàn cảnh, một số phận nhưng đều giống nhau ở sự đói nghèo quẩn quanh không lối thoát, nhịp sống của họ lặp đi lặp lại với những hành động quen thuốc, tái diễn hằng ngày, chị Tí dọn hàng, bác phở Siêu thổi lửa, gia đình bác cẩm với những tiếng đàn bầu ế ẩm bên cái thau sắt trắng. Tuy nhiên, ở những con người ấy vẫn sáng lên ánh sáng của niềm tin, hi vọng vào một ngày mai cuộc sống sẽ đổi khác. "Một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày". Dù ước mơ ấy rất mong manh mơ hồ nhưng nó vẫn khẳng định trong bất kì hoàn cảnh nào con người ta vẫn không ngừng vươn tới ánh sáng, khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    => Thông qua đó, ta thấy được tinh thần nhân đạo, tấm lòng yêu thương trân trọng những ước mơ khát vọng chân chính của con người nơi đây.

    c. Tâm trạng Liên

    - Nỗi buồn thấm thía trong tâm hồn nhân vật Liên được gợi lên từ bóng tối bao trùm nơi phố huyện.

    - Liên hướng tấm mắt nhìn lên bầu trời với muôn vàn vì sao lấp lánh để mặc sức tưởng tượng: Đối với những đứa trẻ, vũ trụ bao la là cả một thế giới huyền bí đầy mời gọi hấp dẫn.

    - Liên còn tập trung ánh nhìn vào những hột sáng, quầng sáng, đốm sáng, khe sáng yếu ớt lẻ loi nơi phố huyện nghèo.

    - Nhìn gánh phở bác Siêu, Liên mơ tưởng về quá khứ xa xăm khi hai chị em còn sống cùng bố mẹ ở Hà Nội, được đi chơi bờ hồ.

    => Thông qua đó, ta cảm nhận được sự buồn chán trước cuộc sống tẻ nhạt, tù túng nơi phố huyện nghèo đồng thời thể hiện khát khao, mơ ước về một thế giới mới, một cuộc sống mới. Niềm mơ ước ấy được gửi gắm thông qua hành động chờ tàu.
     
  4. withfuonganh smile

    Bài viết:
    14
    3. Cảnh phố huyện lúc tàu đến và đi



    Bấm để xem
    Đóng lại
    a) Cảnh phố huyện

    *Cảnh phố huyện khi tàu đến:

    - Ánh sáng: Đèn ghi xuất hiện, ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơi, một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, các tia đèn sáng trưng chiếu cả xuống đường đồng và kền lấp lánh.

    =>Đoàn tàu đến mang theo một ánh sáng hoàn toán khác so với nơi phố hiyeenj. Nó làm sáng bứng cả không gian và thắp sáng hi vọng cho con người phố huyện nghèo.

    - Âm thanh: Tiếng còi xe lửa, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ, tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi đến.

    => Đoàn tàu không chỉ mang theo một thứ ánh sáng rực rỡ sắc màu mà còn kéo theo cả một không gian huyên náo, vui vẻ ồn ào, khác hẳn với cái thế giới đầy những âm thanh buồn tẻ góp nhặt nơi phố huyện.

    => Tóm lại, đối với những người đan nơi phố huyện, cả một cuộc đời lam lũ bị bóng tối và sự nghèo đói bủa vây thì đoàn tàu chính là biểu trưng cho một thế giới khác rực rỡ giàu sang hoa lệ.

    *Cảnh phố huyện khi đoàn tàu đi qua

    - Ánh sáng: Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt, chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre, đêm tối lại ngự trị, bao trùm xung quanh chỉ còn những vì sao trên trời lấp lánh, bóng đèn lồng với bóng người đi về.

    - Âm thanh: Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi đến không nghe được nữa chỉ còn lại tiếng cầm canh, tiếng chó cắn.

    => Đoàn tàu tuy mang tới một thế giới rực rỡ sức màu và huyên náo âm thanh nhưng chỉ trong chốc lát, khi đoàn tàu đi rồi phố huyện lại trở về với bầu không khí ngột ngạt tù đọng với bóng tối bao trùm và nỗi buồn thấm thía từ cảnh vật đến lòng người.

    b) Hình ảnh chị em Liên

    *Nguyên nhân đợi tàu

    - Mẹ dặn hai chị em thức để cố xem có bán được thứ hàng gì không. Nhưng đây không phải là nguyên nhân chính, thực tâm Liên không còn trông mong ai đến nữa. Cô thức vì:

    + Muốn nhìn thấy chuyền tàu vì là hành động cuối cùng của một ngày, tàu đến mang theo một thế giới mới. Có thể nói, đây chính là phương tiện để Liên có thể gửi găm ước mơ, vượt khỏi cuộc sống tối tăm, tù đọng.

    + Chuyến tàu đối với riêng bản thân Liên còn là chuyến tàu chuyên chở kí ức tuổi thơ giúp Liên sống lại những ngày tháng phong lưu, gia đình có có của ăn của để. Hai chị em được đưa đi bờ hồ, ăn kem và uống nước xanh đỏ.

    *Tâm trạng:

    - Khi tàu chưa đến, hai chị em đều háo hức dẫu buồn ngủ nhưng vẫn gắng gượng đến díu cả mắt

    - Khi tàu đến, hai chị em được sống lại những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ và thỏa sức, ơ tưởng về một tương lai tươi sáng.

    - Khi tàu đi, Liên nhìn theo đoàn tàu đầy tiếc nuối. Nỗi buồn lại ùa về xâm chiếm tâm hồn cô.

    => Có thể nói, đối với Liên, An và những người dân nơi phố huyện, chuyến tàu là một món ăn tinh thần không thể thiếu, là động lực để họ tiếp túc sống, tiếp tục nuôi dưỡng niềm tin, hi vọng về một tương lại cuộc sống sẽ đổi khác. Tóm lại, thông qua việc miêu tả cảnh đơi tàu của chị em Liên, Thạch Lam đã thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu khát khao vươn ra ánh sáng, thoát ra khỏi cuộc sống tù túng chật hẹp và những người dân nghèo nơi phố huyện.

    => Thông qua đó, tác giả muốn gửi găm thông điệp đã ống thì phải sống cho ra sống, phải vượt qua khỏi "ao đời phẳng lặng", không ngừng khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đặc biệt, những con người đang phải chịu cuộc sống tối tăm, mòn mỏi hãy cố gắng tìm cho mình một lối thoát để vươn ra ánh sáng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...