Nghị luận văn học: Vợ Nhặt - Nhân vật Bà cụ Tứ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Đặng Katerine, 16 Tháng bảy 2021.

  1. Đặng Katerine

    Bài viết:
    195
    Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

    Nhắc đến Kim Lân, nhiều độc giả khác hẳn sẽ nhớ đến tác phẩm kinh điển "Vợ Nhặt". Một tác phẩm vô cùng độc đáo của nền văn học Việt Nam được sáng tác trong thời kỳ cả nước đang chìm vào bóng tối, nạn đói hoành hành, người dân chết "như ngả rạ". Vậy mà từ hoàn cảnh u tối đó Kim Lân bằng tài hoa và sự thấu hiểu của mình đã tìm ra những tia sáng le lói trong màn đêm sâu thẳm. Ánh sáng ấy là cu tràng với tình người giữ con người với con người, là chị vợ, hay ấn tượng nhất đối với độc giả đó là bà cụ Tứ. Người mẹ nghèo khổ "long khọng" luôn yêu thương bao dung cho con và thấu hiểu sâu sắc trước nỗi khổ của người khác.

    Hình ảnh bà cụ Tứ không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm nhưng chỉ khi đọc tác phẩm độc giả mới thấy thương người mẹ ấy. Chồng mất sớm con gái đã đi xa, chỉ Còn Lại đứa con trai gia cảnh nghèo khó nên lúc nào bà cũng mang trong mình nhiều âu lo, tính toán "vừa đi vừa lẩm nhẩm gì đó". Tác phẩm "Vợ Nhặt" có nhà ấn tượng cho người đọc như đoạn gặp lại lần thứ hai của cu tràng và chị Vợ Nhặt, hay đoạn anh Tràng vênh mặt khi dẫn chị vợ về nhà đi ngang qua sớm ngụ cư. Nhưng đối với nhân vật bà cụ Tứ, đoạn trích để lại trong lòng người đọc nhiều vấn vương về tình cảm sâu sắc, nỗi nhục nhã, hiểu bao dung của người mẹ dành cho con trai lẫn đứa dâu mới là đoạn "- nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!.. - ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..". Mới đầu đoạn trích là cảm xúc đi từ bất ngờ đến nghi hoặc và cuối cùng là hiểu ra mọi "cớ sự" của bà cụ Tứ. "Bà lão cúi đầu nín lặng", người mẹ nghèo khổ ấy lần đầu tiên chị biết tính hình và im lặng trước những thông tin quá lớn mà mình vừa được tiếp nhận đó là con trai bà, cu Tràng đã có vợ, một cô vợ nhặt, không sính lễ, không lễ nghi. Để rồi Bà hiểu ra, từ Hiếu đã được Kim Lân tinh tế lập lại đến hai lần, nhấn mạnh nỗi tủi nhục của bà cụ. Bà "xót thương" thay, "ai oán" thay cho đứa con của mình. Ba tự trách bản thân đã không đủ khả năng để lo cho con, bà ai oán thay cho con vì có một người mẹ như bà, bà tự trách bản thân rồi lại thương cho đứa con là cu Tràng. Bà hiểu rõ cái nghịch cảnh đến buồn cười của gia đình mình là đối với những nhà khác người ta chỉ nghĩ đến việc "dựng vợ gả chồng" khi khá giả, còn con trai bà vào thời khắc tử thần luôn kề bên sẵn sàng dùng lưỡi hái lấy đi sinh mạng của toàn dân Việt Nam, vậy mà hắn lại đem về một cô vợ. Bà uất nghẹn bà hiểu ra những cái từ lớn hơn mà bà không dám nói chỉ có thể bỏ lửng những suy nghĩ của mình bằng dấu ba chấm, và dấu ba chấm này được lặp lại đến hai lần trong đoạn trích chỉ ra những điều tâm sự lớn lao hơn nữa, nhưng chỉ có Kim Lân và bà là hiểu rõ. Để rồi trước những cảm xúc mạnh mẽ dồn dập tấn công lấy người phụ nữ già cỗi ấy, trên khóe mắt sớm để in lên những dấu vết của thời gian khẽ rơi xuống "hai dòng nước mắt". Đây là những dòng nước mắt của tình thương, thương cho con trai, con dâu của mình, "biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không", bà lo lắng cho tương lai của đứa con mình, cũng đúng thôi bà cụ Tứ trên cương vị của một người mẹ với vốn sống giàu có bà đã sớm nhìn ra đất nước và xã hội Việt Nam lúc mấy giờ khó khăn đến nhường nào, nhưng rồi sau khi đã thu xếp xong suy nghĩ trong lòng mình "bà lão khẽ thở dài" bà lão tạm thời gác lại mọi suy nghĩ mà nhìn nhận "nàng dâu mới" của mình, "đâm đâm nhìn người đàn bà", bất ngờ thay bà cụ lại không phán xét mà thay vào đó là nhìn người con gái trước mặt bà, đứng trên cương vị của thị mà thấu hiểu cho nàng ta "người ta có gặp bước khó khăn, khổ này, người ta mới đến lấy con mình". Bà lão hiểu rõ với điều kiện của anh chàng, một người có ngoại hình xấu xí thô kệch công việc không ổn định thì bình thường cu cậu sẽ thuộc diện "ế vợ", chỉ có trong tình cảnh khó khăn như thế này thì may mắn thay "con mình mới có vợ được". Bà lão lúc bây giờ đã chấp nhận, ở đây Kim Lân là sử dụng liên tiếp hai lần dấu ba chấm "..."

    Đã cho thấy những suy nghĩ bỏ lỡ của bà cụ, phải chăng lần này bà hiểu ra được với bổn phận của một người làm mẹ nếu đã không lo được cho con thì ít nhất cũng nên ủng hộ quyết định của nó. Để rồi một tia sáng chợt lóe lên trong đầu bà về một tương lai tươi sáng cho đứa con của mình. "Mai ra mà qua được cái nêu đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ", tia sáng về một tương lai đã đến tuy đã nhanh chóng bị thay thế bằng suy nghĩ "chẳng may ra ông trời bắt chết cũng phải chịu" nhưng bà đã có cái nhìn tươi sáng hơn. Sự chấp nhận đối với đứa con dâu mới của bà cụ Tứ là một điểm rất mới trong nền văn học Việt Nam, ở trong tác phẩm ta không thấy tình trạng "Mẹ chồng nàng dâu" mà đáng lẽ ra trong trường hợp này lại càng phải có. Bởi theo lẽ thường chẳng có người mẹ nào lại tôn trọng một cô nàng ất ơ nào đó mà con trai mình tùy tiện dẫn về mà không cần quà cáp, sính lễ gì. Mà ở đây bà cụ Tứ không chỉ tôn trọng "nàng dâu mới", mà bà con bao dung thương thay cho những thống khổ mà cô đã chịu đựng. "Ừ, thôi thì các con đã phải duyên kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..". Sự chấp nhận nhẹ nhàng là tình yêu bao dung của bà cụ Tứ đã phần nào giúp cho nàng dâu mới đỡ phần ngột ngạt khi lần đầu về nhà chồng. Hình ảnh bà cụ Tứ là hình tượng điển hình cho vẻ đẹp bao dung thấu hiểu của người phụ nữ Việt Nam.

    Thông qua tác phẩm "Vợ Nhặt" nhà văn Kim Lân bằng nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo, tạo lập nhân vật hoàn mỹ, cùng những ngôn từ giản dị mộc mạc mà đánh vào lòng người đọc giả những cảm xúc mạnh mẽ dâng trào. Và với nhân vật bà cụ Tứ, người đọc thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vẻ đẹp của lòng yêu thương con người với con người, thấu hiểu với người khác mà ở đây là bao dung đối với cô "Vợ Nhặt"
     
    sky z, meomeohh, vivan2511 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...