Nghị Luận Văn Học: Chứng Minh Nguồn Gốc Cốt Yếu Của Văn Chương Là Lòng Thương Người

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Như Thạch, 18 Tháng tám 2021.

  1. Như Thạch

    Bài viết:
    4
    BÀI LÀM:​

    Một tác phẩm văn học chân chính luôn lấy con người là tâm điểm phản ánh hiện thực đời sống, vẻ đẹp của con người và lòng nhân đạo để kết tinh nên tác phẩm hay, có giá trị gởi đến các độc giả vì lẽ đó mà có ý kiến cho rằng ' Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người '. Và một trong số tác phẩm làm nên được điều đó chính là ' Lão Hạc ' của Nam Cao.

    Mặt khác, vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề của con người và nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người. Sâu sắc hơn lòng thương người chính là giá trị nhân đạo mà giá trị nhân đạo là cốt lõi, là tiêu chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính.

    Vậy văn chương là gì? Đó là các tác phẩm văn và thơ. Đối tượng phản ánh của tác phẩm văn học là con người. Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực đời sống, thể hiện những tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ với con người. Và tác phẩm là tiếng nói thầm kín của tâm hồn, cảm xúc của người sáng tác. Còn ' lòng thương người, thương cả muôn vật muôn loài ' ở đây chính là lòng nhân ái - một tình cảm rộng lớn cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Đó là giá trị nhân đạo là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gởi gắm trong tác phẩm. Nói đến giá trị nhân đạo, ý nghĩa nhân văn là nói đén vấn đề con người, vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu trong mối quan tâm thường trực của nhà văn. Như vậy nhà phê bình Hoài Thanh muốn khẳng định về giá trị tư tưởng của tác phẩm văn chương, khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là giá trị nhân đạo. Và nói giá trị nhân đạo là nuồn gốc cốt yếu của văn chương là bởi nó là thước đo của tác phẩm văn học chân chính và được biểu hiện qua long thương yêu, sự cảm thông trước những hoàn cảnh, số phận của con người. Hơn nữa là sự lên án tố cáo những thế lực tàn bạo đã vùi dập con người và còn là sự ca ngợi những vẻ đẹp phẩm giá, cao quý của con người.

    Thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính luôn khởi phát từ lòng thương người thì mới tạo ra một tác phẩm có giá trị lay động trái tim độc giả và nhà văn Nam Cao cũng thế- viết truyện ngắn ' Lão Hạc ', bằng tất cả tình yêu thương, tình cảm dạt dào và sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh của con người, nhà văn Nam Cao đã xây dựng nhân vật Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ lão mất sớm, một mình lão sống với cậu con trai. Đến tuổi lấy vợ, nhưng vì nhà nghèo không đủ tiền nên cậu con trai phẫn chí bỏ ra đi và để lão ở lại sống thui thủi bầu bạn với cậu Vàng - kỉ vật con trai lão để lại. Quả thật, chính nhờ có lòng thương người mà nhà văn Nam Cao đã cho người đọc thấy rằng trong hiện thực lúc bấy giờ về người nông dân Việt Nam có những hoàn cảnh đáng thương thiếu thốn và số phận khốn khổ đến chừng nào.

    Và ông không chỉ dừng lại nói về nỗi khổ trăm bề về vật chất mà còn nêu lên những vẻ đẹp phẩm giá, cao quý trong tâm hồn của lão hạc. Về vẻ bề ngoài của Lão, nếu ta không cố mà tìm hiểu thì lão lại là một con người gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.. và dường như đó chỉ là điều đánh lừa đến suy nghĩ của người khác, kể cả ông giáo là người gần gũi nhưng vẫn nghĩ sai về lão. Và khi ta cố tìm hiểu lão lại là một con người có những phẩm chất đáng quý đang trân trọng, đáng ca ngợi. Lão là một người cha hết mực yêu thương con nên rơi vào hoàn cảnh bế tắc buộc lão phải bán đi cậu Vàng dù lão rất yêu thương nó, xem nó như người bạn tri kỉ, đứa con cầu tự nhưng để lại thì lấy gì mà ăn rồi còn ăn hết vào phần tiền dành dụm của con nên lão đành phải bán nó đi. Hành động bán cậu Vàng của lão là sự hy sinh tất cả là vì lòng thương con của lão và dù sống trong cảnh nghèo đói nhưng lão vẫm không ăn đọng đến đồng nào của con và quyết giữ lại mảnh vườn, lựa chọn casic hết để bảo toàn tài sản cho con. Thật thương cho lão làm sao!

    Hơn nữa lão còn là một người nhân hậu và giàu tình nghĩa. Lão rất yêu thương, quý mến cậu Vàng nhưng lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, lão cứ đắn đo do dự mãi và đem cái ý định bán cho nói với ông giáo không biết bao nhiêu lần ' Chắc tôi phải bán cậu Vàng đấy ông giáo ạ?'. Cuối cùng lão phải dằn lòng bán nó đi ' lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ầng nước', 'mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão huh u khóc..'. Tâm trạng của lão rất đau đớn, dày vò, day dứt và ân hận vì nỡ lừa một con chó ; lão tự trách mình ' Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?'Thật vậy bằng tình yêu thương con người và trái tim tràn đầy nhiệt huyết khi xây dựng nhân vật lão hạc vì lẽ đó chỉ qua những nét miêu tả ngoại hình của nhân vật nhà văn đã đề cao những vẻ đẹp sâu kín trong tâm can của lão hạc – đó là một người nhân hậu và giàu tình nghĩa.

    Và dưới ngòi bút của nhà văn, lão còn hiện lên là một người trung thực: Dù sống trong bần cùng, nghèo đói chỉ ăn sung luộc, củ chuối.. chế được gì ăn đó nhưng lão vẫn không theo gót Binh Tư. Không bị tha hóa và giữ gìn được phẩm chất trong sạch của mình.

    Ngoài ra, Nam Cao còn cho người đọc thấy rằng lõa hạc rất giàu lòng tự trọng. Khi rơi vào hoàn cảnh có gì ăn nấy rồi mà lão vẫn từ chối sự giúp đỡ của ông giáo gần như hách dịch vì biết vợ ông giáo sẽ không thích giúp. Và không muốn phiền lụy đến bà con hàng xóm nên trước khi chết lão gửi tiền ông giáo lo ma chay. Nam Cao quả là một nhà văn có sự thấu hiểu về nhân vật của mình-có cái nhìn ưu ái với nhân vật. Vì thế qua những trang viết của mình nhà văn đã khắc họa lão hạc là một người vừa có nỗi khổ về vật chất và vừa ca ngợi những vẻ đẹp về tâm hồn. Và đặc biệt là cho người đọc có một cái nhìn khác đầy tình yêu thương tình cảm với người nông dân. Tuy tác giả xây dựng nhân vật bằng nỗi xót xa nhưng đầy kiêu hãnh, tự hào, vẫn luôn tỏa sáng, được mọi người tin yêu kính trọng.

    Không những ca ngợi những phẩm chất đáng quý đáng trân trọng của lão hạc mà nhà văn Nam Cao còn lên án tố cáo những thế lực tàn bạo đã vùi dập con người. Một người lương thiện như thế, một người đáng trân trọng, đáng quý như thế nhưng không được sống phải lựa chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Qua cái chết đó nhà văn Nam Cao đã lên án một xã hội vô cùng độc ác, đẩy con người vào bước đường cùng. Và nhà văn đã thể hiện được sự đồng cảm của mình qua nhân vật.

    Chỉ qua những trang viết thôi nhưng tác giả đã thể hiện được lòng thương người của mình qua tác phẩm và làm lay động trái tim độc giả, hướng người đọc đến ' xứ sở của cái đẹp' qua hình tượng nhân vật lão hạc- đã in sâu trong lòng mọi người với những phẩm chất đẹp, đáng trân trọng, đáng ca ngợi.

    Thật vậy tác phẩm văn học chân chính luôn ca ngợi con người, đề cao con người-Đó cũng là thước đo của tác phẩm văn học chân chính.

    Ý kiến trên quả là đúng đắn và giàu ý nghĩa đối với mỗi người nghệ sĩ. Họ phải bén rễ vào cuộc sống để trau dồi cho bản thân những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu thương người sâu sắc để có được những tác phẩm ghi dấu ấn trong tim độc giả và nhiệm vụ của người đọc phải thả hồn của mình vào tác phẩm để cảm nhận, để lắng nghe những tâm tư, tình cảm mà người nghệ sĩ muốn nói đến.

    Như Thạch.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng tám 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...