[nghị luận] Chất thơ trong đoạn trích đêm tình mùa xuân của tác phẩm vợ chồng a phủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tlannnn, 27 Tháng chín 2020.

  1. tlannnn

    Bài viết:
    1
    Vợ chồng A Phủ là sáng tác trong tập "Truyện Tây Bắc" của tác giả Tô Hoài, là kết quả của cuộc thâm nhập đời sống vào các dân tộc Thái, Dao, H'mông, Mường trên các vùng cao Tây Bắc của đất nước. Có lẽ chính vì đã từng sống chung, gắn bó với những dân tộc ấy, đọc tác phẩm của Tô Hoài mà người ta thấy đến từng cái ngóc ngách của vùng núi hoang xơ Tây Bắc, vùng núi mà ông đã mô tả kĩ càng từ thiên nhiên đến con người bằng tất cả tình cảm yêu thương của mình. Và bằng tài năng cùng sự khéo léo, tinh tế, Tô Hoài đã khiến cho một tác phẩm văn xuôi tự sự trơ nên đậm "chất thơ", sống động cùng với những khát vọng được yêu thương, khát vọng sống của con người vùng núi. "Chất thơ" trong trích đoạn đêm tình mùa xuân là một ví dụ rõ nét nhất cho ta thấy được những điều đó.

    Trước hết, "Hồn thơ" hay "chất thơ" là những yếu tố gần gũi với thơ được thể hiện trong văn xuôi. Nó được tạo nên tổng hợp từ nhiều yếu tố cảm xúc, trí tưởng tượng, nguyên liệu đời sống, tâm hồn con người, ngôn từ nghệ thuật.. Song nói chung, "chất thơ" thường gắn liền với cái đẹp. Nó có thể là vẻ đẹp lãng mạn bay bổng toát lên từ đời sống hiện thực được phản ảnh trong tác phẩm; từ bức tranh thiên nhiên, vẻ đẹp của ước mơ, lí tưởng cao cả, vẻ đẹp trong thế giới cảm xúc của con người, vẻ đẹp nhân văn của những thông điệp nghệ thuật.. Tất cả được diễn đạt bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhạc điệu. Những yếu tố ấy hòa quyện vào nhau không tách rời. Chính vì vậy mà việc Tô Hoài đưa "chất thơ" của ông vào trong một tác phẩm truyện như một lời khẳng định rằng thơ ca và văn xuôi vốn không đối lập như nhiều người vẫn tưởng. Tác phẩm dù viết về hiện thực tăm tối, khổ đau, đầy rẫy những tội ác hay cảnh đời tươi sáng thì cũng đều cần làm hiện lên vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp trong hồn người, vẻ đẹp của trí tưởng tượng bay bổng lãng mạn, vẻ đẹp của ngôn từ.. Có như thế văn xuôi mới không bị trở nên khô cứng và nhạt nhẽo, trái lại sống động như một áng thơ trước mắt người đọc. Tất cả những chi tiết ấy đều được Tô Hoài miêu tả một cách chi tiết trong đoạn trích đêm tình mùa xuân mà chúng ta sẽ đi tới phân tích sau đây.

    Đoạn trích có rất nhiều những chi tiết khác nhau, nhưng trước hết chính là "chất thơ" thấm đượm trong phong cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của Tây Bắc. Tác giả đã mô tả hình ảnh những nương lúa, nương ngô uốn lượn trên sườn đồi, những đống lửa đốt lên từ lều canh nương "Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho"; những đồi cỏ gianh vàng ửng "Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội"; những chiếc váy hoa rực rỡ sắc màu của cô gái H'Mông trên mỏm đá "những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ". Sau cùng, Tô Hoài còn khắc họa những âm thanh đặc trưng của núi rừng. Văng vẳng đâu đó có tiếng sáo "thiết tha, bổi hổi" gọi bạn tình réo rắt là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, lặp đi lặp lại như một lời mời gọi đến với điều tươi vui và sự sống. Tác giả đã đưa đến với người đọc những âm thanh, hình ảnh chân thực nhất của núi rừng Tây Bắc, hiện lên với vẻ đẹp vừa hung vĩ lớn lao lại có chút gì đó thơ mộng khi mùa xuân đang hiện hữu.

    Không chỉ có vậy, "chất thơ" còn được nhận ra bởi vẻ đẹp của đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của con người nơi đây. Tô Hoài đã đưa chúng ta đến những ngôi nhà gỗ với bếp lửa nghi ngút khói từ những bếp lửa cời than không bao giờ tắt, hay là những chiếc váy hoa rực rỡ màu sắc của người phụ nữ H'Mông, và cả những phong tục rất đẹp, rất thơ của đồng bào vùng cao trong lễ hội mùa xuân. Không khí ngày xuân mang dấu ấn đặc trưng đậm hương vị núi rừng Tây Bắc: Mùa xuân đến trai gái tìm nhau để tỏ tình, họ tụ tập "đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.. Tất cả đều mê mải, say sưa trong tiếng sáo dìu dặt, tình tứ.." Điều đặc biệt khiến cho đoạn trích này càng trở nên lãng mạn và cuốn hút chính là chi tiết miêu tả những tiếng sáo. Sáo H'Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H'Mông, thay họ nói lên tình cảm trong lòng "Anh ném pao em không bắt. Em không yêu quả pao rơi rồi". Tiếng sáo nhảy nhót trong không gian, cũng như nhảy nhót trong lòng người nghe và cả người thổi. Nó trở thành phương tiện giao duyên của những người con trai miền núi, làm cho hình ảnh của họ trở nên chất phác mộc mạc nhưng không kém phần đáng yêu.

    Vậy nhưng nếu nói những thi liệu bình dị kia đã là ' "chất thơ" "mà tác giả cài cắm, thì" chất thơ "thực sự không thể thiếu chính là bắt nguồn từ vẻ đẹp của tâm hồn con người. Bởi lẽ, cái khung cảnh núi rừng Tây Bắc chỉ đẹp và ánh lên những sự thơ mông, vui tươi khi con người cũng đẹp và" thơ "như thế. Một" chất thơ "cất lên từ trong" xương ", từ trong sâu thẳm linh hồn. Nó biểu hiện thật rõ ở tâm hồn trong sáng giàu khát khao của Mị. Ẩn sâu trong tâm hồn cô Mị" lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa ", vẫn le lói những đốm lửa của khát vọng, tự do, của tình yêu cuộc sống. Khi nghe tiếng sáo mùa xuân vọng về, lòng Mị" thiết tha, bổi hổi ", dẫn Mị về với những kí ức khi Mị chưa bị bắt, vẫn còn đang được tự do khi xưa." Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi.. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị ". Và chính tiếng sao ấy, tiếng sao tươi trẻ từ bên ngoài vọng vào ấy đã thức tỉnh tâm hồn tưởng như đã khô héo của Mị:" Mị thấy phơi phới trở lại.. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi ". Sự bừng tỉnh của Mị như một điểm sáng le lói trong khung cảnh tù túng và những bi kịch ập đến với Mị. Cái khéo của nhà văn Tô Hoài chính là ở chỗ ấy, khi mà nhân vật của ông dù lâm vào cảnh khốn cùng cũng không bao giờ từ bỏ khát vọng được sống, được tự do bay lượn với chính bản thân mình." Chất thơ "ấy chứa đựng bao nỗi khát khao mãnh liệt về một cuộc sống tốt đẹp của nhân vật.

    Cùng với đó," chất thơ "còn được Tô Hoài, bằng sự tinh tế và tài năng của mình, ngầm đưa hơi thở của thơ ca thành những ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm, giàu chất tạo hình và từng nhịp kể trầm lắng, như muốn đọng lại trong lòng người đọc một tác phẩm văn xuôi nhưng lại có nét của một bài thơ cổ.

    Như vậy, từ nội dung đến hình thức biểu hiện của đoạn văn" đêm tình mùa xuân "đều chan chứa" chất thơ ", cái" chất thơ "được chưng cất từ đời sống bình dị thường nhật bằng chính cái rung động của tâm hồn nhà văn." Chất thơ"làm cho cuộc sống khổ đau, tủi nhục của đồng bào Tây Bắc không trần trụi, thô ráp mà trở nên thi vị, trong sáng, vút cao. Nó truyền cho người đọc niềm tin yêu vào cuộc sống và con người.
     
    Thùy MinhAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 10 Tháng ba 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...