Review Nghệ Thuật Kể Chuyện Trong Tiểu Thuyết Hồ Của Kawabata Yasunari

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Triệu Thị Tươi, 23 Tháng bảy 2020.

  1. Triệu Thị Tươi

    Bài viết:
    3
    NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT HỒ CỦA KAWABATA YASUNARI

    Kawabata Yasunari là tiểu thuyết gia nổi tiếng người Nhật, ông là người Nhật Bản đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 1968, khẳng định những đóng góp to lớn cho nền văn học Nhật nói riêng và nền văn học thế giới nói chung. Ông đạt giải đúng dịp kỉ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868. Những sáng tác văn chương của ông luôn là nguồn cảm hứng khai thác, khám phá đối với các nhà nghiên cứu phê bình và độc giả trên thế giới. Các sáng tác phản ánh nền văn hóa Nhật trên nhiều phương diện khác nhau, đem lại cái nhìn đa dạng, tổng quát đầy tinh tế.

    Ông đã để lại cho nền văn học Nhật nhiều tác phẩm hay và có giá trị cao, trong đó phải nói đến cuốn tiểu thuyết Hồ được viết năm 1955. Một yếu tố tạo nên sự thành công của tiểu thuyết là nghệ thuật kể chuyện, một cách kể chuyện độc đáo, mang lại sức hấp dẫn mới mẻ cho người đọc.

    [​IMG]

    Tiểu thuyết Hồ - Kawabata Yasunari​

    Tiểu thuyết Hồ có nội dung phát triển xoay quanh câu chuyện được kể đan xen giữa hiện thực và hồi tưởng lại quá khứ của hai nhân vật chính là Momoi Gimpei, một người là thầy giáo dạy quốc văn ba mươi tư tuổi, nhưng bị đuổi khỏi trường vì có quan hệ tình cảm với học sinh của mình. Cô Miyako, một thiếu nữ ở độ tuổi hai mươi phải bán thân cho ông già 72 tuổi Arita. Gimpei sống với mẹ ở gia đình nhà ngoại, bố anh mất khi anh còn rất nhỏ. Họ sống tại một ngôi làng nhỏ, luôn chịu sự ghẻ lạnh của họ hàng người thân, trong đó điển hình là chị họ của anh là Yayoi. Ngoài nỗi đau mất bố từ nhỏ thì Gimpei cũng bị mẹ bỏ rơi suốt thời thơ ấu, sống thiếu tình thương yêu của gia đình đã tác động tới tâm lí phát triển sau này. Với nỗi mặc cảm về ngoại hình khi có đôi bàn chân xấu xí và khát khao tình cảm người mẹ đã thiếu từ thời thơ ấu đã biến Gimpei trở thành kẻ có thói quen bệnh hoạn, đó là bám theo đuôi những cô gái trẻ đẹp, có vẻ đẹp dịu dàng để tìm kiếm cảm giác. Trong khi đó Miyako là một thiếu nữ xinh đẹp nhưng kém may mắn, số phận đưa đẩy cô trở thành vợ bé của một ông lão 72 tuổi. Một hôm đang trên đường trở về từ ngân hàng, cô đã bị Gimpei bám đuôi, do sợ hãi cô đã lấy túi xách đánh Gimpei và làm rơi chiếc túi, trong đó chứa toàn bộ số tiền tiết kiệm, dành dụm nhiều năm thanh xuân của cô bên ông Arita. Gimpei dù rất hối hận nhưng vẫn chiếm lấy số tiền đó. Hai con người đó cứ quẩn quanh trong cảm xúc của mình, từ những hoài tưởng lại của họ quá khứ dần dần được phơi bày ra ngoài.

    Cuốn tiểu thuyết kể lại các câu chuyện nhỏ trong cuộc sống của Gimpei và Miyako. Sự hoài tưởng đó kéo theo là những nỗi buồn và sự cô đơn đang bao trùm lên nhân vật. Hành trình truy tìm cái đẹp trong tiểu thuyết Hồ trở thành câu chuyện rùng mình, nhưng không kém phần hấp dẫn, thu hút người đọc muốn đi sâu tìm hiểu về câu chuyện, chờ đợi những sự kiện xảy ra tiếp theo. Đồng thời phơi bày những góc khuất tăm tối trong tâm hồn con người qua từng trang sách. Nhưng vì sự thay đổi câu chuyện nhanh, nhiều và có lúc đột ngột nên khá khó trong việc liên kết các câu chuyện với nhau, từ đó tạo nên sự hoang mang cho người đọc khi muốn đọc, vậy nên đọc cuốn tiểu thuyết này cần phải đọc từ từ, suy ngẫm về các tình tiết. Cách kể chuyện trong cuốn tiểu thuyết này không theo lối kể truyền thống, cốt truyện không theo một trình tự thời gian nhất định mà phá vỡ tuyến tính và tính truyền thống về thời gian của cốt truyện. Cốt truyện của tiểu thuyết xoay quanh hai tuyến: Sự kiện và dòng hồi ức, hai tuyến cốt truyện hòa quyện đan xen hầu như không theo trật tự nào, các sự kiện đang diễn ra hiện tại đã khơi gợi lên những hồi ức, suy tư miên man không dứt của nhân vật. Vì thế nên sự liên kết câu chuyện giữa các đoạn không có tính liên tục về mặt trình tự thời gian. Tác giả dường như không dụng công để sắp xếp câu chuyện theo trình tự trước sau, câu chuyện cứ tự nhiên trôi theo hồi ức rồi lại trở về thực tại của nhân vật. Điều đó phản ánh được nội tâm nhân vật, câu chuyện lắng đọng chất suy tư đôi lúc tạo nên sự căng thẳng hồi hộp.

    Tuy vậy các dự kiện vẫn được kết nối lại với nhau với một tư tưởng chính cả tác phẩm, đó là sự cô đơn bao trùm của nhân vật. Kể hai câu chuyện của hai nhân vật khác nhau tưởng chừng như không liên quan với nhau nhưng lại đan xen một cách tinh tế các mối quan hệ ngẫu nhiên, tạo nên sự liên kết rất mong manh. Kết thúc cuốn tiểu thuyết là một thử thách đối với người đọc, vì tác giả đã mở ra một không gian lơ lửng cho tác phẩm, là sự gợi mở cho những liên tưởng của người đọc, phải đọc và suy ngẫm và tự rút ra bài học cho mình.

    Câu chuyện là áng mờ ảo của cả quá khứ, hiện tại và cả tương lai xếp chồng lên nhau, không theo một quy củ nào cả. Bởi vậy ta thường thấy những cảnh đột ngột, những hồi ức bị cắt ngang, những ảo tưởng tự thì thầm vọng về đan xen khiến cho người đọc đột nhiên không ý thức được khái niệm thời gian là gì nữa mà chỉ biết mải miết đuổi theo câu chữ để rồi mới vỡ lẽ ra mọi chuyện. Nhưng có những lúc câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba và Gimpei là đối tượng được thuật lại, người kể chuyện như đứng kín đáo ở chỗ nào đó để chứng kiến hết mọi chuyện xảy ra nhưng không tự mình trực tiếp tham gia diễn biến của câu chuyện. Tác giả đã khéo léo giao cho nhân vật nhiệm vụ kể chuyện thông qua những dòng hồi tưởng lại quá khứ của nhân vật rồi lại trở về hiện tại. Câu chuyện được kể lại theo điểm nhìn của nhân vật, mang ý thức giọng điệu của nhân vật, cho nên những lời nói vừa trực tiếp vừa gián tiếp đã mang ý thức giọng điệu và trạng thái tâm lí nhân vật khai thác một cách tối đa.

    Sự độc đáo trong cách kể chuyện đã góp phần dẫn đến cấu trúc câu chuyện, sự kiện trong cuốn tiểu thuyết không đi theo một trật tự nhất định. Song hành cùng với những sự kiện được hồi tưởng lại thế giới nội tâm của nhân vật được tái hiện tinh tế theo những kí ức đứt quãng của câu chuyện. Với lối kể chuyện độc đáo, cuốn tiểu thuyết trở nên mới mẻ, hấp dẫn và thể hiện cho khả năng sáng tạo trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn Kawabata Yasunari.
     
    Phượng Chiếu Ngọc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng bảy 2020
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...