Viết đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Sắc Màu Cuộc Sống, 5 Tháng tư 2019.

  1. Đề bài:

    "Ta đi trọn kiếp con người

    Cũng không đi hết những lời mẹ ru"

    Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy

    Từ đoạn thơ trên, anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận về tình mẫu tử.

    A. Lập dàn ý

    1. Mở bài: Đặt và trích dẫn vấn đề cần nghị luận.

    2. Thân bài

    2A. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Duy

    - Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng không thể thay thế được trong cuộc sống; làm con thì phải có hiếu với cha mẹ.

    - Hai câu thơ là những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về tình mẫu tử sau khi đã trải qua "trọn kiếp con người". Nó khẳng định công lao trời biển, tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con cái.

    2B. Chứng minh, bình luận

    - Tại sao lại "đi trọn kiếp con người cũng không đi hết lời mẹ ru"? Tình mẫu tử là thứ tình cảm đi theo mỗi con người suốt cuộc đời, đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ chứng minh: Câu chuyện về con chim mẹ bị thiêu rụi nhưng vẫn cố gắng bảo vệ con mình trong đôi cánh.

    - Mẹ là người thương yêu con vô điều kiện; mẹ luôn là điểm tựa, là hi vọng của con.

    - Vậy để tình mẫu tử được bền chặt cần phải làm gì?

    + Con cần phải có hiếu với cha mẹ.

    + Con và mẹ cần có sự thấu hiểu lẫn nhau, thường xuyên vun đắp.

    2C. Liên hệ và phê phán

    - Còn có rất nhiều người có lối sống vô cảm, trái tim băng giá cần phải lên án, phê phán.

    - Cần nhận thức đúng đắn, hãy yêu thương cha mẹ của mình.

    3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

    B. Bài làm


    Tình mẫu tử là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng trong cuộc sống mà mỗi chúng ta ai cũng phải mang theo. Tình mẫu tử được hiểu là tình cảm mẹ con, tình cảm cha con. Và tình mẫu tử trở thành một đạo hiếu không thể thiếu từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Viết về tình mẫu tử có rất nhiều bài thơ nổi tiếng, trong đó có bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của nhà thơ Nguyễn Duy. Qua bài thơ này, tác giả đã đặt ra cho mỗi chúng ta những suy ngẫm về tình mẫu tử, về giá trị thiêng liêng của tình mẹ. Điều ấy được thể hiện nổi bật hơn cả trong hai câu thơ:

    "Ta đi trọn kiếp con người

    Cũng không đi hết những lời mẹ ru"

    Nói tới tình mẫu tử tức là nói tới mối quan hệ máu mủ ruột già, mối quan hệ ruột thịt giữa cha mẹ với con cái. Người xưa coi trọng, làm con thì phải có hiếu với cha mẹ, làm con thì phải phụng thờ, nuôi dưỡng cha mẹ. Và tình mẫu tử là một thứ tình cảm thiêng liêng không thể thay thế được trong cuộc sống.

    Hai câu thơ của Nguyễn Duy là những suy ngẫm sâu sắc của ông về tình mẫu tử sau khi đã trải qua "trọn kiếp con người". Con người dù trải qua một đời người nhưng cũng không đi hết những lời mẹ ru. "Trọn kiếp" là trải qua một đời người. "Lời mẹ ru" không chỉ là những tiếng ầu ơ, giai điệu thông thường mà nó còn là tình cảm, tình yêu thương, là những ước mong, hi vọng của người mẹ dành cho con cái. Phải chăng, câu thơ này là một trải nghiệm, một đúc kết của tác giả: Có thể đi suốt cả cuộc đời nhưng đôi khi con cũng không đi hết, chưa thể thấu hiểu, biết hết những tình cảm của mẹ, đức hi sinh của mẹ dành cho con. Câu thơ khẳng định công lao trời biển, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con.

    Vậy tại sao lại "đi trọn kiếp con người cũng không đi hết lời mẹ ru"? Tình mẫu tử là tình cảm đi theo con người suốt cuộc đời và có vai trò rất quan trọng. Lời ru của mẹ, sự chăm sóc cưu mang của mẹ góp phần nuôi lớn về thể xác. Những câu chuyện, lời răn dạy của mẹ góp phần nuôi lớn cả về tâm hồn cho mỗi chúng ta. Không những vậy, người mẹ còn làm nhiệm vụ là người chở che, bao bọc. Chắc hẳn, ai đó đã từng đọc câu chuyện cảm động về một loài chim. Trong khu rừng bị cháy thiêu trụi, con chim mẹ bị cháy khô nhưng bàn chân của nó vẫn quặp chặt lấy cành cây. Và khi người thợ săn đến, vạch con chim ra thì thấy trong đôi cánh của nó con chim con được cắp lại. Nghĩa là con chim mẹ đã dang rộng đôi cánh của mình ra để nuôi dưỡng, lấy tính mạng của mình để bảo vệ, bao bọc con chim con. Hay một câu chuyện về tình mẫu tử của loài chim vẹt đuôi dài ở công viên Quốc gia Keoladeo (Ấn Độ). Để bảo vệ con mình, chim mẹ đã rất dũng cảm, dám đánh với một con kỳ đà to gấp ba lần nhưng không thành. Đó là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng.

    Trong cuộc sống này, người con có thể trải qua rất nhiều những vấp váp, thăng trầm và cả lầm lỗi nhưng chỉ có người mẹ là người yêu thương chúng ta vô điều kiện. Và chính người mẹ là người cưu mang và khiến cho chúng ta cảm nhận được đó là một lối về. Vì vậy, người mẹ luôn luôn là điểm tựu, là hi vọng của tương lai:


    "Chỉ mẹ là niềm vui, là ánh sáng diệu kì

    Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước"

    Xecgay - Exenin

    Vậy để tình mẫu tử được bền chặt cần phải làm gì? Việc vun đắp là trách nhiệm của mỗi người để tình mẫu tử được bền chặt, thiêng liêng. Mỗi một người con cần phải có hiếu với cha mẹ. Giữa người con và mẹ cần phải thường xuyên thấu hiểu lẫn nhau, thường xuyên vun đắp để cho tình cảm ấy thêm nảy nở. Trong xã hội xưa và nay có rất nhiều câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Điển hình có thể nhắc đến nhân vật Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của nguyễn Du. Vì thương cha, vì chữ hiếu và làm tròn đạo làm con, nàng Kiều đã bán bản thân mình, từ bỏ hạnh phúc của bản thân để lấy tiền chuộc cha. Hay ta có thể kể đến câu chuyện của chính cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu – một học sinh chuyên Lý của trường THPT Hà Nội - Amsterdam. Hằng ngày để giúp đỡ gia đình, giúp mẹ có tiền chạy thận, Hiếu đã quyết định nhịn ăn sáng để dành dụm tiền, đồng thời cố gắng chăm chỉ học tập, không phụ công mong mỏi của gia đình, thầy cô; mặc cho những "điệp khúc" mẹ cất lên hàng ngày: "Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à?".

    Tình mẫu tử tốt đẹp là như vậy nhưng không phải ai cũng thấu hiểu vai trò to lớn của tình mẫu tử. Bởi vậy, có rất nhiều những con người sống vô cảm, có trái tim băng giá. Đó là những cậu bé, những thanh niên không xin được tiền của mẹ để đi chơi game sẵn sàng giết mẹ; có những con người cậy có tiền không hề biết rằng tình cảm là một thứ cần nuôi dưỡng, coi trọng đồng tiền, phó mặc việc chăm sóc người già cho ô xin.. Thật buồn cho một xã hội có những con người như vậy. Từ đó, chúng ta cần nhận thức đúng vấn đề: Mỗi người trong chúng ta hãy thể hiện lòng yêu thương mẹ của mình bằng những hành động thiết thực nhất như một thành công trên con đường tương lai hay một cái khăn mà ta mua tặng mẹ trong những ngày đông giá lạnh.. Mỗi người không ngừng ra sức rèn luyện, học tập để hoàn thiện nhân cách, trở thành một điểm tựa vững chắc cho mẹ và cho gia đình.

    Có thể khẳng định câu thơ của Nguyễn Duy đã đem đến cho chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Mỗi người con đang sống hôm nay nhớ về mẹ, hướng về mẹ cũng là luôn luôn nhắc nhở nhau:


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem


    Các bạn nhớ Like và Share bài viết nhiều nhiều giúp mình nhé! Đó là động lực để mình viết tiếp những bài nghị luận xã hội tiếp theo!
     
    Tiên Nhi thích bài này.
    Last edited by a moderator: 9 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...