Review Sách Ngàn Hạc Giấy Của Sadako - Sasaki Misahiro

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Dương Kiều Nhược, 14 Tháng sáu 2020.

  1. Dương Kiều Nhược Vị của nước mắt cần nụ cười để cảm nhận.

    Bài viết:
    42
    TÊN TÁC PHẨM: NGÀN HẠC GIẤY CỦA SADAKO

    TÁC GIẢ: SASAKI MISAHIRO

    NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


    [​IMG]

    "Nếu gấp được một ngàn con hạc giấy ước mơ của con sẽ thành hiện thực."

    Bạn đọc có quen thuộc với câu nói trên không?

    Đó là câu nói của bố Sadako – cô bé tượng trưng cho ước mơ hòa bình mãi mãi của Nhật Bản.

    Nhắc đến một ngàn con hạc giấy bạn đọc chắc sẽ liên tưởng đến câu chuyện của một cô bé bị nhiễm phóng xạ bom nguyên tử và qua đời. Trước khi ra đi em vẫn mang hy vọng được sống gửi vào những con hạc giấy. Cô bé đó tên là Sadako.

    Câu chuyện của Sadako được kể lại nguyên vẹn trong một cuốn sách mang tên "Ngàn hạc giấy của Sadako" qua lời của anh trai Sasaki Misahiro. Cuốn sách này là một phần của dòng văn học phản chiến mang hơi thở của một tấm lòng nhân đạo sâu sắc nồng thắm tình yêu con người với hòa bình.

    Trôi qua những trang sách là những cảm xúc chân thực của một con người từng trải năm tháng của chiến tranh, từng hứng chịu những hậu quả để lại của nó. Hơn nữa Misahiro chính là anh trai ruột của Sadako, những điều ông nói về Sadako chính là cái nhìn trực quan, cảm quan về hậu quả đau đớn đó, lại không hề mang một chút căm hận nào.

    "Ngàn hạc giấy của Sadako" kể lại toàn bộ cuộc đời mười hai năm ngắn ngủi của cô bé này. Trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai bước vào hồi kết, thành phố Hiroshima là một khu quân sự hùng mạnh, dù vậy cuộc sống ở đây vẫn khá yên ả với những nhánh sông và đồng ruộng nối tiếp nhau. Cô bé Sadako được sinh ra trên một chiếc xích lô khi mẹ em đang trên đường đến nhà dì để vượt cạn. Một cách đến với thế giới này thật khác lạ.

    Sau khi Sadako chào đời chiến tranh bước vào giai đoạn kịch liệt nhất, năm 1941, trận trân Châu Cảng nổ ra khơi mào mọi thứ. Những ngày thơ bé của em là thời gian nước nhật liên tục chịu những trận bom. Ngày tháng đó nhà Sasaki vẫn bình yên sống với ngày tháng. Cho đến cái ngày nghiệt ngã kia bước tới "ngày mùng 6 tháng Tám năm 1945". Máy bay của Mỹ, một vật thể sáng chói, lấp lánh bay trên bầu trời, mọi người ra khỏi nhà ngước lên trời ngắm nhìn, nói "Đẹp quá!" Cho đến khi nó rơi xuống không ai trong những con người ấy nhận ra được điều gì. Bà nội, mẹ, anh trai và cô bé Sasako may mắn sống sót. Cảnh tang tóc, đau thương trải dài mọi ngóc ngách. Cả gia đình Sasaki về quê ngoại lánh nạn. Sau khi chiến tranh kết thúc cả gia đình của Sadako vất vả đi qua khó khăn và có một cuộc sống sung túc. Một tai họa không đáng có sảy ra với gia đình hạnh phúc này, khi phải gánh một món nợ không phải của mình. Đây cũng là lúc Sadako có những dấu hiệu lạ của bệnh bạch cầu. Khi nhập viện cô bé ấy vẫn vui vẻ, mọi người trong bệnh viện đều yêu quý em. Vì sợ bố mẹ phải lo lắng thêm cho bệnh của mình, sợ ảnh hưởng đến sự hồi phục và sợ trở thành gánh nặng cho gia đình, Sadako từ chối dùng thuốc giảm đau mặc cho căn bệnh hành hạ từ trong xương tủy. Một ngàn con hạc giấy đầu tiên em mong mình khỏi bệnh. Một ngàn con hạc giấy thứ hai em mong bố mau chóng trả hết nợ, nhưng em chưa hoàn thành chúng cho điều ước thứ hai. Em kết thúc cuộc đời bằng một câu cảm ơn:

    "Bố, mẹ, cả nhà, con cảm ơn."

    Là một quyển sách nhỏ bé "Ngàn hạc giấy của Sadako" mang đến một thứ thuốc quý cho tâm hồn. Điều đầu tiên và cũng là điều duy nhất tôi cảm nhận được trong nó là tình yêu thương cao quý của con người. Một Sadako nhỏ bé, một Sadako đầy tình yêu, vui vẻ lạc quan. Cô bé đáng yêu đó tại sao phải ra đi quá sớm như vậy? Phải chăng em là một thiên thần? Thế giới này không thể giữ được em? Em không căm hận chiến tranh, em không ghét bỏ những người đã gây ra bệnh tật, đau đớn cho mình. Hơn là em đã dạy cho anh trai Misahiro cách tha thứ cho họ, yêu quý họ. Sự sống với em tuy ngắn ngủi nhưng em không hề lãng phí nó. Dù phải chống chọi cho từng ngày em vẫn không u hoài. Lời kể giản đơn của tác giả hoàn hảo kể về bức tranh quá khứ đau đớn, tuyệt vời về người em gái dành trọn sự sống cho tình yêu. Chính là Sasaki Sadako. Một quyển sách đã cầm lên thì không thể bỏ xuống, nhưng đã bỏ xuống lại không dám cầm lên, lại không thể không mở ra, không thể không đọc. Một khung cảnh tạo ấn tượng mạnh mẽ làm tôi không thể ngừng nghĩ về nó:

    "Mẹ dắt tay tôi và Sadako, cùng bà chạy ra bờ sông Ota gần đó. Tới bờ sông, cảnh chết chóc như địa ngục đập vào mắt chúng tôi. Rất nhiều người bị bỏng đang đau đớn quờ quạng tìm nguồn nước. Nhiều người khác thì gào khóc kêu cứu đến xé họng. Lũ trẻ đã biến thành từng đống đen xì. Có người bị thương, da tay bong ra khỏi thân thể lất phất như tay áo kimono. Xác chết nổi đầy như rong trên mặt sông."

    Hay là

    "Đang ngắm dòng sông chảy trôi yên bình trước mặt, bố đột ngột gọi to tên em, cái tên đã nhờ thầy tướng xem hộ cho cô con gái đầu tiên của nhà Sasaki. Bố lướt nhìn qua khuôn mặt Sadako, đúng lúc em cũng đang nhìn bố.

    " Tên con là Sadako. Chữ 'sada' có nghĩa là 'nắm lấy hạnh phúc' đấy. "


    Đây là một trong rất nhiều bức ảnh hiện lên trong câu chuyện nhỏ của tác phẩm, nó có thể cho bạn đọc cảm nhận vui, buồn, đau lòng, hạnh phúc hay cả là khóc. Hãy một lần cảm nhận điều đó trong" Ngàn hạc giấy của Sadako".
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng sáu 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...