Nghị luận văn học: Bàn về chức năng của Văn học là đề cao tình thương - Văn học và tình thương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 22 Tháng năm 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề bài: Viết bài văn nghị luận nên suy nghĩ về vấn đề "Văn học và tình thương"

    Xứ mệnh của nhà văn vô cùng cao cả. Mỗi tác phẩm văn học được nhà văn nhà văn sáng tác ra đều mang một thông điệp gửi gắm đến bạn đọc, nhằm vun đắp, lan tỏa, khêu gợi những rung động, những cảm xúc đẹp yêu thương, trân trọng, ngợi ca ở mỗi bạn đọc. Nói cách khác: Tác phẩm văn thể hiện tình thương, văn học và tình thương.

    Vậy "văn học" là gì? Tình thương là gì? "Văn học và tình thương" chứng tỏ điều gì? Có thể hiểu "văn học" là những sáng tác nghệ thuật mà người sáng tác nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ để truyền tải tư tưởng, tình cảm của mình tới người đọc. "Tình thương" là tình thương yêu, quan tâm, đồng cảm, chia sẻ giữa người với người, rộng ra là với muôn vật, muôn loài. Như vậy, nhận định trên khẳng định: Văn học xuất phát từ tình thương, bộc lộ tình thương, cũng như khơi dậy tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp trong mỗi người đọc.

    Vậy tại sao văn học và tình thương lại có mối quan hệ mật thiết với nhau? Vì tình thương giúp người sống với người chan hòa, hạnh phúc hơn. Vì tình thương chính là nguồn cảm hứng quan trọng nhất của mỗi tác phẩm văn học. Văn học là hồn của dân tộc. Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc chính là lòng tự tôn dân tộc, tình thương yêu nhân loại; tình yêu gia đình, mái trường, quê hương đất nước.

    Thật vậy, trước hết, văn học gắn liền với niềm tự hào về chủ quyền, độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Thể hiện tiêu biểu qua các ba tác phẩm được coi là ba bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ "của dân tộc ta, như" Nam quốc sơn hà (Sông núi nước nam), tương truyền của Lý Thường Kiệt, "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh. Đó là:

    "Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên phận định tại thiên thư"

    (Tương truyền của Lý Thường Kiệt)


    Nếu bài thơ "Nam quốc sơn hà" khẳng định chân lý về chủ quyền, độc lập, tự chủ của dân tộc với cảm xúc tự hào tràn ngập thì bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộcta được coi là áng thiên cổ hùng văn sáng chói mọi thời đại về chân lý độc lập chủ quyền của dân tộc:

    "Như nước Đại Việt ta từ trước

    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"

    (Nguyễn Trãi)

    Đến năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới về nền độc lập, tự do của dân tộc và đánh dấu một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam ta: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!"

    Văn học còn gắn liền với tình yêu làng xóm, quê hương, cội nguồn. Trong bài thơ "Quê hương" (Tế Hanh), tác giả đã ngợi ca, trân trọng, yêu mến quê hương làng chài bình dị, thân thương của mình:

    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

    Bởi vậy, dù xa quê, nhà thơ vẫn luôn nhớ thương quê hương da diết, nhớ những gì đã gắn bó với nhà thơ trong gần hai mươi năm sống gắn bó với quê, dẫu có vất vả, nghèo nàn, lam lũ thế nhưng quê hương là một cái gì đó rất thiêng liêng:

    "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"

    Tác phẩm văn học còn thể hiện tình cảm yêu thương gia đình, con cái kính trọng ông bà, cha mẹ; anh chị em yêu thương, đùm bọc, nâng đỡ nhau. Đó là tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn bà của cháu – người chiến sĩ, trên đường hành quân xa, trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh:

    Tay bà khum soi trứng

    Dành từng quả chắt chiu

    * * *Để cuối năm bán gà

    Cháu được quần áo mới

    Ca dao, dân ca cũng dành một khoảng rộng ca ngợi công ơn cha mẹ to lớn, vĩnh hằng với con cái:

    Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

    Như thế, "tình thương" trong văn học được gửi gắm qua lời nhắc nhở con cái khắc ghi, đền đáp công ơn cha mẹ:

    Núi cao biển rộng mênh mông,

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

    Tình thương trong văn học còn bộc lộ ở tình yêu thương giữa người với người. Đó là lòng thương cảm, thương xót với những cảnh đời những số phận đáng thương, bất hạnh. Nhắc đến những tác phẩm văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước năm 1945, chúng ta ai cũng nhớ ngay đến hai tác phẩm kinh điển là "Tức nước vỡ bờ (của Ngô Tất tố) và" Lão Hạc "của Nam Cao". Như với "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố), nhà văn đã ca ngợi tình làng nghĩa xóm, "tắt lửa tối đèn" có nhau, bà cụ hàng xóm dù cũng rất nghèo, nhưng vẫn mang cho chị Dậu bát gạo để chị nấu bát cháo cho chồng khi đang đau ốm.

    Không chỉ vậy, văn học còn nói lên nỗi đau khổ của mọi kiếp người. Với nhân vật, Chị Dậu, lão Hạc trong "Tức nước vỡ bờ (của Ngô Tất tố) và" Lão Hạc "của Nam Cao, các nhà văn đã xây dựng nên tượng đài về hình tượng người nông dân sống dưới chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến xưa tàn bạo, bất công. Họ phải chịu sưu cao thuế nặng, thuế chồng thuế với nhiều thứ thuế dã man, bất nhân nên họ có cuộc sống vô cùng khó khăn, bất hạnh. Vì không có tiền nộp xuất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái mà chồng chị Dậu bị đánh đến gần chết. Lão Hạc vì nghèo đói và để giữ trọn lòng tự trọng mà phải ăn bả chó. Như vậy, chính qua việc tái hiện chân thực, cảm động cuộc sống của người nông dân xưa, các nhà văn đã thể hiện lòng cảm thương tới nỗi cự khổ của họ.

    Bên cạnh đó, văn học còn phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp nạn. Như trong truyện" Cô bé bán diêm "của Andecxen, vào đêm giao thừa, cô bé mồ côi mẹ, đầu trần chân đất, bụng đói người rét, vẫn phải đi bán diêm nhưng không ai để ý đến em. Và cuối cùng, em đã chết vì rét ở một xó tường, xung quanh là những que diêm đã đốt hết. Qua câu chuyện này, tác giả đã lên án thái độ sống thờ ơ, dửng dưng của những người trong xã hội. Hay qua văn bản Trong lòng mẹ", nhà văn nhà văn Nguyên Hồng cũng phê phán, lên án người cô của bé Hồng độc ác, cay nghiệt, tàn nhẫn với cả người cháu ruột mồ côi, sống thiếu tình thương của mẹ.

    Như vậy, có thể khẳng định: Văn học xuất phát từ tình thương, bộc lộ tình thương, cũng như khơi dậy tình cảm đẹp trong mỗi người đọc. Bởi vậy, khi đọc tác phẩm văn học, bạn đọc cần đọc bằng tấm lòng trân trọng, đồng cảm với cảm xúc của tác giả; thấu hiểu hoàn cảnh của nhân vật; thương cảm tới cảnh đời khó khăn, bất hạnh của nhân vật; hiểu được giá trị và thông điệp của tác phẩm văn học. Từ đó, chúng ta hãy sống mở lòng, biết yêu thương, kính trọng cội nguồn của dân tộc mình, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ; yêu thương người thân, bạn bè. Mọi người hãy biết đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, bất hạnh.

    Tóm lại, văn học thể hiện tình thương, ca ngợi tình thương. Nhờ văn học, đời sống tinh thần của con người phong phú, tình thương được nhen nhóm và lan tỏa rộng hơn. Để lan tỏa tình thương, học sinh cần yêu quý, thân thiện, giúp đỡ, động viên các bạn trong trường lớn, mọi người xung quanh.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...