Thế nào là nghệ thuật trừu tượng? Nếu bạn là một người yêu thích nghệ thuật hoặc đơn giản chỉ là một người quan tâm và muốn khám phá về nghệ thuật thì chắc hẳn đã nhiều lần bắt gặp những thông tin như "Sự tương phản sáng tối và những hình ảnh trừu tượng nhưng khúc chiết", "những bức tranh trừu tượng đơn giản", "tác phẩm Number 17A là một tranh vẽ trừu tượng của Jackson".. và tự băn khoăn không biết "trừu tượng" hay "tranh trừu tượng" là gì. Trong bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn những khúc mắc đó. Nghệ thuật Trừu tượng hay Trường phái Ấn tượng trừu tượng là một trong 7 trường phái nghệ thuật tiêu biểu của thế giới. Nó còn có các tên gọi khác như: Nghệ thuật phi hình thể, nghệ thuật phi vật thể và nghệ thuật không trình diễn, nhưng tóm lại đều chỉ chung một đối tượng. Nghệ thuật trừu tượng sử dụng ngôn ngữ thị giác từ những hình dạng, khuôn mẫu, màu sắc và đường nét để tạo nên một sáng tác có thể tồn tại độc lập ở một mức nào đó, với những tham khảo có thực từ thế giới. Hay nói cách khác, những hình ảnh của nghệ thuật trừu tượng đem lại đều bị biến dạng, méo mó nhưng chúng ta vẫn có thể nhận ra được nhờ "những tham khảo có thực từ thế giới" của chính bức tranh đó. Mặt khác thì ở trường phái này cũng bị phân chia thành hai lối vẽ: Lối vẽ Trừu tượng Một phần và Lối vẽ Trừu tượng Hoàn toàn. Gần với định nghĩa nhất, lối vẽ Trừu tượng Một phần là những bức tranh vẽ tự do và chỉ có một số thay đổi nhỏ về màu sắc hay hình thức mà khi tham chiếu ta vẫn có thể nhận ra các thực thể mà nó hướng đến. Còn đối với Lối vẽ Trừu tượng Hoàn toàn thì nó hoàn toàn không để lại dấu vết gì của thực thể thực tế được tham chiếu. Nghệ thuật hình tượng và nghệ thuật trừu tượng nếu nhìn tổng thể thì giống như hai mặt của đồng xu, chúng loại trừ lẫn nhau. Nhưng lối vẽ hình tượng và cụ tượng (hay tả thực) nghệ thuật thường vẫn chứa một phần trừu tượng. Nói cách khác, nghệ thuật mà chúng ta thấy ngày nay không thể thiếu yếu tố trừu tượng. Nếu một bức vẽ tả thực, truyền thần thiếu mất yếu tố trừu tượng thì vẫn chưa thể được đánh giá cao về nghệ thuật. Đôi khi yếu tố Trừu tượng ấy được coi như linh hồn của một tác phẩm nghệ thuật. Sau đây là một số hình ảnh về tranh vẽ Nghệ thuật trừu tượng hình học và Nghệ thuật trừu tượng trữ tình (Lối vẽ Trừu tượng Hoàn toàn) : Đây là một số tác phẩm thuộc Trường phái Dã thú và Trường phái Lập thể theo lối vẽ trừu tượng một phần: Nguồn gốc ra đời của nghệ thuật trừu tượng. Trước khi trường phái trừu tượng ra đời thì phải kể đến hai trường phái của thế kỉ 19 làm nên những tiền đề quan trọng là Dã thú và Ấn tượng bởi sự tự do trong việc sử dụng các nét cọ và màu sắc. Theo chân đó thì ra đời trường phái Lập thể . Những trường phái này có đóng góp không hề nhỏ cho sự ra đời sau này của Ấn tượng Trừu tượng. Lý do là bởi những trường phái này lần đầu phá vỡ quan niệm nghệ thuật cũ là sao chép lại những hình ảnh của thế giới thực đơn thuần mà đã được thể hiện một cách phóng túng và tự do hơn qua các góc nhìn của người nghệ sĩ. Ở đó, những cái thực đã bị tách bạch, tháo rơi ra và xếp lại một cách độc đáo, méo mó nhưng ấn tượng hơn. Thế nên trường phải nghệ thuật này giống như một sự bộc phá về cảm xúc hơn là những khuôn mẫu sao chép nguyên bản. Cũng không thể không kể đến sự ảnh hưởng của những bước tiến khoa học đương thời cũng làm tiền đề thay đổi góc nhìn nghệ thuật này. Đó là khi vật lí lượng tự và thuyết tương đối ra đời đã khơi dậy rất thành công nghi vấn về thế giới con người đang sinh sống (tại thời điểm trước đó họ tin rằng vạn vật đều do một đấng toàn năng sinh ra) và rồi nghệ thuật trừu tượng cũng chính là một cách thức ủng hộ loạt tư tưởng này. Nghệ thuật trừu tượng ra đời như một trào lưu hội họa không hơn không kém vào đầu thế kỉ 20, những năm 1910 đến 1914, và "nghệ thuật trừu tượng cho phép con người nhìn thấy trong tâm trí mình thứ mà họ không thể thấy được bằng mắt thường". Cho đến nay, trường phái này vẫn là một trường phái lớn trong nghệ thuật và được coi là đỉnh cao nghệ thuật ở thế kỉ 20. Nghệ thuật trừu tượng khác với tranh vẽ trẻ con như thế nào? Sẽ có người trong số chúng ta cho rằng tranh trừu tượng chỉ như những bức tranh vẽ nguệch ngoạc của trẻ con và không có giá trị bởi hầu hết con người đều cố gắng tìm kiếm cái gì đó thực tế và gắn liền với thực tiễn, dễ nhận ra trong bức tranh. Nhận thức như vậy dẫn đến một vấn đề khác đó là làm sao để những giá trị nghệ thuật của tranh trừu tượng được hiểu biết đúng cách. Chúng ta cũng phải công nhận rằng giữa những bức vẽ trẻ em và những tác phẩm trừu tượng chuyên nghiệp có những điểm tương đồng nhất định (cũng bởi lẽ đó mà giới họa sĩ vẫn luôn nhắc nhở nhau giữ lấy tâm hồn thuần túy của trẻ em trong mỗi tác phẩm của mình). Nhưng các điểm tương đồng ấy chỉ là thứ bên ngoài khi mà bản chất nghệ thuật bên trong hoàn toàn khác nhau! Những bức tranh nghệ sĩ chuyên nghiệp, đã được đào tạo và có tay nghề lão luyện là những tác phẩm nghệ thuật thị giác. Họ sử dụng trong đó các quy tắc thiết thế, màu sắc và nguyên tắc nghệ thuật. Dựa trên các nguyên tắc đó, họ truyền vào cảm xúc của mình và chỉ khi nguyên tắc đi đôi với sáng tạo, một tác phẩm nghệ thuật thực thụ mới ra đời. Xin lưu ý đây là những nguyên tắc nghệ thuật tối thiểu mà một người làm nghệ sĩ phải biết. Vậy thì quá rõ ràng, những bức tranh của trẻ em đơn thuần là sự quan sát, hình dung và được vẽ lại dựa theo những hình dung non nớt đó về thế giới của các em. Còn những bức vẽ nghệ thuật còn có những chuyên môn mang tính khoa học mà bất cứ những người nào tinh ý cũng có thể thấy bản thân đang bị cuốn vào dòng chảy nghệ thuật đó. Mong rằng bài viết đã giải đáp cho bạn những băn khoăn "nghệ thuật trừu tượng là gì?" và giúp bạn có thể tự tin hơn khi tìm hiểu nghệ thuật. Xem thêm các bài viết khác: Vì sao có động đất?