Nghệ thuật sống một mình - Trương thương

Thảo luận trong 'Nhật Ký' bắt đầu bởi Trương Thương, 29 Tháng mười hai 2018.

  1. Trương Thương

    Bài viết:
    8
    Tên tác phẩm: Nghệ thuật sống một mình

    Tên tác giả: Trương Thương

    Sống một mình là khi bạn phải biết rằng chẳng có ai để dựa dẫm, là khi bạn thấy trống vắng vô ngần mà chẳng có ai để tâm sự, là khi ngồi vào bàn mà chẳng muốn ăn. Chẳng ai muốn sống một mình. Con người sợ khi phải sống một mình. Họ sợ đối mặt với chính họ. Khi bạn ở trong đám đông, bạn hoàn toàn có thể ngụy biện, bạn có thể che dấu cảm xúc thật của bản thân. Nhưng khi ở một mình, lí trí không thể thắng con tim. Đó là lí do tại sao nhiều người luôn nở nụ cười vào ban ngày nhưng khóc nức nở khi về đêm. Rồi dẫn đến trầm cảm, tự che dấu bản thân sau những lần dày vò đấu tranh. Để trốn tránh, nhiều người làm việc cận lực cho đến khi mệt nhoài rồi lăn vào ngủ để sáng hôm sau tiếp tục đi làm.

    Cuộc sống một mình đáng sợ như vậy sao? Chẳng biết tự bao giờ, con người xem việc sống một mình là một dạng khác của sự tiêu cực. Tôi viết những dòng này không có mục đích khuyên con người ta tách khỏi xã hội, trở nên dị biệt và chui vào trong cái bao của riêng mình. Đó là cách nghĩ của đại đa số mọi người. Theo tôi là sai lầm. Có bao giờ bạn tự hỏi: Liệu bố mẹ có sống cùng bạn suốt đời? Người tình tri kỉ của bạn có thực dắt tay bạn đi đến cuối con đường và người bạn thân của bạn sẽ ở mãi bên bạn chứ? Câu trả lời là không. Trong quãng đời mà bạn được gọi là con người, rất rất nhiều khi bạn phải sống một mình và lẽ dĩ nhiên phải tự yêu lấy bản thân mình. Thực ra bạn đã sống một mình rất lâu trước khi đến thế giới này. Thế nhưng như một lẽ dĩ nhiên, không ai học sống một mình. Chúng ta học cách sống chan hòa trong một cộng đồng người. Đứa trẻ luôn được dạy phải hòa nhập nếu không sẽ chỉ là kẻ lạc lõng. Cũng chẳng có cuốn sách nào nói về lẽ sống một mình. Phần lớn nói về những mối quan hệ và cách để giữ vững các mối quan hệ đó. Tức là sự phụ thuộc lẫn nhau. Ai cũng cần có nhau như đứa trẻ khi chào đời rất cần những vòng tay bao bọc của cha mẹ vậy. Bởi vì chúng là những quả trứng mỏng manh, dễ vỡ.


    Nhưng rõ ràng, mỗi người là một cá thể quá riêng biệt, không thể hợp nhất tất cả những cái riêng khác nhau ấy để tạo thành một cái chung như cách khái quát định lí được.

    Xã hội là môi trường phức tạp. Ai rồi khi lớn lên cũng phải tự hiểu điều đó. Chính vì thế, khi bước vào xã hội ai cũng cần một cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của những khoảnh khắc mà ở đó họ được sống một mình. Có lẽ bạn đã thử cảm giác ăn tối một mình? Rất nhiều người ghê sợ cảm giác ấy. Bạn bè tôi hầu như ai cũng vậy. Khi tôi học cấp 3 ở trường chuyên và sống xa nhà. Tôi hiểu rất rõ cái cảm giác ăn tối một mình. Nhưng thay vì sợ hãi, tôi tìm cách cảm nhận nó bằng một cách rất riêng theo ý mình. Bạn bè tôi gắng tìm thậm chí là cố năn nỉ một ai đó đi ăn tối với mình. Bởi vì họ thấy trống vắng khi ngồi trong một quán nào đó mà cắm mặt vào ăn rồi đứng dậy đi về. Họ luôn muốn phía sau chiếc xe của mình luôn có ai đó để họ thỏa mãn cảm giác yên tâm. Và nhất là không chạnh lòng vào những ngày cuối tuần.

    Tôi có cách nghĩ khác. Đôi khi trở nên lập dị. Cuối tuần, tôi xách chiếc xe đạp thơ thẩn trên con đường vắng. Đi qua những hàng cây, gió mát lành. Vừa đi vừa suy nghĩ vẩn vơ về ngày mai, hôm nay hay tương lai xa xôi nào đó. Đến một quán ven đường và ăn chút gì đó. Nhiều lúc ngồi nghe những câu chuyện thú vị của ai đó cùng bàn hay những câu chuyện buồn làm tôi tự dưng có cảm giác quen thuộc mặc dù chưa bao giờ gặp mặt họ. Đó. Tôi không đi cùng ai, không trò chuyện hay phụ thuộc vào ai. Nhưng tôi có một khoảng lặng dành riêng cho mình, lắng nghe những thứ gọi là cuộc sống ấy cũng thật thú vị. Lắng nghe sự cô đơn đến tận cùng cũng là cách bạn trưởng thành và hiểu rõ bản thân. Rõ ràng là bằng một cách quái dị. Đôi lúc đừng hà khắc quá với bản thân trong những thứ quy tắc hay chuẩn mực của xã hội. Bởi vì như đã nói nó chỉ là sự ước lệ mang tính khái quát để tham khảo. Nếu bạn mang i nguyên nó vào cuộc sống. Nó sẽ trở thành con dao hại bạn.

    Đương nhiên không phải lúc nào bạn cũng nên ăn tối một mình. Đó là một trong số những lần bất đắt dĩ khi bạn buồn hay trống vắng muốn được ở một mình. Nhiều lúc tôi thấy xa lạ với thế giới này và chỉ muốn ở một mình. Đọc sách hay xem phim hay viết thứ gì đó và đôi lúc là cắm đầu vào học cho quên đi hiện thực. Đôi khi lại muốn biến mất không để lại chút dấu vết gì như đã từng tồn tại. Tôi biết rằng trên bước đường của trường học, không phải ai cũng từng trải qua cảm giác xa nhà ở tuổi 15, không phải ai cũng thấm thía cảm giác cô đơn ở cái tuổi vẫn còn nằm trong vòng tay bao bọc của gia đình. Nhưng có lẽ đến một lúc nào đó chúng ta sẽ nhận ra rằng cuộc sống chứa đầy nỗi cô đơn. Chỉ là một lúc nào đó thôi chứ không phải là một khoảng thời gian cụ thể bởi cái thời điểm của mỗi người là khác nhau và tôi tôn trọng sự khác biệt của từng người. Ăn tối không chỉ đơn giản là bạn ăn no bụng rồi về mà còn là cách bạn sẽ cảm nhận nó như thế nào cũng như bạn luôn cảm nhận thế giới này vậy. Một mình nhiều lúc là con ác quỷ xấu xa hành hạ và cướp đi tuổi thanh xuân của bạn nếu bạn không có đủ sức mạng khống chế nó và bắt nó phục vụ mình. Đừng sợ một mình, hãy sợ bạn không có đủ can đảm để ở một mình. Thử rời khỏi một đám đông đang gào thét trong cuồng quay hàng hiệu hay những thứ tầm thường, tìm chút thanh thản cho tâm hồn - ở một mình là cơ hội để bạn biết mình là ai và mình thực sự cần gì trên thế gian vốn chỉ dành cho những tập thể và cái chung này.
     
    KhôiMắt nhắm mắt mở thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng mười hai 2018
  2. Đăng ký Binance
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...