Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 1. Khái niệm: Là bài văn mà người viết bày tỏ quan điểm, cách nhìn nhân, đánh giá của bản thân về một vấn đề thuộc nhận thức hoặc đạo lí trong cuộc sống, một thông điệp, một bài học, một triết lí.. 2. Tìm hiểu đề: - Xác định vấn đề nghị luận - XÁc định nội dung chính của bài - Xác định thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ. - Xác định phạm vi tư liệu 3. Lập dàn ý Hình thức: Đoạn văn (200 chữ) Nội dung: A. Mở đoạn (3 dòng) : Giới thiệu, dẫn dắt được vấn đề cần nghị luận, trích dẫn ý kiến trọn vẹn. B. Thân đoạn: · Luận điểm 1: Giải thích (khái niệm, hình ảnh, từng vế câu). Chốt lại ý nghĩa cả câu (3-4 dòng) · Luận điểm 2: Phân tích, bình luận: Khẳng định đúng sai; chứng minh lí giải + Vai trò, tầm quan trọng của đạo lí đó trong cuộc sống (10 dòng) + Biểu hiện của tư tưởng đạo lí đó (2-3 biểu hiện) · Mở rộng, bàn bạc + Phản đề + Đề xuất giải pháp để phát triển tư tưởng đạo lí đó trong cuộc sống + Rút ra bài học cho bản thân, liên hệ thời đại xã hội C. Kết đoạn: Dưới đây là một ví dụ tham khảo cho các bạn Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ: "Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?" Bài làm Nhà thơ Tố Hữu đã từng có một câu hỏi: "Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?". Và đây cũng chính là câu hỏi mà rất nhiều người cũng đang đi tìm câu trả lơi. Vậy, "sống đẹp" là gì? "Sống đẹp" là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định được vai trò, trách nhiệm của bản thân, có đời sống tình cảm đúng mực, hài hòa, có hành động đúng đắn. Thật vậy, sống đẹp giúp cho mỗi người chúng ta khẳng định được giá trị bản thân, được mọi người yêu quý, tôn trọng. Giúp ta vượt lên lợi ích tầm thường, hướng đến lợi ích chung, biết sống cho mình và cho mọi người. Không những vậy, sống đẹp còn giúp ta có thêm niềm tin, từ đó hoàn thiện bản thân. Người sống đẹplà người sống có lí tưởng, ước mơ, hoài bão, lành mạnh, nhân hậu. Cả trong văn thơ và đời sống hàng ngày ta đều dễ dàng bắt gặp người sống đẹp, "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"; "sống là cho chết cũng là cho". Nhưng bên cạnh đó lại có những ng sống ích kỉ, trục lợi, buông thả, phó mặc, tệ nạn XH. Những lối sống đó cần được lên án, phê phán thật nghiêm khắc. Cần phải có biện pháp giáo dục phù hợp, định hướng con người ta đi đến lối sống tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta nên chuẩn bị cho mình vốn hiểu biết về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng trở thành người có ích cho xã hội, là tấm gương sống đẹp cho thế hệ sau noi theo. Tóm lại, sống đẹp là con đường mà chúng ta nên hướng đến, có như vậy thì mọi người mới yêu thương nhau và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.
Đề bài: Mạng xã hội ngày càng phát triển nên nhiều người thích chụp ảnh, chỉnh sửa, đăng lên mạng, dẫn tới sự xuất hiện của căn bệnh mới: Bệnh ái kỉ. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về hiện tượng này. Bài Làm Xã hội ngày nay ngày càng phát triển, kéo theo sụ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin. Thời đại 4.0 lên ngôi đã giúp ích cho loài người vô cùng lớn, nhưng bên cạnh đó thì cũng để lại không ít hậu quả đáng lo ngại. Trong số đó phải kể đến căn bệnh ái kỉ. Vậy, chúng ta hiểu như thế nào về căn bệnh mang tên ái kỉ này đây? "Ái kỉ" là tự yêu bản thân một cách thái quá, ảo tưởng về bản thân, không có cái nhìn hiện thực đúng đắn từ đó có những hành vi chưa đẹp. Thật vậy, ngày nay trên các trang mạng xã hội như: Facebook, instargam, zalo, tiktok.. diễn ra hàng loạt các trào lưu sống ảo, đăng tin câu like, khoe khoang, thậm chí là đấu tranh dư luận, giả mạo.. Nguyên nhân của những hành vi ấy cũng xuất phát từ lối sống xa hoa, chú trọng vào hình ảnh, danh tiếng, coi mình là trung tâm của vũ trụ, ganh đua, ghen tỵ, chưa nhận thức đúng đắn và lạm dụng mạng xã hội. Mạng xã hội là nơi chia sẻ nhưng không phải là nơi để chúng ta khẳng định mình thông qua chỉ vài câu văn hay bức ảnh sống ảo. Chúng ta nên dành nhiều thời gian ở cuộc sống thực, là chính mình thì sẽ tốt hơn. Nhất là giới trẻ ngày nay, cần phải có giáo dục đúng cách, trang bị đầy đủ kiến thức về internet, sử dụng thời gian hiệu quả, cân bằng sinh hoạt, để từ đó có cái nhìn toàn diện, trau dồi bản thân phát triển. Cha mẹ nên khuyên dạy con cái, làm bạn cùng các con, để các con có thể nhìn thấy tình yêu thương từ chính gia đình mình chứ không phải số lượt like hay thả tim ở thế giới ảo nữa. Tóm lại, ái kỉ là một báo động đỏ, làm thức tỉnh mỗi chúng ta hãy yêu bản thân mình đúng cách, tôn trọng sự thật và nhìn nhận đúng con người của chính mình. Từ đó trở thành một công dân có ích cho xã hội và dễ dàng thành công trong cuộc sống hơn.