Ngày đèn đỏ là gì? Ngày "đèn đỏ" là ngày có kinh nguyệt, nó được định nghĩa là sự ra máu có chu kì, mỗi tháng một lần ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (tức là kinh nguyệt sẽ xảy ra giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh). Kinh nguyệt cũng bao gồm ngày hành kinh, ngày rụng trứng và chu kì kinh nguyệt. Tại sao lại có kinh nguyệt? Ở phụ nữ trưởng thành, hàng tháng sẽ có 1 quả trứng (đôi khi là 2) chín và rụng. Gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể các bạn nữ bắt đầu sản xuất rất nhiều hormone estrogen hơn. Hormone này phát tín hiệu làm dày lớp lót tử cung và tạo ra một môi trường thuận lợi để trứng và tinh trùng gặp nhau. Nồng độ estrogen tăng cao cũng làm gia tăng đột ngột hormone LH. Sự gia tăng này kích thích buồng trứng phóng thích quả trứng đã chín. Trứng này sẽ nhanh chóng bị cổng ống dẫn trứng gần nhất hút và đi tới tử cung. Tại đây, nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Nếu không, lớp nội mạc tử cung đã chuẩn bị để cho trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ bắt đầu teo lại và bong tróc ra. Tạo ra hiên tượng kinh nguyệt. Triệu trứng của ngày đèn đỏ? Tùy từng người, tùy từng lứa tuổi mà có triệu chứng khác nhau. Một số người khi đến "ngày đèn đỏ" họ chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi, còn lại là bình thường. Nhưng với một số khác thì "ngày đèn đỏ" không khác gì "ngày tận thế" cả. Vào ngày này, cơ thể con gái thường yếu ớt lại thêm triệu chứng đau bụng, đau lưng, chuột rút nên rất mệt mỏi. Thậm chí một số trường hợp có triệu trứng nghiêm trọng như: Hoa mắt, váng đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau co rút phần bụng dưới, kèm theo chán ăn, đổ mồ hôi lạnh.. Nguyên nhân ngày đèn đỏ kéo dài? Đau bụng kinh xảy ra do các cơn co thắt trong dạ con hoặc tử cung. Một số chị em có cổ tử cung hẹp hoặc cổ tử cung nằm ở vị trí không bình thường khiến máu lưu thông chậm, tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài gây đau; Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis). Bệnh lạc nội mạc tử cung là một bệnh phụ khoa, trong đó lớp niêm mạc tử cung – nội mạc tử cung – không nằm trong tử cung mà lại đi lạc tới buồng trứng, bàng quang hoặc trực tràng. Khi phụ nữ bắt đầu kỳ kinh, lớp niêm mạc này sẽ dày lên và bong ra tạo nên kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, lớp niêm mạc tử cung không nằm trong tử cung nên máu kinh đi sang ống dẫn trứng và qua các bộ phận khác thay vì thoát ra ngoài theo các đường bình thường, gây rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, đau bụng kinh; Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis). Tình trạng này tương tự như lạc nội mạc tử cung nhưng thay vì nội mạc tử cung ở bên ngoài tử cung, nó được tìm thấy sâu bên trong cơ tử cung. Triệu chứng của nó bao gồm đau thắt ở vùng bụng giữa, có thể kéo dài 2−3 ngày. Bệnh thường thấy ở phụ nữ trên 30 tuổi đã có con, tuy nhiên vẫn có trường hợp xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên; U xơ tử cung (Uterine Fibroids). Khoảng ¾ phụ nữ sẽ phát triển bệnh u xơ tử cung nhưng đa số sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. U xơ tử cung có thể làm rối loạn kinh nguyệt hằng tháng. Nó không chỉ làm tăng lượng máu xuất ra khi đến tháng mà còn làm cơn đau bụng kinh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn; Viêm vùng chậu (PID). Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục thường gặp ở nữ. PID nếu không được điều trị có thể gây ra viêm, đau bụng kinh và nghiêm trọng hơn dẫn đến vô sinh. Trong thời kỳ kinh nguyệt, hormone ảnh hưởng đến tử cung và các vùng xung quanh làm tăng chứng viêm, chảy máu và gây ra các cơn đau. Làm gì để giảm cơn đau? Nên làm: Ăn thực phẩm giàu canxi và magiê: Các chất khoáng này - có nhiều trong các loại rau lá xanh, bơ, yogurt và chocolate đen - là "thuốc" giãn cơ tự nhiên cho tử cung. Hoặc ăn các thực phẩm có tính nóng như gừng Uống trà thảo dược: Trà bạc hà, gừng hoặc hoa cúc chamomile là những thức uống có tác dụng làm giảm cơn đau bụng. Điều duy nhất bạn cần nhớ đó phải là một cốc trà nóng, bốc hơi. Châm cứu: Nghiên cứu cho thấy sau một buổi châm cứu, các thụ thể opioid trong cơ thể dễ hấp thu các chất giảm đau tự nhiên hơn, giúp cơ được thả lỏng. Massage: Nếu không thích châm cứu, bạn có thể đi massage nhẹ nhàng để cải thiện việc lưu thông máu, giúp giảm cơn đau. Uống vitamin tổng hợp: Vitamin A, C và E có khả năng giảm các cơn đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng. Nằm co người: Bạn có thể không tin, nhưng tư thế nằm co người là một trong những cách giảm đau khi "đèn đỏ". Tư thế trên giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, từ đó giúp giảm đau kha khá. Tuy việc chỉ nằm co người có thể không giúp bạn hết đau, nhưng kết hợp tư thế nằm trên với một số liệu pháp khác như chườm nóng, uống thuốc giảm đau.. sẽ giúp hiệu quả của chúng tăng lên gấp đôi. Uống nhiều nước ấm Sử dụng hương liệu: Các loại tinh dầu thơm thiên nhiên là liệu pháp trị liệu đã sớm được sử dụng với vai trò thư giãn, làm dịu đầu óc, khiến cơ thể nhẹ nhõm. Nước nóng thêm vài giọt tinh dầu sẽ giúp bạn xua đi cơn đau bụng dai dẳng. Hãy tự chăm sóc cơ thể một bồn tắm nóng thật đẹp, với nến sáp, những cánh hoa, tinh dầu thơm, và từ từ cảm nhận phương pháp trị liệu tuyệt vời này. Tập thể dục nhẹ: Hoạt động ở cường độ vừa phải giúp cơ thể bơm thêm máu và giải phóng endorphin giúp bạn đương đầu với các cơn đau hiệu quả. Tắm nước nóng: Với đau bụng kinh, nhiệt độ có tác động khá sâu sắc. Bên cạnh việc uống nước, trà nóng, chườm bụng, bạn cũng có thể tìm thấy những phút giây thoải mái dưới làn nước nóng. Nếu trong trường hợp bạn không có điều kiện sử dụng các cách trên, bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sỹ. Bạn nên kiêng: Kiêng ăn đồ ăn chua, cay, nóng: Những chất kích thích từ các món ăn này sẽ khiến bạn đau bụng dữ dội và có thể gây nên việc rong kinh kéo dài do tác dụng kích thích tăng co bóp dạ dày và tử cung. Kiêng ăn đồ mặn: Bạn thấy da sạm và nổi nhiều mụn hơn trong những "ngày ấy" thì rất có thể do bạn đã ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Vì trong những ngày này do ảnh hưởng của progesterone da sẽ tiết nhiều dầu gây nhờn, lỗ chân lông sẽ mở rộng hơn bình thường và cơ thể khó bài tiết đào thải các chất dư thừa. Trong khi cơ thể cứ hấp thu chất dầu mỡ mà không đào thải được thì sạm da và nổi mụn là điều dễ hiểu. Khẩu phần ăn của bạn quá mặn sẽ khiến cho cơ thể tăng tích muối nước làm bạn có cảm giác đầy bụng khó tiêu và những cơn nổi cáu vô lý. Kiêng ăn thực phẩm có tính hàn (hải sản, măng chua, hoa quả lạnh) có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, gây lạnh trong, tổn thương dương khí, khiến lượng máu trong cơ thể bạn kém lưu thông, dẫn đến kinh nguyệt có mùi tanh và các cơn đau bụng kinh dữ dội hơn rất nhiều lần Kiêng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.. Kiêng đấm lưng: Đau lưng là hiện tượng thường gặp trong những ngày "đèn đỏ" nhưng việc đấm lưng trong những ngày này không những không có tác dụng giảm đau mà còn khiến cơn đau trở nên dữ dội, máu kinh ra nhiều và dài ngày hơn. Ngoài ra, đấm lưng trong những ngày này sẽ khiến lớp nội mạc tử cung khó hồi phục hơn. Nếu quá mỏi lưng thì chỉ khuyên bạn massage nhẹ nhàng làm giảm cảm giác đau mỏi Bạn không nên làm việc quá sức. Vì trong những ngày này lao động nặng nhọc sẽ khiến cơ thể mất sức, mệt mỏi hơn rất nhiều lần so với bình thường. Bên cạnh đó, làm việc nặng nhọc trong những ngày này sẽ khiến những cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội, máu kinh ra nhiều, làm cho kỳ nguyệt san của bạn kéo dài hơn Kiêng ăn đồ lạnh, uống nước lạnh, hay tắm nước lạnh. Kiêng vận động mạnh: Thay vì nhảy dây, cử tạ.. thì những bài tâp nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh.. sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho hoạt động luyện tập thể thao trong những ngày ấy. Những bài tập này vừa giúp duy trì quá trình tập luyện lại giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm đau nhẹ trong đau bụng kinh và trướng bụng, đồng thời giảm cảm giác mệt mỏi, chán nản hay nóng giận khi đèn đỏ. Kiêng làm "chuyện ấy." Hi vọng bài viết này có ích đối với bạn. Bạn hãy làm mình khỏe mạnh, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và các hoạt động khác của cơ thể, góp phần tiết kiệm một khoản không nhỏ trong chi phí cho chăm sóc sức khỏe của bạn.