Ngôn ngữ kí hiệu là gì? Ngôn ngữ kí hiệu các nước có giống nhau không?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Hanthienlam321, 16 Tháng bảy 2021.

  1. Hanthienlam321

    Bài viết:
    62
    Chúng ta được sinh ra và có mặt ở trên đời này đã là một sự may mắn. Chúng ta có thể chọn cho mình cách sống, chọn làm người như thế nào. Nhưng không ai có thể chọn cho mình là người hoàn chỉnh hay mình là người khiếm khuyết khi sinh ra cả. Chúng ta nên cảm thấy may mắn, khi chúng ta sinh ra là người hoàn chỉnh. Nhưng có những người kém may mắn hơn chúng ta, khi sinh ra họ đã bị khiếm thính hay không nói được. Họ phải dùng ngôn ngữ kí hiệu để thay cho những điều muốn nói.

    Ngôn ngữ kí hiệu là gì?

    - Ngôn ngữ kí hiệu hay còn gọi là thủ ngữ, đây là loại ngôn ngữ được dùng phổ biến trong cộng đồng người khiếm thính (điếc) và người khuyết tật ngôn ngữ (câm). Đây là loại ngôn ngữ được dùng thay cho những lời mà họ muốn nói, muốn truyền tải ý của mình đến với mọi người.

    [​IMG]

    - Nếu chúng ta muốn nói lên điều gì đó cho mọi người biết, thì chúng ta chỉ cần mở miệng ra nói thì mọi người sẽ hiểu được. Nhưng đối với họ, để mọi người hiểu những gì mà họ muốn nói thì đó là một thử thách. Vậy nên, mọi người hãy kiên nhẫn và cố gắng thấu hiểu những gì mà họ muốn truyền tải nhé.

    Ngôn ngữ kí hiệu của các nước có giống nhau không?

    - Giống như các nước đều có cho mình một ngôn ngữ riêng. Thì ngôn ngữ kí hiệu giữa các nước cũng sẽ có sự khác nhau. Ví dụ như: Ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam (VSL), ngôn ngữ kí hiệu Mỹ (ASL)..

    [​IMG]

    - Ngôn ngữ kí hiệu của mỗi nước sẽ dựa trên những mảng về văn hóa, con người, địa lí.. để xây dựng nên một ngôn ngữ kí hiệu phù hợp với mỗi nước. Chính vì thế, nên sẽ có sự khác nhau về ngôn ngữ kí hiệu giữa các nước.

    - Tuy nhiên, mặc dù khác thì có khác nhưng ngôn ngữ kí hiệu giữa các nước vẫn có nét giống nhau đến 30%. Đó là xuất phát từ những điệu bộ và mô phỏng lại vật thể giống nhau của các nước. Vd: Muốn uống nước thì chỉ cần bạn giả bộ cầm cốc nước để uống..

    - Có hai đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ kí hiệu đó là tính giản lược và có điểm nhấn.

    VD: Bình thường: "Dạo này có ổn không?"

    Ngôn ngữ kí hiệu: "Ổn không?"

    Đặc điểm của ngôn ngữ kí hiệu tại Việt Nam?

    - Tại Việt Nam có ba ngôn ngữ kí hiệu phổ biến và được nhiều người khiếm thính sử dụng nhất đó là: Ngôn ngữ kí hiệu Hà Nội, ngôn ngữ kí hiệu TP. Hồ Chí Minh và ngôn ngữ kí hiệu Hải Phòng. Tuy nhiên trước đó, những kí hiệu mà người khiếm thính sử dụng để truyền tải đến mọi người chỉ được xem như là điệu bộ để cố gắng giao tiếp với cộng đồng.

    [​IMG]

    - Cho đến năm 1996, Jame C. Woodward người đã từng làm việc với William Stokoe tại trường đại học Gallaudet của Mỹ, đến nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu của người khiếm thính tại Việt Nam. Thì ngôn ngữ kí hiệu mới được quan tâm hơn, sau đó có các dự án giành cho người khiếm thính như: Dự án Giáo dục hòa nhập cho trẻ điếc 1998-2001, dự án Giáo dục trung học và đại học cho người điếc Việt Nam 2000 cho đến hiện tại.

    Cần giúp người khiếm thính hòa nhập cộng đồng tốt hơn?

    - Triết gia của Hy Lạp Aristotle (384 - 322 TCN) đã từng đưa ra luận điểm rằng: "Người khiếm thính không thể giáo dục được. Nếu không nghe được, con người không thể học được". Tuy nhiên, ngôn ngữ kí hiệu ra đời, đã trở thành ngôn ngữ của người khiếm thính và người khuyết tật ngôn ngữ, giúp họ học được, tiếp thu thông tin được đã bác bỏ đi luận điểm trên.

    - Vậy nên, người khiếm thính hay người khuyết tật ngôn ngữ họ cũng có thể hòa nhập tốt với cộng đồng. Họ cũng là người bình thường như chúng ta, họ xứng đáng được đối xử công bằng trong xã hội.

    - Hiện nay, có các phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu giúp mọi người kéo gần khoảng cách giữa người khiếm thính và mọi người lại với nhau. Giúp họ thân thiết hơn, gần gũi hơn trong cuộc sống đầy ý nghĩa này.

    [​IMG]

    - Ngôn ngữ kí hiệu cần được biết đến rộng rãi hơn và cần có nhiều phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu hơn, để giúp những người đó lạc quan hơn trong cuộc sống. Gia đình nào có người bị khiếm thính, đừng để họ có cảm giác bị lạc lỏng, cô đơn trong chính ngôi nhà của mình nhé.

    [​IMG]

    - Mọi người đừng xa lánh, đừng dùng những từ nặng nề nói về người khiếm thính. Họ có quyền được tôn trọng từ mọi người, có thể chúng ta may mắn hơn khi sinh ra là người hoàn chỉnh. Nhưng đừng dùng sự may mắn đó đi chế nhạo người khác. Thay vào đó, chúng ta giúp họ có thể hòa nhập với cộng đồng tốt hơn. Giúp họ tự tin đối mặt với cuộc sống này tốt hơn.

    [​IMG]

    Cảm ơn mọi người đã đọc rất nhiều!
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...