Trọng Sinh Nếu Ngày Ấy... - Mèo A Mao Huỳnh Mai

Thảo luận trong 'Truyện Hay' bắt đầu bởi Mèo A Mao Huỳnh Mai, 7 Tháng bảy 2021.

  1. [​IMG]

    Tác phẩm: Nếu Ngày Ấy..

    Tác giả: Mèo A Mao Huỳnh Mai

    Ảnh bìa: Bé Bầu Trời

    Thể loại:
    trọng sinh, np, hiện đại​

    Nếu ngày ấy em không gặp anh

    Thì em đâu thương nhớ vấn vương trong lòng

    Chưa dám mở lời thì anh đã vội đi

    Để lại trong em bao nỗi buồn mất mát.

    Nếu ngày ấy..

    Kiếp trước, cô thầm mến, thầm thương, thầm yêu thậm chí là trực tiếp bày tỏ với những người ấy nhưng họ lại như những ngọn gió vô tình lướt qua cuộc đời cô không bao giờ trở lại.

    Kiếp này, cô không mến, không thương, không yêu, không bày tỏ với ai. Thế nhưng, từng người lại đeo bám lấy cô mà nói rằng.

    Nếu ngày ấy anh không gặp em

    Thì anh đâu phải tương tư sầu khổ..

    Nếu ngày ấy..

    *Đôi lời tác giả: Truyện này mình đã đăng trên wattpad và đây là nơi thứ hai mình đăng. Mình định tháo bên wattpad xuống nhưng do nhiều bạn đọc giả thân yêu bên đó nói trên wattpad có thể lưu về đọc ofline. Các bạn ấy có thể đọc đi đọc lại nhiều lần khi không có mạng nên thôi mình cũng để luôn. Đem qua đây có thể mình sẽ sửa đôi chổ, các tình yêu muốn xem bản sửa thì vào đây nha! Thân.

    Link thảo luận - góp ý: [Thảo luận - Góp ý] - Truyện của Mèo A Mao
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng mười 2021
  2. Chương 1: Khởi đầu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu ngày ấy em không gặp anh

    Thì em đâu thương nhớ vấn vương trong lòng

    Chưa dám mở lời thì anh đã vội đi

    Để lại trong em bao nỗi buồn mất mát.

    Lặng lẽ đứng nhìn nơi kỉ niệm ngày nao

    Hi vọng có ngày anh sẽ trở về chốn cũ

    Nhưng em biết đó chỉ là hi vọng

    Anh đã đi rồi và mãi mãi xa em.

    * * *

    Nếu ngày ấy anh đừng đến nhà em

    Xem mắt em để ngỏ lời hỏi cưới

    Thì em đâu phải khóc thầm vì thất vọng

    Khi biết anh đã cùng người ấy yêu nhau.

    Đến gặp em theo lời mai mối

    Qua chơi một vài lần anh nói sẽ bước qua

    Em thầm vui mừng mong mỏi đến một ngày

    Xe hoa áo cưới đưa nhau về bến mộng.

    Nhưng hỡi ôi! Bến mộng nào đâu thấy

    Chỉ thấy anh cùng người ấy bên nhau

    Ngày vu quy của cô em gái anh

    Người ấy đã trở lại và cùng anh chung sống.

    Em lẳng lặng nhìn anh bên người ấy

    Rồi âm thầm lặng lẽ bước ra đi

    Bước nặng nề như ngàn nỗi ê chề

    Miệng nở nụ cười mà lòng sao chua xót.

    * * *

    Nếu ngày ấy em đừng cho anh số điện thoại

    Có lẽ em sẽ không bao giờ quen biết anh

    Không có nhắn tin cũng sẽ không có trả lời

    Không có gọi điện và cũng sẽ không hò hẹn.

    Để rồi khi em trao anh trọn vẹn tấm chân tình

    Anh quay bước ra đi không một lời từ tạ

    Không tin tức cũng không liên lạc được

    Em chợt hiểu ra rằng anh đã lừa dối em.

    Lại một lần nữa em khóc thầm đau xót

    Cho tình yêu vừa chớm nở đã vội tàn

    Anh ra đi anh đã đi rồi

    Cũng không biết anh có cười em ngu ngốc.

    * * *

    Nếu ngày ấy anh đừng đến bên em

    Trong lúc em cô đơn tuyệt vọng nhất

    Thì hôm nay tình ta đâu tan vỡ

    Anh vì tương lai vì gia đình mà phải từ bỏ em.

    Cưới một người anh chẳng mến chẳng yêu

    Cũng chưa từng có một lần gặp gỡ

    Nhưng có thể đem lại cho anh tương lai rạng rỡ

    Giúp gia đình anh vượt qua lúc khốn cùng.

    Nước mắt em sẽ rơi thêm một lần này nữa

    Chỉ một lần cuối cùng và mãi mãi sẽ không rơi

    Đi giữa màn mưa trong đêm buồn phố thị

    Giọt nước mắt nào hòa huyện với giọt mưa?

    * * *

    Thu Trúc nhẹ nhàng khép lại quyển nhật ký ghi mấy dòng tâm sự bằng những câu thơ, cho một cuộc đời mà cô đã trải qua. Cất nó vào trong ngăn kéo bàn học, sau đó khóa lại. Đi ra ngoài vườn hít từng hương bưởi thơm ngát, tận hưởng không khí mát mẻ của buổi ban trưa. Cô mỉm cười thanh thản như đã trút hết tất cả mọi phiền muộn, sẵn sàng đón nhận những mở đầu mới. Cuộc đời mới bắt đầu.

    Đã hai ngày cô được trọng sinh trở lại tuổi 16, cái tuổi mà kiếp trước cô lắm mơ nhiều mộng, trái tim bắt thổn thức bởi những rung động đầu đời. Để rồi cái rung động ấy chưa kịp hình thành đã vội vỡ tan. Nhưng kiếp này thì cô sẽ không còn mơ mộng, không còn rung động nữa, bởi trái tim đã chay sần do trải qua quá nhiều đau đớn của cuộc đời. Tình yêu đã đẩy cô xuống tận cùng của vực sâu không đáy. Được làm lại từ đầu rồi cô nguyện sẽ nói không với tình yêu.

    Nhớ lại lúc đêm mưa hôm đó, khi người yêu nói tiếng chia tay, cô đã ngỡ ngàng đến ngơ ngác. Bước đi thất thiểu như kẻ không hồn giữa màng mưa trên đường phố mà không biết mình sẽ đi về đâu. Cũng không ngờ lần chia tay đó cũng là lần gặp cuối cùng của cô và anh. Một chiếc xe ô tô lao nhanh trên đường phố, khi phát hiện cô đang đứng giữa đường dưới trời mưa thì đã không kịp thắng và tông thẳng vào cô. Cô ngã xuống đường nhưng miệng lại nở nụ cười.

    - Chết cũng tốt! Sẽ không còn đau khổ nữa.

    Lúc tỉnh lại cô phát hiện mình đã trở lại 15 năm trước, cái năm cô mới bắt đầu biết yêu. Nhưng tình yêu chưa chớm nở đã vội tàn phai, cũng khởi đầu cho biết bao đau khổ sau này.

    Cô tên đầy đủ là Phan Thị Thu Trúc, sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ mất lúc cô năm tuổi do tai nạn, về sống với bà ngoại và cậu mợ hai. Cậu mợ hai con cũng đông, tới sáu đứa con, hai trai, bốn gái nên nhà cũng không có khá giả. Cũng may bây giờ mấy anh chị đã lớn hết rồi, cũng có gia đình riêng và đều đã đi lên thành phố làm, nên cũng đỡ hơn lúc trước. Tuy nghèo nhưng lại rất giàu tình nghĩa, sẵn sàng đem cô về mà cưu mang, nuôi nấng cho ăn học đến nơi đến chốn.

    Nhà ở nông thôn nên kinh tế chủ yếu cũng là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài làm lúa trồng vườn thì cậu Hai còn nuôi thêm mấy con bò nữa. Hôm nào đi học về cô cũng đều đi cắt cỏ bò và đó là công việc chính của cô từ lúc nhỏ cho tới bây giờ. Lúc trước, chị Út Lượm còn chưa lên thành phố làm thì đi cắt chung với cô, giờ thì còn mình cô thôi. Cắt thật ra cũng nhanh lắm, cắt từ nhỏ tới lớn cũng quen tay. Dù cũng đã mười mấy năm rồi cô không cắt lại nhưng khi cầm lên lưỡi liềm hạ xuống tốc độ cũng không sụt giảm.

    Cỏ được trồng ở ruộng nên cũng chẳng cần đi đâu xa, với lại bây giờ ở đây mười nhà thì có chín nhà nuôi bò rồi, dù thấy cỏ mộc ven đường cũng không thể tùy tiện cắt được đâu, nhà người ta đều trồng nuôi bò cả đấy.

    Cắt đủ ba bao cỏ cho ba con bò ăn đủ một ngày rồi thì cô chất lên xe đạp đẩy về. Đường nông thôn cũng hơi hẹp, một mình cô và chiếc xe đạp đẩy cỏ này đi cũng bít đường. Nếu gặp xe hay một người đẩy cỏ giống cô đi ngược chiều lại thì bắt buộc một trong hai phải nép sát vào rào nhà người ta hoặc bước xuống ruộng luôn cho chắc. Cũng may hôm nay cô không có đụng ai cả. Hì hì

    Về đến nhà thì dở cỏ xuống để cạnh chuồng bò, chừng nào cho ăn thì cậu hoặc mợ sẽ tự đổ vào máng cho chúng. Hiện tại máng vẫn còn đầy cỏ nên cô cũng không đổ thêm vào làm gì. Xong rồi thì vào tắm rửa, ăn cơm chiều.

    Tối đến, cô nằm gát tay lên trán suy nghĩ cách để kiếm tiền. Cũng không thể cứ ăn bám bà ngoại và cậu mợ hoài được. Kiếp trước cô 16 tuổi, vô tư, mộng mơ thì không nói gì nhưng kiếp này thân 16 nhưng linh hồn đã 31 tuổi rồi, muốn vô tư cũng không thể vô tư được. Tuy rằng cô thuộc diện mồ côi, đi học không cần tốn học phí, lại là học sinh khá giỏi, cuối năm đều có lĩnh thưởng nên sách vở bút mực thì không cần lo nhưng chi phí sinh hoạt, tiền quà vặt thì cũng phải tốn, đặc biệt là con gái mỗi tháng đều phải tốn tiền mua "bánh xốp" thì khỏi nói ai cũng phải biết rồi phải không. Dù cho là đứa tiết kiệm nhất cũng phải tốn khoảng đó hà. Mà tiền ở đâu cô có, không bà ngoại thì cậu mợ, anh chị cho. Mà tiền của bà ngoại thì cũng cậu mợ, anh chị cho chứ đâu? Ngoại già rồi làm gì mà ra tiền.

    Nhưng làm cách nào kiếm tiền đây nhỉ? Khó à nha! Ở quê đâu có việc làm thêm bán thời gian như thành phố đâu mà làm. Đi bán vé số? Không được! Chắc chắn là bà ngoại và cậu mợ không cho rồi. Cậu nhất định sẽ nói.

    - Bộ tao nuôi không nổi mày sao mà phải đi bán vé số?

    Vậy phải làm gì đây ta?

    Thu Trúc lăn qua, lộn lại nghĩ mãi mà không ra cách nào kiếm tiền. Tự giận bản thân mình, uổng công được trọng sinh trở lại thế mà không có cách nào để kiếm tiền. Phải biết vậy kiếp trước cô để ý mấy giải đặc biệt của xổ số kiến thiết để kiếp này kiếm mua mấy số đó phải đỡ hơn không? Mà nói đi cũng phải nói lại dù cô có nhớ số đó ra ngày tháng năm nào, hay đài nào thì cũng chưa chắc tìm mua được phải không? Dễ ăn vậy ốc bu vàng nó ăn hết rồi đâu đến lượt cô.

    Nhớ kiếp trước, cô đã từng làm bán hàng online, công việc đó làm thêm kiếm tiền cũng không tệ. Nhưng mà ngặt nỗi đây là năm 2005 a, lại ở nông thôn, điện thoại cùi bắp trắng đen còn chưa thịnh hành lấy đâu ra điện thoại cảm ứng có kết nối mạng mà on với chả line. Đâu giống như năm 2020 ngay cả đứa bé học lớp 1 cũng có điện thoại xịn để chơi game. Aiiii.. cách này hiện tại cũng không được.

    Giặt ủi, sửa quần áo? Lúc còn là sinh viên cô làm thêm rất nhiều việc để kiếm tiền dĩ nhiên là nghề này cũng có. Nhưng mà, giặt ủi chỉ có vào thị trấn thì mới mở được nhưng tiền đâu thuê mặt bằng đây? Còn sửa quần áo.. nhà cũng không có máy may lấy đâu mà sửa.

    Thu Trúc lại một lần nữa thất vọng tràn trề, những nghề có thể kiếm tiền mà kiếp trước cô làm đều không thể áp dụng được. Có áp dụng được cô cũng không có vốn bỏ ra. Ôi.. tiền.. tiền.. tiền.. tiền không phải là tất cả nhưng tất cả đều phải cần tiền. Phải làm sao để có tiền đây? Uổng công trọng sinh lại một kiếp có thể biết trước được vật giá leo thang, giá đất tăng cao, giá vàng tăng vọt mà không thể kiếm tiền.. ôi..

    Ý.. khoan.. mà vừa rồi cô vừa nghĩ đến cái gì thế nhỉ? Vàng ư?

    Chợt nhớ ra điều gì, Thu Trúc bèn ngồi bật dậy ngẫm lại một chuyện. Nói đến vàng cô nhớ kiếp trước vào năm cô 18 tuổi thì có một đám tang đi vào gò đất cúng để chôn nhưng khi đào huyệt thì thấy một cái hủ sành được bịt kín, tưởng rằng là hủ hài cốt nên không dám đụng vào, định lấp đất lại trả y nguyên như cũ nhưng bất ngờ cáng cuốc bị rơi ra và lưỡi cuốc văng xuống làm vỡ hủ sành, đổ ra toàn là vàng trong đó. Tất cả mọi người bỏ qua chuyện chôn cất người chết mà tranh nhau dành giật hủ vàng, tranh cãi làm lớn chuyện đưa ra tới tận xã. Kết quả cuối cùng thì toàn bộ số vàng ấy bị sung vào công quỹ nhà nước. Bởi vì đơn giản là gò đất ấy không thuộc sở hữu của một cá nhân nào, là đất hoang nên ai muốn chôn cất cứ vào đó, nó đã trở thành một nghĩa địa, vì thế nên nó sẽ thuộc về nhà nước. Ồ vâng! Ai nghe chuyện này cũng ôm bụng cười cả. Phải chi lúc đó chia nhau người một ít thì đỡ biết bao nhiêu, cũng không đến nỗi tranh cãi dữ dội làm mất tình làng nghĩa xóm. Thật đúng là tham thì thâm mà.
     
  3. Chương 2: Đào vàng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thu Trúc thầm nghĩ, không biết cô có nên đi đào hủ vàng đó không? Mảnh đất đó sỡ dĩ gọi là Gò Đất Cúng vì nơi đó từ xưa đã là nghĩa địa, bên trong còn có rất nhiều ngôi mộ bằng đá tổ ong rất lớn tồn tại rất lâu rồi. Kiếp trước, cô có bao giờ bén mảng tới đó đâu, chỉ đến lúc nghe về chuyện đó mới tò mò cùng mấy người hiếu kỳ đi xem thử nơi tìm thấy hủ vàng.

    Cũng có người có gan ban đêm lén đi đào mấy chổ khác xem có thể tìm thấy vàng nữa không. Nhưng kết quả vàng đâu không thấy mà chỉ toàn là hài cốt, làm mấy người đó một phen hoảng sợ, trở về nhà thì bị bệnh có người bệnh chết, cũng có người bị khùng khùng. Có người tin tưởng thì đem lễ vật đến đó cúng bái cầu xin sám hối vài ngày sau thì bệnh mới hết. Từ đó, cũng không ai dám tự tiện vào đó đào bậy bạ. Nghe chuyện như vậy dù là người vốn không hề mê tín như cô cũng phải tin tưởng.

    Không biết tại sao trong lòng cô lại nôn nóng, nằm ngủ không yên, cứ muốn đến nơi đó xem thử.

    Thế là ngày hôm sau, nhân lúc đi cắt cỏ cho bò cô bèn đem theo một cây cuốc nhỏ. Ai hỏi thì nói đi đào tổ mối về cho gà ăn thôi, mà cô cũng định đào tổ mối luôn mà, ở những gò như gò đất cúng ấy thì mối vô số kể, cô có vào đó đào cũng không ai nghi ngờ, chỉ cần không vào quá sâu, bởi sâu bên trong cây cối rậm rạp, toàn mồ mã rắn rết có vàng cô cũng không dám vào đó đào chứ đừng nói tổ mối. Cũng may cái hủ vàng đó nằm ở phía ngoài gần một gốc cây trăm, không ai nghĩ là nơi đó sẽ có một hủ vàng tồn tại cả. Có lẽ vậy nên nó mới tồn tại đến ngày hôm nay.

    Cô cắt đầy cả ba bao cỏ cho bò rồi mới nhất chân đi vào gò đất cúng. Gò đất cách ruộng cô cắt cỏ cũng không xa lắm, đi chừng mười phút là tới. Cô đi đến gần gốc trăm ấy, xác định vị trí nơi hủ vàng kiếp trước đã được đào, cô nhớ hình như cách gốc trăm khoảng ba bốn bước chân gì đó. Thôi kệ! Ba bốn bước chân thì cứ đào đại đi nhưng trước hết cô phải đào vài tổ mối đã. Cũng may dưới gốc trăm cũng có một tổ mối rất to, không đào thì uổng.

    Cô tìm đào được khoảng ba tổ đem bỏ vào bao rồi bỏ vào một ít lá cây và cỏ khô cho êm. Kế tiếp mới lại vị trí đánh dấu mà đào hủ vàng. Trước khi đào cô quỳ xuống khấn thầm.

    - Nam mô a di đà phật! Xin các vị khuất mày khuất mặt đừng bắt tội con. Nếu như con đào được hủ vàng không cần biết bên trong là nhiều hay ít con cũng sẽ đem một nửa lên chùa cúng hồi hướng cho các vị. Nam mô a di đà phật..

    Khấn xong, cô xá ba xá rồi mới dơ cuốc lên đào. Có ai mà đi đào vàng mà ban ngày ban mặt như cô không cơ chứ? Nhưng bảo cô đi đào vào ban đêm cô không dám đâu. Ai biết đang đào bổng nhiên quay lưng ra phía sau nhìn thấy cái gì? Cô không phải hoàn toàn sợ ma vì cô đã chết một lần rồi, nhưng cũng có chút gì đó nhát nhát chứ. Nếu hỏi rằng, cô không sợ bị người khác phát hiện sao? Thì như cô đã nói, cô là đi đào tổ mối cũng chẳng ai thèm để ý đâu, ở đây mối lại nhiều nữa cũng sẽ không bị phát hiện. Mà lỡ như bị phát hiện phải đem giao ra thì xem như cô không có duyên với hủ vàng này rồi. Nếu đã không duyên thì không cần cưỡng cầu làm gì, thiệt hại cũng là bản thân mình thôi. Cũng giống như tình yêu vậy, duyên giữa cô và họ đến đó đã hết dù cho cô có cố níu kéo cũng chẳng được gì, ngược lại đau khổ cũng là chính mình thôi.

    Đào sâu khoảng năm tấc thì lưỡi cuốc của cô trúng một vật gì đó như đá. Cô vội đào nhẹ nhàng xung quanh thì đúng là lòi ra một cái hủ bằng sành nhỏ bằng hủ đựng muối chứ không to mấy. Cô moi nó lên nhưng cũng không chắc phải là hủ vàng hay là hủ tro cốt nữa. Cô để nguyên nó ở vị trí cũ rồi từ từ mở nắp ra, khá là khăn vì nó đã được chôn dưới đất rất lâu rồi. Cô phải dùng lưỡi cuốc mà cạy nó mới mở được.

    Vừa hé nắp ra cô đã ngay lập tức đóng lại, lật đật nhìn xung quang xem có ai không. Không thấy bóng ma nào, cô bèn dùng bao quấn lại và ném vào chung với mấy tổ mối đặt nó phía dưới lấy lá cây và cỏ khô bao lên. Lấp lại khoảng đất vừa đào rồi vác cuốc và xách bao tổ mối đi về chổ cắt cỏ cho bò, chất nó lên xe đạp cùng với mấy bao cỏ rồi như bình thường mà đẩy về nhà.

    Về đến nhà cũng như mọi khi cô sẽ chất mấy bao cỏ cạnh chuồng bò, mấy tổ mối thì đem ra để cho gà nó ăn, còn hủ vàng thì cô đem nhét phía dưới máng bò ăn, cũng không ai để ý, tối nay ra lấy vô xem thử. Cả một quá trình cô làm rất tự nhiên và lưu loát như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng có trời mới biết cô hồi hộp đến mức nào. Ngay khi vừa hé nắp hủ ra thấy ánh sáng phản chiếu lấp lánh của vàng thì tim cô đã đập rất nhanh rồi. Mà cô có một ưu điểm là mỗi khi gặp vấn đề gì hồi hộp tim đập nhanh thì cô sẽ trở nên vô cùng bình tĩnh, bình tĩnh đến mức ngay cả cô cũng không biết đó có phải là mình không nữa. Ô.. hô.. vậy là có phải cô sắp có tiền rồi phải không?

    Tối đến, canh cả nhà đã ngủ say, cô mới lén ra chuồng bò mà đem cái hủ vàng ấy vào trong buồng chổ mình ngủ rồi mới mở ra xem kỹ. Không phải cô ích kỹ mà dấu bà ngoại và cậu mợ nhưng họ đều là người thật thà, khó tránh sẽ nói ra cho người khác biết và khi đó họa nhiều hơn là phúc.

    Cô không mở đèn mà dùng đèn pin xem thử thì chỉ thấy đều là vòng vàng và nữ trang kiểu dáng không giống bây giờ nhưng cũng cách tân lắm. Chứng tỏ hủ vàng này không phải là có từ mấy trăm năm trước, mà chỉ cao lắm là mấy chục năm thôi. Có thể là lúc chiến tranh có ai đó đã chôn nó ở đó để không mất của. Nhưng do vấn đề gì đó hoặc có thể đã chết mà không trở lại lấy. Ừ! Có vẽ tình huống đó là hợp lý nhất.

    Tổng cộng có 10 chiếc vòng vàng đặc ruột, hai đôi bông tai, ba sợi dây chuyền, hai lắc tay, hai vòng xuyến, năm chiếc nhẫn, tất cả đều là vàng y 24k. Cô ước lượng số vàng này có thể tới 30 cây. Ố là la.. lần đầu thấy nhiều vàng thế nha. Với giá vàng hiện tại chắc cũng được tám chín trăm triệu đi. Con số đúng là không nhỏ so với thời giá hiện tại. Nhưng cô đã khấn các vong linh khuất mặt khuất mày ở đó là sẽ đem phân nữa hiến chùa hồi hướng cho họ. Cho nên, cô cũng chỉ hưởng phân nữa thôi, nhưng không sao cả phân nữa cũng đủ để cô đổi đời rồi. Vấn đề trước mắt là phải đổi chúng thành tiền đây này.

    Cô chia ra làm hai phần, một phần để trong ruột gối ôm, một phần để vào giỏ đi học, ngày mai đem đi vô chùa. À.. cũng phải đem một phần ra bán chứ, cô đang cần tiền mà.

    Hôm sau, sau khi tan học, thay vì đi thẳng về như mọi khi cô lại đi ngược vào thị trấn. Vào một tiệm vàng lớn bán thử hai chiếc nhẫn. Chủ tiệm cầm hai chiếc nhẫn lên xem thì cười nói.

    - Nhẫn này chắc của bà ngoại hả?

    Cô chỉ cười cười chứ không có trả lời. Chủ tiệm thử thật giả xong, rồi đem cân. Sau đó hỏi lại cô một lần nữa.

    - Cưng bán hết hai chiếc luôn à?

    Cô gật đầu đáp.

    - Dạ!

    Chủ tiệm lại nói.

    - Một chiếc năm chỉ, hai chiếc 10 chỉ. Tuy vàng này không phải của tiệm nhưng lại đủ tuổi nên chị lấy theo giá vàng thu vào của tiệm luôn.

    Cô cười cười rồi gật đầu nói.

    - Cám ơn chị ạ!

    Sau khi nhận và kiểm tra đủ số tiền, cô bèn cất nó vào túi trong áo khoác kéo dây kéo lại cho an toàn rồi mới đi ra ngoài. Cô chạy vào ngôi chùa gần đó tìm gặp sư trụ trì đưa ra số vàng và nói rỏ nguyên nhân. Nhưng cô chỉ nói là do lúc tình cờ đào ổ mối mà đào được thôi, nghĩ rằng trời thương nên cho chứ không có nói là do cô trọng sinh mà biết được. Không biết như vậy có bị tội nói dối không? Nhưng mà cô cũng đâu có hại ai chắc là không bị đâu nhỉ?

    Nghe xong, sư trụ trì hỏi về hoàn cảnh của cô thì biết cô là một cô bé mồ côi sống với bà ngoại cùng cậu mợ thì rất đỗi thương xót. Thân thiết giảng giải cho cô rất nhiều điều bổ ích. Số vàng này sư sẽ thay cô cúng trai tăng, tu sửa chùa chiền, làm từ thiện gì đó để giúp cô hồi hướng cho những vong linh ở gò đất cúng đó hoàn thành lời hứa của cô.

    Sau khi trò chuyện xong với sư thầy, cô bèn đi lên lễ phật. Trước mặt phật cô thành tâm quỳ bái và đem toàn bộ sự thật là do cô trọng sinh nên mới biết số vàng đó thầm bạch với phật. Cũng xem như đó chính là sám hối vậy?

    Nói ra hết, cô thấy lòng mình nhẹ hẳn, quỳ bái ba cái nữa rồi mới đứng lên. Tuy nhiên, khi vừa định quay bước ra khỏi chánh điện thì cô đã tình cờ gặp một người đang bước vào. Một người con trai khoảng 22, 23 tuổi, ăn mặc lịch sự, bước đi nhẹ nhàng thoải mái, thân hình tiêu chuẩn không ốm không mập, chiều cao tương đối gần 1m8, khuông mặt anh tuấn, sáng sủa, trán cao, mắt hai mí, mũi dọc dừa, miệng mỉm cười có má lúm đồng tiền một bên rất có duyên. Hắn vừa bước vào làm những người có mặt ở đây không ai mà không chú ý, đưa mắt nhìn nhiều một chút. Người đâu mà đẹp trai vậy không biết.

    Nhưng đối với Thu Trúc, người ấy không những đẹp trai mà còn vô cùng quen thuộc. Người đã khiến trái tim thiếu nữ tuổi mới lớn lần đầu tiên biết rung động, biết nhớ nhung một hình bóng nào đó, biết mong chờ có thể được gặp ai đó. Nhưng rung động ấy chưa kịp biến thành lời thì người đó đã đi rồi.
     
  4. Chương 3: Mua đất

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cô không ngờ là trọng sinh trở lại cô lại gặp gỡ người ấy ở nơi đây. Nhưng trái tim thiếu nữ ngày nào đã không còn rung động nữa rồi, thay vào đó là sự bình thản đến lạnh giá. Rung động ư? Tình yêu ư? Xin lỗi cô không có duyên với hai từ đó. Cô đi lướt qua chàng trai như một người xa lạ gặp một người xa lạ. Thản nhiên bước ra về không một cái quay đầu.

    Tuy nhiên, chàng trai lại bỡ ngỡ quay đầu dõi mắt theo cô, lòng chàng trai chợt dâng lên một cảm giác kỳ lạ. Nhưng rất nhanh đã lướt qua, ngay cả hắn cũng không nắm bắt được. Hắn lại quay trở vào quỳ xuống bái phật, tâm vô tạp niệm, cuộc gặp gỡ vừa rồi chỉ như là cơn gió thoảng qua.

    Thu Trúc chạy thẳng về nhà, như mọi khi ăn cơm, nghĩ ngơi rồi tiếp tục công việc đi cắt cỏ cho bò. Cũng chẳng ai hỏi cô về trễ đâu, cũng đâu phải lần đầu cô về trễ, có đôi khi tới chiều cô mới về trong những ngày có phụ đạo. Và những ngày đó dĩ nhiên là cô sẽ không đi cắt cỏ cho bò rồi.

    Tối về, cô lại nằm gát tay lên trán suy nghĩ nên sử dụng số vàng có được ấy như thế nào. Để nghĩ xem.. vàng lên, đất lên.. đã có vàng rồi thì bây giờ đến mua đất thôi. Giờ còn rẻ mua để đó không làm thì cho người ta thuê cũng có thể kiếm tiền được mà. Sau này lên giá bán lại cũng có lời. Vậy thì quyết định mua đất đi.

    Nhưng mua gần đây thì người ta sẽ hỏi tiền đâu cô có thì biết trả lời sao bây giờ? Chỉ có thể mua ở chổ khác. Mà muốn mua chổ khác thì trước hết phải có xe máy, điện thoại đã. Vậy là trước tiên là phải mua hai thứ đó. Điện thoại thì không nói nhưng xe máy thì với tuổi của cô hiện giờ chỉ có thể chạy 50 phân khối. Thôi cũng được.. mua luôn.

    Thế là, ngày chủ nhật cô nói dối bà ngoại là đi sinh nhật bạn, ra ngoài lộ kêu xe ôm chở vào đến gần trường học rồi cô xuống. Đúng lý có thể kêu chú chạy đến cửa hàng xe luôn cũng được nhưng vì chú cũng là người quen ở trong xóm, nếu biết cô mua xe chắc sẽ đồn ầm lên cho xem. Lúc đó hỏi cô có tiền đâu mua xe, cô đúng là không biết đường đâu mà trả lời rồi. Thôi thì bảo chú dừng đây cho cô xuống nói rằng một lát nữa sẽ có bạn ra đón. Chờ chú ấy đi xa, cô mới cất bước đến cửa hàng xe máy, phải đi bộ khoảng một cây số nữa đúng là có hơi mệt.

    Tới cửa hàng xe, cô chọn cho mình chiếc Wave 50 phân khối màu đỏ. Cũng chỉ có kiểu này là hợp với cô thôi, hiện tại dòng xe 50 chưa có nhiều kiểu để lựa chọn cho lắm. Có xe rồi, cô liền chạy đi lòng vòng tìm mua đất. Cũng chỉ có thể trên đường từ trường học về đến nhà, chứ từ trường học vào thị trấn thì cô không dám rớ đâu. Tuy nhiên, cũng đâu phải dễ kiếm như vậy, miếng đất cô vừa mắt thì kêu giá cao hơn so với số tiền cô có, còn mảnh giá hợp lý thì lại nằm sâu trong hốc bà tó. Aiii.. mệt thiệt, ý là chỉ toàn là trò chuyện qua điện thoại không đấy. Chưa có tới đâu mà đã tốn trăm ngàn tiền điện thoại rồi. Nhưng như vậy thì dễ nói hơn, với cách nói chuyện cứng cỏi của cô, cũng không ai sẽ nghĩ cô mới 16 tuổi, nếu trực tiếp gặp mặt không chừng chưa nói được tiếng nào đã bị mắn là cô đùa giỡn họ nữa.

    Cô ghé vào quán nước ven đường gọi một ly nước mía, ngồi nghỉ cho mát. Cô cũng không có bỏ cuộc đâu, từ trường tới nhà cô tới gần 10 cây số lận, mà cô chỉ mới đi có bốn cây, còn dài mà. Với lại thường càng xa thị trấn thì đất sẽ càng rẻ, nếu như ở khu vực cô đang sống thì một công đất ruộng vị trí thuận lợi cao lắm là 9 đến 10 triệu, đất vườn, đất thổ cư mặt lộ gần chợ cũng cao lắm là từ 500 ngàn đến 1 triệu/ m2 mà thôi. Chợt cô thấy phía đối diện để bảng "BÁN ĐẤT" mà không có để số điện thoại liên hệ, bên trong còn có một ngôi nhà bằng lá đơn xơ, hình như là vẫn có người đang ở. Cô tò mò hỏi chị bán nước mía.

    - Chị à! Miếng đất bên đó có người ở sao lại để bảng bán vậy chị?

    Thấy cô chạy xe máy nhìn là biết mới vừa mua, lại đi có một mình, cho nên dù mặt cô còn non choẹt nhưng cũng không nghĩ cô mới 16 tuổi, bèn cười nói.

    - Để bảng bán vậy chứ thực tế có bán đâu.

    Cô ngạc nhiên.

    - Sao lạ vậy? Không bán vậy để bảng làm gì?

    Chị bán nước mía đáp.

    - Kêu bán nhưng với điều kiện là để ổng ở đó tới chừng nào ổng chết rồi người mua mới được sử dụng làm gì thì làm. Thử hỏi vậy sao gọi là bán? Như em thì em chịu mua không? Tự nhiên đưa tiền cho người ta rồi mình không có quyền làm gì được hết. Năm nay hình như ổng cũng mới sáu mươi mấy thôi, thấy còn mạnh đùng. Chờ ổng chết biết tới chừng nào? Hì.. hì..

    Cô thắc mắc.

    - Ủa bộ ông đó không có vợ con gì sao?

    Chị bán nước mía lắc đầu.

    - Chị cũng không biết! Thấy ổng hằng ngày ra vô có một mình, chị cũng mới ra bán ở đây chưa đầy một tháng mà ổng cũng ít khi ra ngoài tiếp xúc với ai nên chị cũng không rỏ. Mà chắc là không có đâu, nếu có cũng đâu ở một mình làm gì. À.. mà em muốn mua đất hay sao mà hỏi vậy?

    Thấy chị ta cũng thiệt tình vui vẽ, cô cũng thành thật đáp.

    - Dạ đúng ạ! Em đang có ý định mua một miếng đất nhỏ để.. để sau này cất nhà ở.

    Chị ta mắt tỏa sáng lập tức nói.

    - Vậy thì em hên rồi nha! Chị đây cũng có một miếng đất đang cần bán. Nói nào ngay cũng không có muốn bán nhưng vì kẹt quá đành bóp bụng mà bán thôi.

    Cô không vui, không mừng giữ thái độ bình thường hỏi.

    - Vậy miếng đất ấy nằm ở đâu? Diện tích bao nhiêu? Có gần đường không hả chị?

    Chị ta tươi cười chỉ tay vào cái ao bên cạnh.

    - Nó đó!

    Thu Trúc trợn mắt há hốc mồm.

    - Chị.. chị muốn nói là cái ao cá này.. này hả?

    Chị thản nhiên gật đầu.

    - Là nó đó! Nhưng nó không phải là ao cá đâu. Năm rồi má chị bị bệnh không đủ tiền chạy mới phải đào đất lên bán cho người ta đổ nền. Định là chừng nào có tiền rồi đổ đất lại cũng không muộn nhưng đâu ngờ bệnh lại chuyển biến nặng thêm, bắt buộc phải vay mượn người ta ráng chạy cho hết bệnh. Cho nên bây giờ nợ nần lời lãi mới tứ giăng, đành phải kêu bán chứ chị cũng không muốn bán đâu.

    Cô bèn hỏi thử.

    - Vậy chị bán bao nhiêu?

    Chị ta không chần chừ đáp.

    - Một trăm..

    Thu Trúc lập lại.

    - Một trăm..

    Rồi không nói không rằng ngồi suy ngẫm điều gì đó. Chị bán nước mía nghĩ rằng cô chê mắc, bèn nói.

    - Nếu em thật sự muốn mua thì chị sẽ bao giấy tờ luôn. Chị có người quen làm việc trong phòng tài nguyên và môi trường nên giấy tờ làm nhanh lắm.

    Thật ra, Thu Trúc đang nghĩ khi cô mua rồi đem sang lắp mặt bằng, vài năm sau chổ này mở chợ cô sẽ lời bao nhiêu thôi. Theo trí nhớ thì chừng ba năm nữa là ngay ngã ba cách đây vài chục mét sẽ hình thành khu chợ nhỏ, mấy nhà gần đây cũng mở buôn bán được nên đất mặt tiền cũng rất đắt đỏ. Không ngờ một chút trầm ngâm của cô lại được lợi như vậy. Ở vùng này sang nhượng đất đai thì hầu như mọi chi phí giấy tờ trước bạ đều do người mua chịu cả, người bán chỉ việc đi ký rồi nhận tiền thôi ngoại trừ là người bán chịu đồng ý bao giấy tờ.

    Nhưng cô cũng không có đồng ý mua liền, chỉ nói là trở về bàn lại với người nhà rồi sẽ trả lời. Thực ra là cô đi tìm hiểu xem lời của chị ta nói có thật không thôi, đừng trách cô quá đa nghi, cuộc đời đã rèn dủa khiến cho cô không thể tin vào bất kỳ người nào được. Nhớ kiếp trước, cô đã từng tin tưởng hết lòng vào một người nhưng kết quả chỉ là lừa gạt, phủ phàng nên cô quyết định kiếp này ngoài bản thân mình ra cô sẽ không tin vào bất kỳ ai nữa.

    Sau khi hỏi thăm vài ngày thì biết được những điều chị ta nói điều là sự thật. Hoàn cảnh chị ấy cũng rất khó khăn, cha mất sớm hai mẹ con chị ấy sống nương tựa lẫn nhau. Đến khi lấy chồng thì được hai năm chồng bỏ theo vợ bé, ôm con về sống với mẹ mình cho tới bây giờ. Một năm trước, mẹ chị ấy bị bệnh nặng phải vay mượn tiền chạy chữa, nên bây giờ mắc nợ rất nhiều phải bán đất để trả nợ,

    Thế là, cô đã không ngần ngại một lần nữa đến tìm chị để hỏi mua, chấp nhận cái giá chị đưa ra và cũng không cần chị bao giấy tờ. Chẳng những thế còn cho chị thêm 5 triệu nữa. Nhưng đến lúc đi công chứng thì cần phải có cậu đi theo rồi. Bởi vì cô chỉ mới 16 tuổi a, pháp luật không quy định độ tuổi người đứng tên trên sổ đỏ nhưng nếu dưới 18 tuổi thì khi thực hiện các giao dịch bất động sản thì phải có người đại diện giám hộ đồng ý ký tên mới được.

    Tuy nhiên, khi trở về thì cô đã phải suy nghĩ lại.

    Hôm đó cô vừa đem xe mới về thì bà ngoại và cậu mợ đều kinh ngạc, hỏi xe ở đâu ra. Cô mới nói là người bạn mời cô đi sinh nhật ấy rất giàu. Năm nay tổ chức tiệc có bóc thâm trúng thưởng nào là xe máy, xe đạp, điện thoại, tiền.. cô may mắn bóc trúng giải đặc biệt nên được chiếc xe này đây. Cũng không có gì làm lạ, dân nhà giàu mà, sinh nhật như thế thì đáng gì, chủ yếu khoe khoang là chính.

    Nghe xong, bà ngoại và cậu quan tâm hỏi hang đủ thứ hỏi người bạn đó là trai hay gái, thái độ đối với cô như thế nào? Vân vân. Cô đáp là bạn gái, trong lớp rất thân với cô, giúp đỡ cô rất nhiều. Họ cũng thở phào nhẹ nhõm và vui mừng vì cô có được một người bạn tốt, tuy giàu có nhưng không kiêu ngạo.

    Duy chỉ có mợ hai là dường như không được vui, chỉ hỏi qua loa cho có lệ rồi thôi. Lúc đó, cô cũng không để ý lắm nhưng hôm nay khi cô tranh thủ cắt cỏ bò về sớm để thưa chuyện với cậu thì vừa về tới đã nghe trong nhà có tiếng cãi nhau ầm ỹ. Không biết cậu mợ cãi nhau vì chuyện gì nên cô không dám đi cửa trước. Vội vã thụt xe lại đi nhờ nhà hàng xóm, ra phía sau vườn bưởi vòng lên.
     
  5. Chương 4: Cãi nhau

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cô rón rén vòng qua mé hong nhà nghe xem họ cãi nhau vì chuyện gì, thì cô nghe cậu hai quát.

    - Tui nói con Trúc mới mười sáu tuổi mà bà đòi làm mai làm mối, lấy chồng lấy vợ cái gì?

    Cô lại nghe mợ Hai nói.

    - Vậy chứ con Luyến con thằng ba Lưu cũng mới mười sáu tuổi chứ mấy, cũng gả rồi đấy thôi.

    Cậu Hai nghe mợ nói như vậy rất là tức, đã không biết gì mà còn ong óng cái miệng. Nhưng cậu cũng ráng giải thích. Đó là vì do con gái người ta lỡ mang bầu rồi bắt buộc phải gả. Hai đứa cũng chưa đến tuổi vị thành niên. Có thưa cũng không làm được gì, chỉ tổ xấu hổ cho đứa con gái. Chưa đủ mười tám tuổi mà kết hôn thì gọi là tảo hôn phải đi tù.

    Cậu đã giải thích rõ ràng như vậy. Thế nhưng, mợ hai lại nói.

    - Xí.. chỉ cần không ai thưa ra xã thì đi tù cái gì?

    Lần này cậu Hai nổi giận đùng đùng, mắn.

    - Bà hay quá! Sao bà biết không ai thưa? Bà nên nhớ nó vẫn còn đi học, con Luyến thì nó đã nghỉ rồi. Bà cũng càng nên nhớ con Trúc nó là cháu chứ không phải con bà đẻ. Con bà đẻ thì bà làm gì người ta cũng không để ý nhưng cháu thì bà thử xem.

    Mợ hai cũng không chịu thua, lớn tiếng nói lại.

    - Vậy sao hồi đó mang nó về nuôi làm gì? Để bây giờ muốn gả chồng cũng không có cái quyền. Sao không để cho cô chú nó nuôi đi.

    Rầm.. cậu hai tức giận vỗ bàn. Đứng dậy chỉ vào mặt mợ hai quát.

    - Bửa nay bà bị sao vậy? Tại sao nhất quyết phải đòi gả con Trúc cho bằng được. Con gái bà sao bà không kêu về gả đi, nó cũng đã mười chín tuổi, đủ tuổi gả rồi đó.

    Mợ hai cứng họng không biết trả lời làm sao, bèn khóc thúc thích kể lễ.

    - Híc.. mỗi lần nói động tới con Trúc thì ông luôn hung dữ với tôi.

    Bà mới hỏi ông, từ khi bà về làm vợ ông, về làm dâu nhà này tới bây giờ bà có trái đạo làm vợ không? Có bất hiếu với mẹ chồng không? Thậm chí nuôi luôn con của em chồng từ nhỏ tới lớn có than oán tiếng nào không? Bà vất vả vì cái nhà này nửa đời người vậy còn ông thì sao? Bà muốn ông thử hỏi lại mình xem, ông đã cho bà được cái gì? Ông có cho bà được một ngày sống sung sướng không? Ăn ngon mặc đẹp như người ta không?

    Lần này tới lượt cậu hai cứng họng đúng là ông không cho bà được cái gì cả. Từ lúc cưới bà về thì cũng chỉ suốt ngày ra đồng, đến tối thì về, sinh sáu đứa con vất vả nuôi chúng lớn khôn lo cho chúng ăn học cưới gả. Đến bây giờ đã ngót 35 năm cũng chưa cho bà được cuộc sống sung sướng.

    Mợ Hai lại nói tiếp.

    - Ông coi con Liễu, con Thúy tụi nó cùng trang lứa với tôi đó.. mà bây giờ nhìn chúng nó như con gái hai mươi vậy. Ra đường son phấn, nay quần này, mai áo nọ, vàng đeo đỏ tay bước ra đường như bà hoàng.

    Rồi chỉ vào chính mình.

    - Còn tôi ông nhìn xem tôi đi! Mới hơn năm mươi mà tưởng như bà già bảy vậy. Thậm chí con của ông con Trang, con Thủy, con Thoa, con Lượm có đứa nào được học như con Trúc không? Con Trang là đứa lớn nhất thậm chí còn không được đi học, phải ở nhà giữ em. Con Thủy chỉ học tới lớp năm là nghỉ. Con Thoa thì lớp lớp chỉ có con Lượm là được hết lớp chín thôi.

    Bà nói đúng là không sai, mấy đứa con gái của ông không có đứa nào học cao cả. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đâu phải là ông không cho chúng nó học. Ngoại trừ đứa con gái lớn của ông, do lúc đó còn quá khó khăn không được đi học ra thì những đứa còn lại ông cũng ráng lo cho đầy đủ đấy chứ, là tự chúng không muốn học nữa cơ mà. Cậu hai mới nói.

    - Con Trang thì tôi không nói nhưng con Thủy, con Thoa với con Lượm là tụi nó không muốn học nữa chứ đâu phải tôi ép chúng nghỉ hay gì đâu. Thậm chí thằng Thắng thằng Tài đều học hết mười hai còn gì. Bà coi ở xóm này có con ai được học như con mình không? Không nói đâu xa, anh Năm kế bên đó, bốn thằng con trai, một đứa con gái có đứa nào đi học hết lớp năm không?

    Nhưng mợ hai lại nói.

    - Dù là vậy tụi nó vẫn không bằng một góc của con Trúc. Đi ra thì như tiểu thư. Đi học thì quen bạn này bè nọ giàu sang cho xe cho cộ cho tiền đổ xăng..

    Ông chợt nhận ra điều gì, bèn chỉ vào mặt bà.

    - A.. thì ra bà đòi một hai tìm mai mối muốn gả con Trúc là bà ganh tỵ với nó hả? Bửa nay tôi mới phát hiện ra bà là hạng người ích kỷ như vậy đó.

    Mợ Hai không nghĩ tới cậu Hai lại có thể chỉ trích bà như vậy. Bà vừa khóc vừa nói.

    - Tôi không có ích kỹ nếu tôi ích kỹ thì đâu chấp nhận nuôi nó hơn mười năm nay, coi như con mà đối đãi. Tôi chỉ thấy ông quá bất công thương cháu hơn thương con. Nó chỉ là cháu thôi! Con máu cháu mủ đó ông hiểu chưa?

    Tuy bà cũng thương Thu Trúc nhưng dù sao cô cũng là cháu. Giữa cháu và con dĩ nhiên có người mẹ nào mà lại không chọn con mình. Còn điều quan trọng nữa là chuyện Thu Trúc có được chiếc xe, bà vẫn luôn canh cánh trong lòng, có người bạn nào lại tốt vậy không? Đặc biệt là bạn gái nữa, đều là người dưng nước lã đâu ai lại tốt như vậy đi cho cô cả một chiếc xe mới toanh. Nhưng khi bà nói ra điều này, cậu Hai lại bảo.

    - Không phải là con Trúc nó nói là bóc thăm trúng thưởng sao?

    Bà lắc đầu.

    - Chuyện vậy ông cũng tin nữa sao? Ừ! Mà có chuyện đó đi nữa.. Vậy còn tiền đổ xăng thì sao?

    Ông đáp.

    - Cái đó.. bất quá chỉ là cho một hai lần đầu thôi. Cũng mới có mấy ngày..

    Mợ hai cười khẩy nói.

    - Ông nói nghe đơn giản quá! Bạn gái chơi với nhau dù thân cỡ nào cũng không có rộng rãi vậy đâu, ngay cả chị em ruột còn không được như vậy huống chi là người dưng. Chỉ có bạn trai mới có thể ra tay hào phóng như vậy, mà để được cho như vậy thì hai đứa nó phải có cái quan hệ gì rồi, thậm chí không chừng nó cũng đã ăn ở với thằng đó. Tôi không muốn nó trở thành con Luyến thứ hai khiến cả nhà phải xấu hổ đâu. Thà gả nó trước còn hơn tới lúc bụng chình ình ra rồi đội quần.

    Thu Trúc như điến người, vội vàng xong vào nói.

    - Mợ Hai! Sao mợ có thể nói con như vậy chứ?

    Cả hai người đều giật mình, cùng hô.

    - Trúc..

    Cô cắn chặt môi để không phải khóc. Không nghĩ tới mợ lại cho rằng cô là hạng con gái như vậy. Mười mấy năm sống chung trong một mái nhà, mà mợ lại chẳng hiểu con người của cô. Mà cũng phải thôi, phụ nữ ai lại không ích kỹ. Mợ chịu nuôi cô mười mấy năm đã là quá rộng rãi rồi. Cô bèn nói.

    - Nếu mợ nghĩ con đi học quen bạn trai rồi ăn ở với người ta thì mợ có thể cùng con đi ra nhà thương khám được mà.

    Cậu hai vội biện giải.

    - Trúc.. mợ.. mợ hai con chỉ là nói vậy thôi chứ không có ý gì đâu. Con đừng có trách mợ con..

    Cô cuối đầu lấy tay lau đi nước mắt đọng trên mi, nói.

    - Con nào dám trách mợ! Cha mẹ con mất sớm được cậu mợ hai cưu mang đã là ân đức lắm rồi, con còn cầu mong gì hơn. Nhưng con xin mợ.. con còn nhỏ lắm mợ đừng ép gả con làm chi, con còn muốn đi học.. muốn học đến nơi đến chốn. Dù bây giờ con đủ mười tám tuổi, con cũng sẽ không lấy chồng. Nếu mợ không muốn con ở đây nữa thì con sẽ dọn ra ngoài, chứ đừng có dùng bất kỳ lý do gì mà bắt con phải gả cả.

    - Con Trúc dọn đi đâu?

    Chợt một tiếng già nua vang lên làm ba người đều giật mình.

    - Má..

    - Ngoại..

    Bà ngoại chống gậy lụm khụm đi vào ngồi xuống giường nói.

    - Tao nghe hết rồi! Vợ thằng Hai.. con Trúc còn nhỏ như vậy mà mày đòi gả nó. Nó có làm gì có lỗi với mày mà mày muốn đuổi nó đi chứ?

    Mợ hai vội vàng giải thích.

    - Má.. con.. không phải con muốn đuổi con Trúc.. chỉ là.. chỉ là..

    Bà Ngoại liền nói.

    - Chỉ là cái gì? Bộ mày tưởng bạn bè nào cũng như con Liễu với con Thúy hả? Chơi với nhau mà còn cạnh tranh hơn thua, tìm cách nói xấu nhau? Có mình mày chơi với hai con nhỏ đó chứ ai đâu mà chơi. Bị tụi nó gài mấy lần rồi nghĩ bạn bè nào cũng như vậy. Hồi đó tao xách trầu cao đi hỏi cưới mày vì nhìn trúng cái nết na, hiền hậu cái tính thật thà đảm đang, không ganh ghét không ích kỷ, hiếu thảo siêng năng biết kính trên nhường dưới thương chị thương em. Sao bây giờ mày thay đổi quá nhiều vậy vợ thằng Hai?

    Mợ hai mím môi cuối đầu không dám lên tiếng. Bà Ngoại thở dài lắc đầu.

    - Mà cũng không thể trách mày được!

    Còng lưng nuôi sáu đứa con, một đứa cháu lại thêm bà già như bà nữa, lấy đâu ra tính tình không thay đổi. Với lại tính mợ vốn hay tin người nữa. Nghe bà Liễu với bà Thúy nói ra nói vào rồi có suy nghĩ xấu về cháu mình cũng phải thôi. Nhưng bà ngoại lại nói thêm.

    - Mà sao mày không nghĩ lại xem trường hợp đó chính là chỉ hai đứa nó đó.

    Hồi đó hai bà đó, một bà thì dùng sắc và thân thể lấy tiền của trai, một bà thì có thai rồi đi phá. Cũng may, hai người đều là con nhà giàu mới có người chịu cưới.

    - Mình tuy nghèo nhưng thử hỏi bước ra đường có ai dám khinh thường khi dễ mình không? Mày đi chợ trên đường ai gặp mày có phải cũng vui vẽ chào hỏi thân thiện không? Còn hai đứa nó đi ra ai nhìn thấy từ đàng xa đã kêu hai con đỉ rồi. Mày thấy như vậy tốt không?

    Mợ hai càng cuối đầu thấp hơn. Bà lại tiếp.

    - Hổm rày tao nghe tụi nó rù rì với mày vụ con Trúc rồi. Tao cố tình để yên coi mày sao? Quả nhiên bị trúng kế tụi nó về làm cho gà bay chó sủa nhà cửa không yên. Tao tuy già nhưng chưa có hồ đồ đâu. Mai mối gì? Cố tình gài mày một khi con Trúc mà gả là tụi nó báo công an vô còng đầu mày ra xả về tội tảo hôn đó. Dù không đi tù cũng bị mang tiếng ác để tụi nó đứng ngoài cười chơi.

    Mợ hai ngạc nhiên hỏi.

    - Sao má biết ạ?

    Ngoại đáp.

    - Sao không biết! Con Oanh bị hai đứa nó một vố rồi xém nữa thì con trai nó ngồi tù.

    Nghĩ sao con người ta mới mười bốn tuổi mà dám nói mười tám làm mai cho con người ta. Mà cô bé đó hoàn cảnh cũng tương tự Thu Trúc vậy, chỉ khác là ở với chú thiếm thôi. Bước qua thấy nhỏ xíu cố tình gặng hỏi, thiếm cô bé cũng nói là mười tám, nhưng khi hỏi hàng xóm xung quanh mới biết mười bốn tuổi. Liền biết bị hai người đó gài. Dì Oanh thấy hổm rày tự nhiên hai bà đó tìm mợ nói rù rì vụ Thu Trúc, sợ mợ bị gạt nữa nên mới tìm bà ngoại nói.

    - Con Oanh biết mày cũng không thích gì nó nên mới không đi nói với mày. Nói ra mày không tin nó cũng vậy.

    Mợ hai không ngờ là có chuyện như vậy, đúng là thời gian gần đây mợ hay qua lại với bà Thúy và bà Liễu. Từ lúc Thu Trúc có xe, hai người đó cũng hay tìm tới thổi gió bên tai mợ, nói này nói nọ Thu Trúc đủ điều nên mợ mới lo lắng, sợ Thu Trúc làm chuyện xấu hổ cả nhà. Không nghĩ tới hai người đó lại là hạng người như vậy. Mợ Hai hối hận nói.

    - Má.. con biết lỗi rồi! Từ rày về sau con không dám nghe theo lời xúi bậy của hai đứa nó nữa.

    Ngoại lại nói.

    - Mày tốt nhất cũng đừng qua lại nữa! Tao thấy con Oanh tính tình nó thẳng thắng tuy nói ra dễ mít lòng nhưng nó tốt bụng không có xấu xa nhiều chuyện tối ngày dòm nhà này ngó nhà kia. Mày qua lại với nó lợi nhiều hơn hại.

    Nhưng nói thì nói vậy thôi chứ cũng không thể bắt buộc mợ Hai. Chỉ là mong mợ đừng có bị kích động rồi về nhà gây chuyện lộn xộn. Bà quay sang Thu Trúc nói.

    - Còn con Trúc không có đi đâu hết! Ở nhà với ngoại! Muốn đi thì chừng nào tao chết rồi đi đâu đó thì đi. Cũng không có cưới gã gì hết chừng nào qua mười tám tuổi hễ chịu thì gả, không chịu cũng không được ép!

    Thu Trúc và cậu mợ hai cuối đầu đáp "Dạ" một tiếng rồi mọi chuyện lại trở về như bình thường, tình cảm cũng không có vì vậy mà sức mẻ. Cô vốn không trách mợ hai, bởi tính tình mợ vốn rất hiền chỉ mỗi tội dễ kích động và hay tin người thôi. Nhưng mà hai người đàn bà Liễu và Thúy thì cô đã ghi hận rồi nha! Ăn no không có việc gì làm rồi đi lo chuyện nhà người khác. Cô sẽ không bỏ qua đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng bảy 2021
  6. Chương 5: Nhờ vã

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nhớ kiếp trước, lúc cô sắp sửa thi tốt nghiệp cấp ba chính họ đã làm mai mối dẫn người ấy đến nhà để xem mắt cô. Ban đầu cô cũng không chịu và cũng không ra tiếp. Nhưng mợ hai vẫn cứ cho người ấy qua lại thường xuyên. Qua vài lần tiếp xúc thì cô lại cảm thấy thích người ấy. Cũng bình thường thôi, một đứa con gái chưa bao giờ được yêu nay bổng nhiên xuất hiện một người con trai quan tâm, theo đuổi, bảo sao không động lòng cho được. Nhưng không ngờ lần thứ hai động lòng lại bị tổn thương thê thảm, vô cùng đau đớn.

    Nếu nói lần đầu cô chỉ là yêu đơn phương, người ta thậm chí còn không biết thì lần thứ hai này chính do anh ta đã khiến trái tim cô rung động. Đau đớn dĩ nhiên phải rất nhiều rồi. Cũng may là cô đã bảo là hãy để cho cô thi tốt nghiệp xong mới bước tới, nếu không thì chắc cô đã không thể đi học tiếp mà còn bị bà con cười nhạo. Giờ nghĩ lại mới cảm thấy quả là do bà Liễu và bà Thúy cố tình gài. Bà ta biết rỏ anh ta đã đám hỏi với người khác rồi, không biết vì nguyên nhân gì mà cãi nhau hủy bỏ đám cưới. Nhưng mà hai người họ là yêu nhau, tự nguyện đến với nhau dù có cãi cỡ nào thì vài bửa sẽ hết thôi.

    Ấy thế mà lại dám dắt đi làm mai cho cô, còn anh ta trong lúc hờn giận cũng cố tình đi hỏi vợ khác để chọc tức người yêu và cô lại là nạn nhân của cuộc hờn giận ấy. Cô công nhận rằng anh ta đã thành công trong việc chọc tức người yêu quay trở về, thậm chí là khỏi cần phải đám cưới tự xách gối theo luôn. Mượn đám cưới của cô em gái út anh ta mà trở về nói là dự đám cưới bạn thân, sau đó chung vào phòng ngủ chung luôn. Lúc nghe dì Oanh nói cô cũng không tin cho lắm, cho đến khi dì ấy lén dắt cô qua bên đó, chỉ đứng ở bên nhà bà con của dì ở cạnh nhà anh ta nhìn qua, thế nhưng lại trùng hợp nhìn thấy hai người đang ôm hôn nhau thăm thiết dưới gốc dừa. Qua hay! Lúc đó cô đã cười bởi vì không thể nào khóc được!

    Trở lại thực tại, qua chuyện đó, Thu Trúc quyết định không nói cho cậu biết vụ cô mua đất, nếu không sẽ không biết lại xảy ra chuyện gì? Nhưng tìm ai đứng ra làm người bảo hộ đây nhỉ? Cô chợt nhớ đến dì Oanh, người mà mợ hai không ưa gì mấy. Nếu kiếp trước không có dì ấy thì cô đâu có biết được bộ mặt giả dối của anh ta được. Cô bèn xin bà ngoại hái mấy trái bưởi đem sang nhà dì Oanh để cảm ơn vì sự việc hôm nay, cũng đồng thời nhờ dì giúp đứng ra làm người bảo hộ. Dì ấy cũng là người kín miệng nên sẽ không để lộ ra ngoài.

    Nghe cô nói xong, dì ấy rất bất ngờ hô.

    - Hả? Tiền đâu mà mày mua đất?

    Lý do này cô cũng đã nghĩ ra rồi, bèn đáp.

    - Dạ.. tiền này là của ba con nhỏ bạn thân mua vé số được trúng đặc biệt, thấy hoàn cảnh của con đáng thương nên mới cho con một ít.

    Dì ấy lại hỏi.

    - Sao không gửi ngân hàng hay sắm vàng để dành mà lại mua đất mà còn là cái ao nữa chứ?

    Cô mới đem hoàn cảnh của chị bán nước mía ra mà kể cho dì nghe đồng thời cũng nói.

    - Gửi ngân hàng hay sắm vàng thì con cũng có nghĩ tới nhưng con còn nhỏ lại mồ côi có tiền trong tay nhất định sẽ không thể giữ được. Chi bằng mua đất để đó sau này lớn lên sang nhượng lấy lại tiền cũng đâu có muộn.

    Dì Oanh tươi cười nói.

    - Tao phải công nhận mày khôn! Mới 16, 17 tuổi mà biết tính toán nhìn xa vậy rồi. Có tương lai đó nghe con. Ráng học đi! Sau này trở thành ông này bà nọ nở mày nở mặt với bà con hàng xóm. Bà ngoại, cậu mợ mày cũng thơm lây.

    Ồ! Vâng! Bề ngoài cô 16 nhưng linh hồn đã là 31, không biết tính toán nhìn xa thì thật uổng công trải qua một kiếp.

    Dì Oanh lại nói.

    - Ừ! Để bửa đó tao đi với mày vô trong huyện đứng ra làm người bảo hộ cho. Chỉ ký cái thôi chứ có gì đâu mà khó. Ai.. bà ngoại mày thì già, cậu mợ mày thì quá thật thà chất phát tuy rằng tính tình như vậy là tốt nhưng dễ bị mấy cái thứ.. không ra gì nó phá. Chỉ cần chọt vài câu là có chuyện cho nó đi đồn hà, mệt gì đâu. Mấy con sâu này không biết chừng nào có thể tiêu diệt cho nhà cửa người ta yên ấm đây nữa?

    Khỏi hỏi cô cũng biết dì Oanh nói tới ai rồi. Tuy mặt cô vẫn giữ nụ cười nhút nhát, khiêm nhường nhưng trong mắt lại xẹt qua một tia sắt lạnh. Hai người này cô nhất định sẽ không bỏ qua, nhất định phải cho họ một bài học thích đáng.

    Sau khi cô chào dì Oanh trở về, con trai của dì Oanh người đã được làm mai cho cô bé 14 tuổi chạy vào tò mò hỏi.

    - Ủa má! Con Trúc tới chi vậy?

    Dì Oanh đáp.

    - Tới để cảm ơn nhờ tao mà nó không bị ép lấy chồng.

    Cậu ta kinh ngạc.

    - Hả? Nó mới 16 tuổi lại còn đi học mà lấy chồng cái gì?

    Dì Oanh lại bực bội.

    - Thì cũng tại hai con quỷ cái con Liễu với con Thúy chứ đâu. Tiếng to tiếng nhỏ nói con này đi học quen bạn trai cho xe chạy cho tiền đổ xăng không chừng đã ăn ở với người ta, kích động mợ hai nó mới có chuyện ép gả sợ có bầu trước. Tao nghe mà phát giận mới đi nói với bà ngoại nó ngăn chuyện này.

    Cậu con trai lắc đầu.

    - Mệt hai con mẹ này ghê! Tối ngày đâm nhà người này thọt nhà người kia. Mà cũng hên lần đó mình đi tìm hiểu trước nếu không bây giờ chắc con vô tù ngồi gỡ lịch rồi. Bây giờ nói tới làm mai con còn sợ, ra đường quen con gái cũng phải tìm hiểu phải đúng 18 tuổi không nữa. Thật là mệt! Chắc ở giá luôn cho rồi!

    Dì Oanh lườm cậu ta.

    - Thằng quỷ! Ở giá vì mậy? Để từ từ tao tìm đám khác tin tưởng hơn. Mầy muốn ở giá nhưng tao còn muốn có cháu nội.

    Cậu ta cười hề hề bèn nói đùa.

    - Má! Hỏng ấy má hỏi con Trúc cho con đi! Đợi chừng nào nó đủ 18 tuổi rồi mới cưới. Như vậy cũng không có sợ vi phạm pháp luật..

    Bốp..

    Dì Oanh lấy cây quạt mo cao đập vào đầu hắn, mắn.

    - Tào lao! Còn bà con đó cậu! Bà cố ngoại nó với bà cố ngoại mày là chị em chú con bác. Bà ngoại mày thì chết rồi nhưng còn bà ngoại nó. Chừng nào ngoại nó mất mới có thể mắt nhắm mắt mở mà xem như không thân thích dù sao cũng cháu ngoại người ta cũng không bắt bẻ. Mà dù không có quan hệ thân thích mày cũng không có cửa rớ được con Trúc đâu con.

    Cậu ta thắc mắc.

    - Ủa? Sao vậy má? Bộ con trai má không đẹp trai không có ruộng có đất sao?

    Dì Oanh đáp.

    - Vấn đề không phải đẹp trai hay không đẹp trai, ruộng đất có hay không mà là tao nhìn ra con Trúc sau này tương lai nó sáng lạng lắm. Không chừng còn có thể trở thành chủ cả hay tỷ phú gì đó nữa. Mày cù lần chân đất làm sao xứng được con.

    Cậu con trai bĩu môi.

    - Phải hôn đó? Nay má biết coi tướng nữa hả?

    Coi tướng thì đúng là bà không biết. Nhưng má bà chưa thấy có ai mới mười sáu tuổi được người ta cho cả trăm triệu mà miệng kín như bưng, tự mình đi tìm đất mua, còn cẩn thận tìm hiểu xem lời người ta nói là thật hay giả, miếng đất có tranh chấp hay trong quy hoạch không nữa. Thậm chí còn sang nhờ bà bửa đi sang tên đứng ra nhận làm giám hộ, ký tên cho đứng tên trên sổ đỏ, không cho bà ngoại cậu mợ cô hay, sợ mợ cô lại bị người ta tiếng ra tiếng vào xảy ra chuyện không vui, làm tình cảm mợ cháu mới vừa lành lại sứt mẻ. Bà mới đem suy nghĩ trong lòng nói cho cậu con trai biết. Rồi hỏi.

    - Mày thấy có đứa mười sáu tuổi nào mà suy nghĩ sâu sắc, tính toán khéo léo vậy hôn? Ngay tao đây già đầu hai thứ tóc cũng còn chưa chắc bằng nó. Mày nhắm dạng như mày với nổi không? Chứ tao thấy là không tới rồi đó!

    Cậu con trai vừa kinh ngạc nhưng cũng vừa gật đầu.

    - Đúng là có tương lai sáng lạng thiệt! Người con gái khôn khéo như vậy không dễ gì mà chịu làm vợ hiền dâu thảo ở nhà chăm con đâu. Hổng chừng còn không phải một chồng nữa à?

    Bốp..

    Cậu lại bị ăn quạt mo.

    - Nói bậy gì đó mậy? Tự nhiên trù ẻo em nó nhiều chồng là sao? Con nhỏ còn nhỏ đừng có quở bậy bạ!

    Cậu bịt miệng kín mít chớp chớp mắt tội nghiệp nhìn người mẹ hung dữ. Cũng biết mình lỡ lời nên không dám hó hé gì. Dì Oanh lại dặn kỹ cậu là chuyện dì nói nãy giờ với cậu cũng đừng đi ra ngoài nói cho ai, kể cả anh chị hay bạn bè thân thích cũng vậy. Để khỏi phải tới tai hai bà Liễu và Thúy khiến Thu Trúc khổ nữa. Tội nghiệp cô mồ côi mồ cúc, ăn nhờ ở đậu. Cậu mợ thương thì thương nhưng cũng đâu thể thương như con ruột được.

    Cậu con trai chỉ ba ngón tay lên trời ý nói thề nhất định sẽ không tiết lộ. Cũng không dám nói bậy nữa. Nhưng cậu ta không hề biết rằng chính lời nói lỡ miệng ngày hôm nay lại là lời tiên tri cho cuộc đời của cô sau này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng bảy 2021
  7. Chương 6: Đời là vô thường

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đến ngày hẹn đi công chứng, Thu Trúc đếm rước dì Oanh đi vào phòng tài nguyên môi trường trong huyện. Như chị nước mía đã nói chị có người quen làm trong này nên thủ tục cũng nhanh hơn rất nhiều, không phải ngồi chờ dài cổ như người khác.

    Khi đã có sổ trong tay rồi, cô bèn thuê sang lắp, lúc sang tên cô cũng đã làm luôn thủ tục chuyển từ đất vườn lên thổ luôn rồi, để sau này dễ bán. Đất mặt lộ người ta mua chủ yếu để xây nhà chứ có ai làm ruộng đâu nên việc sang lắp cũng dễ dàng. Với lại vùng nông thôn cũng không có căng thẳng vụ nhà đất trừ phi có tranh chấp thôi.

    Cô hài lòng nhìn mảnh đất 500m2 vừa mới sang lắp, tất cả chi phí cũng mất hết hơn 150 triệu. Nhưng không sao? Vài năm nữa thì sẽ lấy lại gấp mười lần số tiền này thôi thậm chí còn hơn. Cô chợt nhìn sang bên kia đường, cái bảng bán đất vẫn còn, trong ngôi nhà lá đơn sơ ấy còn có bóng dáng một người đang ngồi uống nước trà một mình, ánh mắt dường như cũng nhìn sang đây.

    Sự hiếu kỳ trong cô bổng nhiên trỗi dậy, cô muốn biết người đàn ông đó thật ra là người như thế nào mà lại đưa ra điều kiện bán đất oái oăm như thế. Cô bèn quay xe sang bên đó, đứng ngoài cổng gọi.

    - Bác ơi!

    Nghe tiếng gọi, người đàn ông khoảng sáu mươi mấy tuổi, mái tóc hoa râm gần như đã bạc hết đặt ly trà xuống, đứng dậy đi ra mở cổng. Kỳ thực cổng chỉ cho có lệ thôi, chứ hàng rào là dâm bụt, cánh cổng được làm bằng mấy cây tre sơ sài đẩy một cái cũng vào được. Khi người đàn ông ra tới, cô bèn tươi cười gật đầu chào rồi nói.

    - Thưa bác! Cháu thấy ở đây để bảng bán đất không biết là bác bán ở đây hay là nơi nào khác ạ?

    Người đàn ông nhàn nhạt hô hai chữ.

    - Ở đây!

    Rồi sau đó hỏi.

    - Cô muốn mua?

    Cô cười cười gật đầu đáp.

    - Dạ!

    Ông bèn kéo cổng rào rộng ra làm cử chỉ mời, nói.

    - Mời cô vào!

    Thu Trúc dắt xe vào sân rồi quan sát thử xung quanh. Người đàn ông đóng cổng xong, đi vào nhà lấy thêm một cái ghế nhỏ đặt ở bàn tre ngoài hàng ba rồi bảo với cô.

    - Mời cô ngồi!

    Thu Trúc lịch sự ngồi xuống, ông bèn rót cho cô một ly trà rồi rót cho ông. Sau đó nói.

    - Mảnh đất này diện tích là 1000m2, trong đó 500m2 phía trước là thổ, 500m2 phía sau là vườn. Tôi bán toàn bộ nhưng.. tôi có điều kiện..

    Ông nhìn sang cô thấy cô vẫn thản nhiên gật đầu, nói.

    - Bác cứ nói ạ!

    Ông nói tiếp.

    - Điều kiện của tôi là tôi sẽ ở đây đến khi nào tôi chết thì cô mới được chính thức sang tên và còn khi tôi chết rồi thì chôn tôi ở cạnh đó..

    Ông chỉ tay về phía ngôi mộ nằm ở một góc sân, cách lộ khoảng 10m, rồi nói tiếp.

    - Và vĩnh viễn không được dời chổ, ngoại trừ trường hợp không thể không di dời. Tuy nhiên, nếu di dời thì hãy đem chúng tôi cùng một chổ.

    Trong đôi mắt già nua sâu thẩm của ông như toát vẽ gì đó rất đau thương, nhung nhớ làm cho trong lòng Thu Trúc dâng lên một nỗi niềm thương cảm. Cô bèn tò mò hỏi.

    - Ngôi mộ đó.. là gì của bác ạ?

    Ông nhấp một ngụm trà rồi nhàn nhạt đáp.

    - Vợ tôi!

    Cô gật đầu một cái tỏ ra đã hiểu, lại hỏi thêm.

    - Bác có con cái gì không ạ?

    Thế nhưng ông lại nói.

    - Cô đến mua đất hay hỏi về chuyện đời tư của tôi? Nếu đến mua đất thì điều kiện tôi đưa ra như vậy cô chấp nhận mua hay không là quyền của cô tôi không ép. Còn chuyện đời tư của tôi, tôi xin phép không muốn trả lời.

    Thu Trúc sờ sờ mũi, đúng là cô hơi quá tò mò rồi, bèn nói.

    - Cháu xin lỗi bác vì sự tò mò vừa rồi của cháu ạ! Vậy bác bán mảnh đất này giá bao nhiêu?

    Ông đáp.

    - Với hai điều kiện của tôi đưa ra nếu cô chấp nhận thì tôi sẽ bán nó cho cô với giá là 100 triệu. Nhưng cô nên nhớ chỉ khi nào tôi chết cô mới được chính thức sang tên, đến lúc đó muốn làm gì nó thì là quyền của cô, tuy nhiên cũng phải thực hiện cái điều kiện thứ hai mà tôi đã đưa ra.

    Thu Trúc nói.

    - Như vậy chính là quyền thừa kế!

    Ông gật đầu.

    - Đúng vậy! Chính là quyền thừa kế!

    Cô lại hỏi.

    - Vậy quyền thừa kế này chỉ là nói bằng miệng hay có công chứng gì không ạ?

    Ông đáp.

    - Tất nhiên là có công chứng hẳn hoi!

    Cô mỉm cười.

    - Vậy thì cháu sẽ mua nó.

    Trong mắt ông hiện lên sự kinh ngạc nhưng vẫn nhàn nhạt hỏi.

    - Cô biết năm nay tôi bao nhiêu tuổi không?

    Cô lắc đầu.

    - Cháu không biết ạ! Nhưng cháu đoán bác chừng sáu mươi mấy thôi!

    Ông gật đầu.

    - Tôi năm nay sáu mươi ba.

    Cô lại hỏi.

    - Thì sao ạ?

    Ông đáp.

    - Từ đây cho đến lúc tôi chết còn rất dài, giá đất thì mỗi năm một tăng. Cô không sợ có một ngày tôi rút lại quyền thừa kế thì cô sẽ mất trắng 100 triệu sao?

    Thế nhưng, cô lại nở nụ cười thật tươi như mang mùa xuân ấm áp xua tan cái mùa đông lạnh lẽo. Cô nói.

    - Đời là vô thường!

    Ông chợt ngẩn người nhìn cô gái bé nhỏ đang ngồi đối diện này. Tuy ông không biết cô chỉ 16 tuổi nhưng ông có thể nhìn ra cô chưa tới 20. Mà bốn chữ này nếu là người đã trải qua nhiều sóng gió cuộc đời nói ra thì ông không lấy gì làm lạ. Nhưng cô còn rất nhỏ mà lại thốt lên bốn chữ này một cách thản nhiên giống như cô đã trải qua nó, trong ánh mắt cô cũng ánh lên sự hiểu biết sâu sắc về cuộc đời. Vô thường, nói thì ai nói cũng được nhưng không phải ai cũng hoàn toàn hiểu sâu sắc về nó. Ông tự hỏi rằng một cô bé như cô đã trải qua cái gì mới có thể hiểu đời là vô thường chứ.

    Ông lại nhấp một ngụm trà nhìn ra ngôi mộ, ánh mắt xa xâm nói.

    - Cô nói đúng! Đời là vô thường, hôm nay sống, ngày mai chết, hôm nay giàu ngày mai nghèo, hôm nay yêu ngày mai hết.. Đời là vô thường..

    Thu Trúc cũng không biết quyết định hôm nay của mình có đúng hay không, khi bỏ ra 100 triệu mà chẳng nhận được gì chỉ có một tờ giấy hợp đồng quyền thừa kế có nguy cơ tuột khỏi tay bất cứ lúc nào. Nhưng giống như cô nói "đời là vô thường" nếu đã là vô thường thì đâu cần phải sợ gì nữa phải không? Với lại số tiền này cô cũng không có vất vả đổ mồ hôi mà có được, chỉ có gan một chút thôi. Cho nên nếu lỡ mất đi thì hãy xem như là làm từ thiện, giúp đỡ người già neo đơn vậy. Hơn hết là ông ấy rất yêu vợ, dù chết cũng muốn được nằm cạnh bên. Đối với những người như vậy cô rất là quý trọng. Cô sẵn sàng đưa cho ông ấy một trăm triệu mà không một cái chớp mắt.

    Qua chuyện đó, cô không còn tìm mua thêm đất nữa. Số vàng cô có bán được 470 triệu không tính số lẻ, cô tiêu xài mua đất tất cả bây giờ chỉ còn lại gần 170 triệu thôi. Cũng không thể xài hết luôn được, phải để dành. Vậy là cô bỏ 100 triệu vào ngân hàng, 70 triệu còn lại, cô đưa ngoại 50 để ngoại cho cậu mợ, còn 20 cô để tiêu xài từ từ. Sở dĩ cô đưa cho ngoại mà không trực tiếp đưa cậu mợ vì cô lại sợ mợ hai lại một lần nữa suy nghĩ lung tung.

    Mà nếu đã đưa cho bà ngoại thì cô sẽ nói ra sự thật nhưng cũng sẽ không hoàn toàn. Ban đầu cô không nói là bởi vì sợ ngoại lo lắng, rồi mất ngủ ảnh hưởng sức khỏe. Cô biết tính của ngoại trong tay hễ có trên một triệu bỏ túi là sẽ lo được lo mất huống chi có cả mấy chục cây vàng, không biết có lo sợ mà chết không nữa. Cô không dám đánh cuộc.

    Cô canh cậu mợ hai đi hết rồi mới kéo ngoại vô trong buồng nói.

    - Ngoại! Con nói ngoại nghe chuyện này nha nhưng ngoại hứa là không được nói cho bất kỳ ai biết đâu đó, kể cả cậu mợ hai nữa!

    Ngoại cười hiền từ hỏi.

    - Chuyện gì mà cháu ngoại bà bí mật giữ vậy?

    Cô cười tủm tỉm lấy ra 50 triệu đưa ra, bà hết hồn hỏi.

    - Trúc! Tiền này ở đâu cháu có?

    Cô từ từ kể lại,

    - Hôm bửa con đi vô Gò đất cúng đào ổ mối, không ngờ lại đào được một hủ vàng. Con nghĩ là mấy vị khuất mặt khuất mày ở đó thương tình cho con. Nhưng mà lúc đó con cũng không biết có đúng là vàng thiệt không, hay là ai đó cố tình chơi đùa. Nên mới vái nếu là vàng thật thì con sẽ đem một nửa vô chùa cúng hồi hướng cho mấy vị. Con đem vô tiệm vàng thử quả nhiên là vàng thật, nên y như lời hứa đem vô chùa cúng. Nửa còn lại con mới đem bán thì được gần bảy chục triệu. Con giữ gần hai chục để phòng hờ và tiêu xài. Năm chục này con đưa ngoại giữ khi nào cậu mợ hai cần gì thì ngoại đưa ra.

    Bà ngoại lo lắng nắm lấy tay cô hỏi.

    - Chuyện con đào được vàng còn nói cho ai nữa không Trúc?

    Cô lắc đầu.

    - Con không dám nói với ai hết! Chỉ dám nói với ngoại thôi! Con sợ nói ra một là con gặp nguy hiểm, hai là có người khác sẽ vào đó đào tìm vàng phá nơi yên nghĩ của các vị đó. Các vị đó sẽ bắt tội con.

    Ngoại gật đầu nhẹ nhõm nói.

    - Ừ! Con làm đúng đó! Chuyện này tuyệt đối đừng nói cho ai biết hết ngay cả cậu mợ con cũng vậy. Gò đất cúng đó linh lắm. Hồi đó lúc cậu hai con còn nhỏ không biết vô đó phá phách trở về liền bị bệnh nặng một trận tưởng chết.

    Bà mới kể lại chuyện lúc nhỏ của cậu hai, sau đó bà mới đem lễ vật vô đó cúng vái cầu xin, qua bửa sau thì cậu hai tự động khỏi. Từ đó cậu cũng không dám vô đó phá nữa. Sau khi cậu khỏe mới nói lúc cậu trèo lên trên đầu mã thì nghe có tiếng ai đó kêu cậu đi xuống, không được leo trèo, phá phách. Cậu nhìn không thấy ai hết tưởng là đứa nào giả ma giả quỷ nhát cậu nên cứ tiếp tục trèo nhảy qua mộ này mã nọ. Kết quả là xém nữa đi luôn rồi.

    Thu Trúc nghe mà nổi cả da gà. Không ngờ chổ đó linh ghê vậy, cũng may khi đào được vàng cô đã thực hiện đúng lời hứa của mình, nếu không cũng không biết ra sao nữa. Nhưng mà.. cái vấn đề ở đây là bà ngoại có 50 triệu trong người thì cứ luôn miệng hỏi nên cất ở đâu cho an toàn đây nè? Không khéo tối nay ngoại lại mất ngủ vì sợ ăn trộm mất. Cô đành nói.

    - Ngoại cứ đưa hết cho cậu mợ đi! Nói là hồi đó ngoại có chôn vàng dưới đất nay thấy vàng lên nên đào lên đem ra bán để sửa lại nhà. Nhà cũng lâu năm rồi có nhiều chổ mưa bị dột đó ngoại. Như vậy thì số tiền này có chổ xài rồi không sợ có ngày bị ăn trộm vô lấy hết đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng bảy 2021
  8. Chương 7: Lại gặp anh

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bà ngoại lắc đầu nói.

    - Không được! Tiền này là của con! Phải để dành sau này lấy chồng làm của. Chứ ngoại cũng đâu có gì để cho con.

    Cô bèn nói.

    - Ngoại ơi! Chỉ cần ngoại cho con đi học đừng có bắt con lấy chồng sớm là được! Con học ra có nghề rồi sẽ đi làm đến lúc đó có tiền tự sắm của cho mình rồi ngoại khỏi lo. Không phải ông bà xưa từng nói là cho con của kho mà không biết làm có ngày cũng hết, cho con cái nghề có ngày của cũng chất đầy kho đó sao? Phải hôn ngoại?

    Bà ngoại cười toe toét, đưa tay xoa đầu cô nói.

    - Ừ.. ừ.. cháu ngoại bà học giỏi, nhất định sau này của sẽ chất đầy kho.

    Tối về đúng là bà ngoại đã đem số tiền ấy đưa cho cậu mợ hai cũng theo như lời Thu Trúc mà nói. Chỉ là bà lại thêm.

    - Đúng lý tao định để cho sau này con Trúc nó lấy chồng nhưng mà thấy nhà hiện tại cũng dột nhiều chổ rồi, nên tao mới đưa ra. Tụi bây từ giờ ráng lo cho con Trúc ăn học tới nơi tới chốn đừng có bắt nó lấy chồng sớm nữa.

    Có câu này của Ngoại rồi thì cô đã an tâm không sợ bị làm mai làm mối nữa. Bây giờ coi như cô đã được tự do thoải mái, vừa có tiền, vừa có của an tâm mà lo ăn học, lo cho tương lai sáng lạng sau này.

    Tuy nhiên, cái gì đến nó cũng phải đến dù cho cô đã trọng sinh trở lại, biết trước điều đó nhưng đôi khi cũng khó tránh được.

    Cô đang học lớp 11, mà năm này thì thường trường sẽ cho học sinh học thêm một nghề phụ để kiếm điểm đậu tốt nghiệp, nếu lỡ thi còn thiếu nửa điểm hay là một điểm thì sẽ dùng điểm nghề này cộng vào cho khỏi bị rớt. Kiếp trước, do bị chuyện mai mối đó làm ảnh hưởng tâm trạng của cô nên suýt nữa là cô bị rớt tốt nghiệp rồi cũng may là có điểm nghề này kéo lên mới có thể vượt qua. Lúc đó, cả thầy cô cũng không ngờ rằng cô sẽ như vậy. Học kỳ cả năm xếp loại giỏi mà tốt nghiệp lại.. thôi không nói nữa, cũng đã là chuyện kiếp trước rồi. Kiếp này cô tuyệt đối không để lại bị suýt rớt nữa đâu.

    Nhưng cô vẫn phải đi học nghề nha, nếu không học nghề thì phải học lấy bằng A hoặc B vi tính. Kiếp này cũng như kiếp trước là cô bị đưa đi học lấy bằng A vi tính. Vì sao bị đưa đi mà cô không tự chọn. Thứ nhất, trường bắt buộc học sinh nào cũng phải học. Thứ nhì; may, thêu, điện, cơ khí; bốn nghề đó cô vô cùng không thích nên không đăng ký nghề nào. Thứ ba, ai mà không đăng ký thì cứ việc đưa qua học vi tính thôi. Cô chưa có bằng A thì cho qua học để lấy bằng A. Cô có thể học tiếp lên lấy bằng B nhưng như vậy thì bắt buộc phải đóng tiền chứ không cho học miễn phí nữa đâu.

    Vâng! Và ngày đầu bước vào lớp học tín chỉ A vi tính, cô vẫn gặp lại người ấy. Cũng khuông mặt ấy, vẫn nụ cười với cái má lúm đồng tiền có duyên và giọng nói dịu dàng ấy đã làm lòng cô say đấm ngay lần gặp đầu tiên. Để rồi nhớ nhớ, thương thương, vấn vương trong lòng. Ngày qua ngày trong mong đến buổi học tín chỉ A vi tính để có thể gặp được anh.

    Nhưng bây giờ, trong mắt cô anh cũng bình thường, bình thường như bao người thầy dạy bộ môn khác thôi. Cô còn cảm thấy nhìn mặt anh sao mà nó còn non choẹt. Phải rồi! Linh hồn cô đã 31 tuổi thì ánh mắt nhìn một người mới hai mươi mấy thì còn non choẹt là phải.

    Thay vì kiếp trước cô sẽ nhanh chân chọn một cái máy gần với anh, trong tầm mắt anh vừa nhìn đã thấy cô. Thì kiếp này cô lại chọn một cái máy trong góc dưới chót, thường ai đâu chú ý tới máy chót làm gì. Lúc anh giảng mấy cái gì tạo thư mục này kia cô thật nhàm chán. Kiếp trước, mấy cái này cô tạo đến mòn mấy con chuột rồi. Cô thật muốn dơ tay lên hỏi. "Thầy ơi! Em có thể không cần học mà thi luôn được không thầy?" Nhưng cô sợ bị các bạn cùng học trong đây ghét thôi. Sẽ chửi cô là "Đồ chảnh chó!" Thôi! Chịu khó ngồi hết giờ về vậy.

    Anh cũng vẫn như những giáo viên khác, hướng dẫn lý thuyết sau đó sẽ cho học sinh thực hành. Thời gian này sách giáo khoa chưa cải cách nên hầu như các trường ở nông thôn sẽ không đem môn tin học xếp vào môn học chính. Vì thế đa phần học sinh đều là lần đầu tiên tiếp xúc với máy, phải học cách cầm chuộc, trừ học sinh thuộc khu vực thị trấn thì khác nhưng những học sinh đó thì họ sẽ không học tín chỉ A đâu, bởi họ đã có rồi mà là từ tín chỉ B trở lên. Dĩ nhiên là sẽ không học chung trong phòng học này. Ở đây chỉ là dành cho học sinh chưa hề tiếp xúc với máy. Số ít hay đi chơi game thì sẽ khác.

    Chính vì điều đó, muốn học sinh tập làm quen với chuộc thì giáo viên sẽ nắm tay hướng dẫn. Thật là hạnh phúc khi được một người thầy vừa đẹp trai lại vừa dịu dàng nắm tay hướng dẫn đúng không nào? Oa.. trái tim thiếu nữ bắt đầu đập lộn nhịp rồi kìa, trong ánh mắt các học sinh nữ không khỏi dấu được vẽ thẹn thùng. Nhớ kiếp trước cô cũng là như vậy đấy và cô cũng biết không chỉ riêng mình cô thích anh.

    Anh không phải là giáo viên dạy chính thức ở trường mà là một sinh viên thực tập. Nhà ở trên thành phố nên sau khi kết thúc thực tập đương nhiên là anh sẽ trở về thành phố để cho tiện rồi. Cô nhớ không lầm là sau khi qua tết thì anh đi, lúc đó cô đã rất ngỡ ngàng khi bước chân vào lớp là một giáo viên khác. Anh đi vào ngày thứ năm, cũng có từ biệt với giáo viên và học sinh, chỉ là ngày đó nhóm học sinh nào học thì mới từ biệt thôi. Bởi một tuần cũng chỉ có một buổi học vi tính và nghề chia đều ra cho các lớp, tính luôn ngày chủ nhật và cô được xếp học vào buổi sáng chủ nhật. Lúc đó, cô vô cùng buồn bã, sau khi thi lấy tín chỉ A xong, lâu lâu cô vẫn cố tình đi ngang phòng học vi tính để tìm lại hình ảnh của bóng dáng thân quen đó, mặc dù cô biết là anh sẽ không bao giờ trở lại.

    Hôm nay ngồi đây, cũng phòng học này, cũng những chiếc máy vi tính đời cũ này, cũng những người bạn học chung đó cùng với hình dáng và cử chỉ quen thuộc đó. Nhưng trái tim cô đã không còn rung động, không còn dáng vẽ thẹn thùng, e ấp khi anh đến gần, chỉ có sự nhạt nhẽo, nhạt nhẽo đến vô vị của một người đã bị tình yêu đẩy xuống vực sâu thâm thẳm không lối thoát. Nhìn anh đang cầm tay một bạn nữ ngồi máy cạnh bên mà dịu dàng hướng dẫn, làm cho đôi má xinh xinh kia ửng đỏ. Cô bổng nhớ lại hình ảnh của mình trước đây, lúc tay anh chạm vào bàn tay bé nhỏ của cô, mặt cô chợt thấy nóng lên, hẳn là nó cũng đỏ như thế đi.

    Đột nhiên, anh quay sang nhìn cô cũng nở nụ cười dịu dàng rồi hỏi.

    - Cô bé này đã làm được chưa?

    Cô bé? Gọi cô sao? Nhưng cô không thích ai gọi cô như thế. Cô nhàn nhạt gật đầu đáp.

    - Thưa thầy! Em đã làm xong ạ!

    Anh đi qua chổ cô nhìn vào máy thì thấy cái thư mục phanthithutruc đã tạo xong rồi, anh cũng không lấy gì làm lạ. Cười gật đầu rồi đi trở lên. Hai người hoàn toàn chỉ có sự bình thường của thầy và trò ngày đầu gặp nhau, không có một cái ấn tượng nào để lưu luyến. Cũng không hẳn hoàn toàn là không ấn tượng, anh như nhớ ra là hình như anh đã từng gặp cô ở đâu đó. Nhưng anh lại nghĩ cô là học sinh trong trường thì anh cảm giác đã gặp ở đâu đó cũng là chuyện bình thường, nên cũng không để tâm tới làm gì, chuyên tâm lo công việc của mình.

    Cho đến một ngày, cô đã để lại cho anh một ấn tượng sâu sắc mà anh không thể nào quên được. Cũng ấn tượng đó đã khiến cuộc đời anh thay đổi và sa vào lưới tình vĩnh viễn không thể nào thoát ra được.

    Hôm đó, cũng là một buổi học vi tính bình thường như mọi khi. Chợt một bạn học sinh nữ đột ngột ngã xuống đất, cơ thể bắt đầu co giật đồng thời sùi bọt mép. Mọi người hoảng sợ la lên, ngay cả anh cũng luống cuống tay chân không biết phải làm sao vì đây là lần đầu anh gặp trường hợp như vậy. Duy chỉ có cô là bình tĩnh đứng ra hô lên.

    - Các bạn bình tĩnh đừng hốt hoảng, bạn ấy chỉ là bị động kinh thôi qua cơn sẽ hết, mọi người mau tránh ra cho bạn ấy được thoáng khí.

    Sau đó, cô lấy áo khoác của mình kê dưới đầu bạn ấy và đặt cho bạn ấy nằm nghiêng sang một bên, lấy khăn lau đi bọt mép của bạn mà không thấy gì là dơ bẩn cả. Đồng thời xung quanh có vật gì nhắm có thể gây nguy hiểm cô đều dọn đi hết. Không hô hấp cũng không cố gắng kẹp chặt tay chân cho bạn bớt co giật. Khoảng gần hai phút sau, nữ sinh ấy bắt đầu ngưng co giật và từ từ bình thường trở lại. Lúc này, cô mới dìu bạn ngồi lên ghế và dường như biến thành một nhân viên y tế thuần thục mà ổn định tâm lý cho nữ sinh ấy, dặn dò những điều cần lưu ý khi biết mình sắp sửa lên cơn để tránh nguy hiểm khi không có người nào xung quanh. Cuối cùng là gọi điện cho người nhà vào rước về.

    Cả một quá trình cô như biến thành một người hoàn toàn trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm, làm cho nữ sinh ấy và cả những bạn bè trong lớp học vi tính đều không thể xem cô bằng tuổi được. Dĩ nhiên phải dày dặn kinh nghiệm rồi, cô là học trung cấp điều dưỡng mà, ra lại được đi làm trong bệnh viện đa khoa lớn, hàng ngày chăm sóc rất nhiều bệnh nhân, trường hợp đơn giản như vầy không giải quyết được thì ra đường mà lấy cái quần đội lên đầu đi. Cô khiến cho cả đám học sinh dùng ánh mắt sùng bái và kính trọng cô giống như bậc đàng chị. Mà ngay cả anh cũng không khỏi thán phục. Tự hỏi rằng cô là nữ sinh lớp 11 sao?
     
  9. Chương 8: Trồng hoa

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đến lúc ra về đột nhiên anh lại đi bên cạnh cô và hỏi.

    - Cô bé ở trong thị trấn à?

    Cô khá là ngạc nhiên khi anh chủ động hỏi chuyện cô đấy. Nhưng cô cũng vẫn bình thường, nhàn nhạt đáp.

    - Không ạ! Em ở xã DS.

    Nhưng cô lại nói.

    - Em tên Thu Trúc thầy có thể gọi em là Trúc nhưng đừng gọi em là cô bé. Em hơi.. à phải là rất dị ứng với hai từ đó ạ!

    Anh cười cười nói.

    - Ồ.. vậy à! Vậy thì cho tôi xin lỗi nhé! Thói quen của tôi là hễ gặp các cô bé nhỏ hơn tôi thì đều gọi là cô bé cả. Có lẽ tôi nên sửa lại!

    Cô không nói gì. Cô chỉ là nói cho anh ta biết vậy thôi. Dù sao cũng đâu còn bao lâu nữa, hai tháng nữa là tết rồi. Ủa mà cô quên cái gì nhỉ? Tết sao? Cô đột nhiên lẩm bẩm một mình.

    - Còn hơn hai tháng nữa là tết..

    Anh chàng nào đó tưởng là cô đang nói với mình bèn lên tiếng.

    - Ừ! Còn hơn hai tháng nữa là tết! Em trông nghỉ tết lắm hả?

    Cô chợt giật mình đổ một giọt mồ hôi thật lớn sau ót. "Quên mất anh ta hãy còn ở đây". Cô vội lắc đầu nói.

    - Không.. không có ạ!

    Thế nhưng anh lại cười nói.

    - Cũng bình thường thôi mà! Lúc tôi còn đi học như em cũng vậy thôi luôn trông đến tết để được nghỉ học tha hồ mà đi chơi. Như vậy xem ra tuy tính tình em khá giống người trưởng thành nhưng kỳ thực em cũng vẫn là một cô bé.. à cô học trò mười sáu tuổi hồn nhiên thích vui chơi, mơ mộng.

    Cô mà hồn nhiên thích vui chơi, mơ mộng á? Đã là kiếp trước rồi! Cô đang nghĩ sắp tới tết rồi cô có nên trồng bông bán vào dịp tết không? Thường mỗi năm cậu mợ đều có đem bưởi ra ngoài chợ bán. Năm nay cô cũng nên trồng một ít bông vạn thọ, cúc, mào gà gì đó ra bán kiếm tiền xài tết chứ. Thời gian này trồng là thích hợp nhất này, tới đó ra bông là vừa. Nhưng đất ở nhà trồng cỏ cho bò ăn hết rồi lấy đâu ra mà trồng bông chứ?

    Cô lại quên mất vẫn còn người đang đi cạnh bên mà thản nhiên thả hồn suy nghĩ. Đột nhiên, cô như nghĩ ra được điều gì, chợt đứng khựng lại, ánh mắt tỏa sáng lấp lánh, hô lên một câu chẳng đâu ra đâu.

    - Có rồi!

    Rồi nhất chân chạy thật nhanh ra lấy xe vọt đi quên bẳng luôn người nào đó đứng như tượng đá, thậm chí không thèm chào một tiếng. "Quát.. đờ.. lợn.." anh ta bị làm lơ kìa. Bỏ đi mà không thèm chào một tiếng, thật quá đáng lắm!

    Xưa nay anh đi đâu cũng là tâm điểm chú ý của mọi người, chỉ cần anh vừa bước vào nơi nào đó thì lập tức toàn bộ ánh mắt sẽ tập trung vào anh, dù không muốn tiến lại làm quen thì cũng sẽ nhìn nhiều một chút. Các nữ sinh trong trường thì khỏi nói rồi, đều rất là si mê anh thậm chí còn có người yêu thầm nhiều lần viết thư, nhắn tin tỏ tình nhưng anh đều phớt lờ cả.

    Lần này chủ động đến tiếp xúc với một người, vậy mà nói có mấy câu người ta lại như suy nghĩ đâu đâu, quên mất anh vẫn tồn tại mà chạy đi mất dạng. Không lẽ mị lực anh dạo này bị sụt giảm vậy sao? Đã là lần thứ hai có người làm lơ xem như anh không tồn tại rồi đó. Lần đầu ở chùa cũng có một cô bé nhìn lướt qua anh rồi xem như không tồn tại mà nhẹ nhàng đi qua, một phản ứng chú ý cũng không. "A.. mà hình như cô bé lần đó.."

    Anh đã nhớ ra được cô bé lần đó với Thu Trúc vô cùng giống. Mà không phải chỉ là vô cùng giống. Chính xác là một người mới đúng. "Phải rồi! Tướng đi ấy! Cái áo khoác ấy.. cái túi xách ấy.. chính là cô bé đó!"

    Anh như phát hiện ra một lục địa mới, bắt đầu tò mò về cô, người đầu tiên xem anh như không khí, lần đầu không nói gì nhưng lần này là anh chủ động tiếp cận. Anh thản nhiên mỉm cười hiện lên cái má núm đồng tiền vô cùng có duyên ấy, làm mấy nữ sinh vô tình nhìn thấy ai cũng phải một phen tim đập thình thịch.

    Thu Trúc đã nghĩ ra được chổ để trồng bông bán tết nên mới vui mừng mà vội vàng chạy về như vậy. Không phải là cô có hai mảnh đất đấy sao? Mảnh đất từng là cái ao vừa mới đổ đất thì chưa sử dụng được nhưng còn mảnh đất "mua để thừa kế" mà. Nhưng trước hết phải hỏi Bác Hai đã, dù sao bác ấy cũng ở đó.

    Khi cô nói ra muốn trồng bông thì bác ấy cũng nhàn nhạt nói.

    - Là đất của cô thì cô có quyền sử dụng nó làm gì cũng được chỉ cần thỏa mãn hai điều kiện của tôi thôi.

    Cô vô cùng vui mừng, thời gian hãy cũng còn sớm, cô mượn cái cuốc của bác ấy ra mà xốc ba luống đất. Cô cũng không có dự định trồng nhiều, chỉ vừa tầm khả năng của cô thôi. Với lại cũng mới là thử trồng bán thôi. Đất mềm xốp, xốc cũng nhanh lắm, xốc phân luống chủ yếu cho dễ chăm sóc thôi chứ nếu trồng để làm cảnh thì cứ việc rải hạt đại tự nhiên nó cũng sẽ lên hà, vạn thọ dễ trồng lắm. À mà thật ra cô xốc luống cho có thôi chứ nó thẳng hay cong gì thì cô cũng mặc kệ. Mà xong rồi nhìn giống con rắn ghê! Thôi kệ! Có luống là được rồi.

    Cô đèm cất cuốc rồi chào bác Hai đi về, ngày mai cô sẽ đem hạt giống vào gieo. Tuy nhiên, hôm sau đem hạt giống vào thì thấy ba luống đất đã ngay hàng thẳng lối rồi. Khỏi hỏi cũng biết là ai đã sửa lại, cô nhìn sang bác Hai thì bác ấy vẫn như mọi khi ngồi uống trà, ánh mắt nhàn nhạt như không cảm xúc. Cô nhẹ nhàng nở nụ cười rồi gieo hạt xuống. Gieo xong thì trải lớp rơm lên và tưới nước cho giữ độ ẩm. Bây giờ chỉ cần chịu khó sáng chiều cô vào tưới hai lần là được. Hôm nào trời mưa thì khỏi tưới. Đợi đến 5 tới 10 ngày sau thì tưới phân, sau đó tỉa bớt những cây yếu. Nửa tháng sau thì có thể sang vào chậu được rồi. Cô biết trồng hoa từ lúc 10 tuổi cơ nên cũng không lo hoa sẽ đẹp đâu. Kiếp trước khi lên thành phố đi học đi làm, dù ở phòng trọ cô cũng có thể có một chậu hoa trong phòng tự trồng. Cho nên nói về trồng hoa là cô rất tự tin.

    Thế là, cứ mỗi ngày sáng cô tranh thủ đi học sớm vào tưới nước. Chiều học về cũng vào tưới, hôm nào không học buổi chiều thì cắt cỏ cho bò xong cô cũng chạy vào. Ngoại hay cậu mợ hỏi thì cô cũng nói thật là đi trồng bông thử bán tết nhưng chỉ nói là cùng người khác trồng. Ở nhà không có chổ trồng thì cô lấy bao xi măng vô đất mà trồng, tới lúc cũng sẽ sang qua chậu. Bà ngoại và cậu mợ cũng không có nói gì, nếu bán được thì mừng không bán được thì tết có bông chưng khỏi tốn tiền mua cũng không mất mát gì. Chỉ cần cô không sợ cực là được.

    Riêng ngày chủ nhật học vi tính thì có tuần cô không vào học, vào chổ bác Hai mà chăm sóc mấy luống bông. Có khi hai ba buổi liên tiếp cô vắng mặt luôn. Điều này làm ai đó khá là tức giận mà anh cũng không biết vì sao mình phải tức giận. Học tín chỉ A không nhất thiết yêu cầu có mặt đầy đủ các buổi, nếu nhà có máy thì tự học cũng được, tới thi đậu hay rớt giáo viên không quản. Nhưng sao anh vẫn cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng, ít ra cô cũng phải gọi điện báo cho anh một tiếng như bao học sinh khác chứ. Anh thấy cô cũng có điện thoại di động mà. Mà hình như là từ lúc vô học cho đến nay cô cũng không xin số điện thoại của anh, thậm chí Excel cũng đều tự làm mà không hỏi anh bất kỳ vấn đề gì. Được! Cô giỏi. Vậy thì sao không ở nhà tự đăng ký đi thi đi, đi học làm gì? Chiếm một cái máy cho nó chật.

    Nhìn chổ trống duy nhất ở dưới góc chót mà anh cảm thấy thật là chướng cái con mắt. Bèn vờ đi lòng vòng xem học sinh làm bài, xuống ngay chổ đó lại vờ thắc mắc hỏi.

    - Hình như mấy tuần nay bạn hay ngồi ở máy này không có đi học thì phải?

    Cô bé ngồi cạnh bên bèn lên tiếng.

    - Thầy nói bạn Thu Trúc ạ! Chắc bạn ấy bận chuyện gì đó rồi! Chứ bạn ấy siêng học lắm hiếm khi nghỉ buổi nào.

    Hiếm khi nghỉ mà đã ba buổi liên tiếp rồi đấy. Đây rỏ ràng chính là xem thường anh ra mặt còn gì. Hừ! Nếu đã không thích anh dạy vậy thì đừng có mà vào học nữa. Anh thật sự giận rồi! Tâm trạng anh hôm nay không tốt nên cũng không muốn dạy nữa, bèn cho lớp nghỉ sớm, một mình lấy xe chạy lòng vòng cho khoay khỏa. Tuy anh mới chỉ là sinh viên thực tập nhưng tương lai chính là ra đi dạy mà, nghành này không chỉ là dạy được ở trường đâu còn có thể mở lớp bên ngoài dạy nữa. Thậm chí anh còn có thể làm nhiều việc khác cùng lúc. Ngành công nghệ thông tin này tương lai rộng mở lắm và tương lai anh cũng thế. Ấy thế mà lại bị một học sinh chẳng coi ra gì, buồn ghê!

    À mà hôm nay anh rảnh chạy lòng vòng cũng không được gì chi bằng đi thăm một người thân thôi. Thực ra anh xin xuống tận đây thực tập cũng là để tìm người ấy. Anh cũng đã tìm được rồi, cũng nên thường xuyên đi thăm mới được. Ông ấy cũng chỉ ở một mình có người đến chơi chắc cũng vui lắm.

    Nghĩ vậy! Anh bèn chạy đến nhà người thân ấy. Nhưng khi đến nơi anh lại vô cùng ngỡ ngàng. Anh gặp ai đây? Ngoài Thu Trúc thì còn ai? Cô ấy làm gì ở đây? Trồng vạn thọ hả? Cô có quan hệ gì với ông ấy?
     
  10. Chương 9: Là một cô gái

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thu Trúc đang loay hoay ở mấy luống hoa vạn thọ thì chợt nghe ngoài cổng có tiếng gọi.

    - Ba ơi!

    Rồi nhìn thấy bác Hai ra mở cổng.

    Cô ngạc nhiên ngẩng đầu lên, tự nói một mình.

    - Ủa? Hổng lẽ là con của Bác Hai sao ta?

    Nhưng khi người đó dắt xe vào thì cô không khỏi kinh ngạc. Ngay cả người đó khi quay sang thấy cô cũng không khỏi ngớ người, tư thế gát chống xe cũng bị khựng lại. Cô vội vã quay mặt đi xem như không chuyện gì xảy ra tiếp tục công việc của mình, trong lòng lại trỗi lên một thắc mắc.

    "Anh ta là con bác Hai sao?"

    Nhưng mà, dù anh ta là con bác Hai thì có can hệ gì đến cô chứ? Chuyện không liên quan đến cô thì không cần quan tâm tới.

    Bác Hai nhìn ra thấy anh ta vẫn đứng khựng ở đó, ánh mắt thì ngẩn ngơ nhìn Thu Trúc đang trồng vạn thọ như thằng ngốc vội lạnh lùng hô.

    - Mày đứng đó làm gì? Lạ lắm sao? Chưa thấy con gái trồng bông à?

    Anh ta vội hoàn hồn, lật đật đi vào nhà. Tò mò hỏi.

    - Ba! Cô đó là ai?

    Bác Hai uống một ngụm trà rồi nhàn nhạt đáp.

    - Là một cô gái!

    Hữu Trọng rơi dài mấy vạch hắc tuyến. Ai không biết đó là một cô gái. Cái vấn đề anh muốn hỏi ở đây là cô gái đó có quan hệ gì với ông kìa? Nhưng nhìn thái độ của ông thì anh biết là ông không muốn trả lời rồi. Anh muốn biết thì chỉ có thể tự đi hỏi người ta thôi. Ông lại nhàn nhạt hỏi.

    - Hôm nay sao có thời gian rãnh rỗi đến chổ ông già này vậy? Không bận nữa à?

    Hữu Trọng cười cười đáp.

    - Dạ.. nay chủ nhật cũng không có việc gì nên muốn đến thăm ba! Ba dạo này khỏe không ạ?

    Ông lại nhàn nhạt đáp.

    - Chưa chết!

    Anh ta lại cười cười mà không biết nói gì. Nhìn ra ngôi mộ ngoài sân ấy mà lòng chợt dâng lên nỗi niềm chua xót.

    Nhà anh ở trên thành phố cũng thuộc hàng khá giả, nhà có bốn anh chị em, anh là út. Mẹ mất sớm, ba ở vậy gà trống nuôi con cho đến khi anh chị thành gia lập thất, sự nghiệp vững vàng, anh thì đã là sinh viên năm thứ ba. Lúc đó, đột nhiên ba dẫn về một người đàn bà muốn cưới làm vợ nhưng tất cả các anh chị và anh đều phản đối. Bởi đơn giản vì họ không muốn bất kỳ người đàn bà nào vào thay thế vị trí của mẹ trong nhà. Mà hơn hết là bà ấy rất nghèo, họ đều nghĩ bà đến với ông cũng chỉ vì tiền nên nhân lúc ông vắng nhà đã buông lời nhục mạ nặng nề đuổi bà ấy đi. Đây đều là tài sản do chính tay người mẹ yêu dấu của họ tạo ra, họ không muốn ai nhảy vào mà hưởng cả.

    Ông trở về đã rất tức giận nên cũng bỏ đi biệt tích. Thế nhưng, hai tháng sau ông đã trở lại và chia đều hết tài sản cho tất cả các con rồi ra đi với hai bàn tay trắng, một lần nữa không rỏ tung tích. Lúc đó, mấy anh chị em đều nghĩ là ông chắc chắn là đang ở chung với bà ấy thôi, đoán rằng trong người ông hẳn còn tiền, chừng nào hết tiền bị bà ta đá rồi ông cũng tự động trở về. Nhưng gần cả một năm cũng không có lấy một tin tức nào, họ mới bắt đầu lo lắng đi tìm.

    Khi sắp sửa đăng tin tìm người thân thì bạn thân của ông đã đến và nói với họ đừng tìm ông ấy, vì những người con bất hiếu như họ không xứng có một người cha như vậy. Chú ấy mới kể lại, khi xưa ba và người phụ nữ ấy đã quen nhau từ trước. Bởi vì ông bà nội ép buộc nên ba mới phải lấy mẹ. Nhưng người phụ nữ ấy vẫn chung tình nhất quyết thà ở vậy chứ không chịu lấy chồng. Bỏ quê lên thành phố làm giúp việc cho người ta ngót mấy chục năm. Hai năm sau khi mẹ họ mất, ông tình cờ gặp lại bà, tình cũ không rủ cũng tới, hai người lại tiếp tục nối lại tình xưa. Ông vốn dĩ định cưới bà lúc đó rồi nhưng bà lại không đồng ý, khuyên ông hãy lo cho các con, chừng nào chúng nó trưởng thành đủ lông đủ cánh bay đi thì lúc đó hãy tính tới chuyện cưới hỏi.

    Hai người lại tiếp tục duy trì quan hệ tình nhân cho đến lúc thấy các con đã có gia đình gần hết. Đứa con út cũng sắp ra trường bắt đầu sống cuộc sống riêng tư của mình, sẽ như anh chị nó mà rời khỏi nhà chỉ có dịp lễ tết mới về thăm ông hoặc có thể sẽ không về, ông sẽ trở nên buồn tẻ cô đơn. Nên ông quyết định đưa bà về nhà làm quen trước, chừng nào cậu con út ra trường rồi sẽ tổ chức đám cưới. Thế nhưng, ông không ngờ các con của ông lại đối xử với bà như vậy. Thật sự làm ông quá thất vọng.

    Nghe xong, bốn anh chị em đều hối hận vô cùng đều muốn tìm ngay ba và người ấy trở về. Nhưng bạn thân của ba nhất quyết cũng không chịu nói địa chỉ. Năn nỉ dữ lắm chú ấy mới cho biết là ông đang ở vùng này, bởi đây là quê hương của người phụ nữ ấy. Chứ cụ thể ở chổ nào thì chú ấy cũng không biết. Sẵn tiện cũng đã đến lúc đi thực tập, anh mới xin xuống vùng này vừa thực tập cũng vừa tìm ông.

    Trời không phụ lòng người, một tháng trước anh đã tìm được ông. Nhưng khi bước vào anh nhìn thấy ngôi mộ bên góc sân thì anh đã không khỏi ngỡ ngàng. Bà ấy đã chết! Chết vào cái ngày họ đã đuổi bà đi. Không phải tai nạn cũng không phải đột quỵ mà là bệnh tim tái phát. Ông tìm được bà thì bà chỉ còn hơi thở cuối cùng. Bà nói mấy chục năm đi làm bà có tích góp mua được một mảnh đất dưới quê, định sau này ông và bà về dưỡng lão. Nhưng ước mơ đó đã không thể thực hiện được nữa. Nên bà muốn để lại nó cho ông, khi nào ông đã mệt mỏi với nơi phồn hoa đô thị thì có thể về đó.

    Thế là, sau khi bà chết ông đã đem bà về đây chôn cất, cũng cất một căn nhà lá đơn sơ mà ở cạnh bà. Nhưng Hữu Trọng cũng biết được là ông đã bán mảnh đất này để lấy tiền sinh sống, lúc chia gia tài ông ra đi đúng là không xu dính túi. Bây giờ ông là người ở đậu.

    Hứu Trọng nghẹn ngào nói một câu.

    - Ba! Con xin lỗi!

    Ông cũng lại nhàn nhạt.

    - Lần trước đã nói rồi!

    Anh tiếp tục nghẹn họng. Cũng may ông đã lên tiếng hỏi.

    - Ăn cơm trưa rồi về hay cơm chiều?

    Hữu Trọng giật giật khóe miệng đáp.

    - Dạ.. cơm.. cơm chiều!

    Ông cũng vẫn nhàn nhạt.

    - Ừ!

    Đột nhiên ông đặt ly trà xuống và nhìn ra Thu Trúc gọi.

    - Trúc! Nghỉ tay vô uống nước đi con!

    Thu Trúc đang bê mấy chậu vạn thọ vừa mới chiếc xong để vào chổ râm mát, nghe Bác Hai gọi thì theo bản năng đáp.

    - Dạ! Để con đem hết mấy chậu này vô đây đã, xong rồi nghỉ luôn..

    Cô cũng chẳng cần quay lại để ý ánh mắt ai kia đang nhìn chầm chầm vào bóng dáng bé nhỏ đang nhanh tay bê từng chậu vạn thọ vào chổ râm mát. Bác Hai bổng nhiên lại nói.

    - Mày muốn thì ra phụ nó chứ ngồi đây mà nhìn làm cái gì?

    Nói rồi ông đứng dậy đi vào trong nhà. Hữu Trọng hỏi.

    - Ba đi đâu vậy ba?

    - Nấu cơm!

    Hữu Trọng vội hô.

    - Để con nấu cho ba!

    Ông phán một câu xanh rờn.

    - Mày nấu chó nó còn chê!

    Éc.. ai đó bị xịt keo cứng ngắt tại chổ, khóc rồng. Anh nấu tệ vậy sao? Hu hu.. đau lòng quá!

    Ngồi đây cũng chẳng làm gì nên anh đi ra chổ Thu Trúc, cũng tiện thể muốn hỏi vài chuyện.

    Anh đi ra tiện tay giúp cô bê mấy chậu còn lại để vào chổ mát luôn, rồi hỏi.

    - Ba tuần nay em trốn học vi tính là để ở đây trồng hoa à?

    Cô cười cười nói.

    - Dạ.. thưa thầy..

    Hữu Trọng liền lên tiếng.

    - Tôi tên Hữu Trọng. Ở đây không phải là lớp học em có thể gọi tôi là anh Trọng thì được rồi.

    Anh cũng không thích cô gọi anh bằng thầy bởi anh nhìn ra cô cũng đâu xem anh là thầy. Nếu đã không thể xem là thầy thì gọi thầy chi cho phiền phức. Thế nhưng, khi anh nói ra điều đó, cô lại tươi cười gật đầu nói.

    - Dạ được! Anh Trọng.

    Anh hài lòng gật đầu, khi cô gọi anh là anh Trọng thì anh nghe nó thoải mái hơn là cô gọi bằng thầy. Cô nói tiếp.

    - Đúng là em trốn học để ở đây trồng bông đó. Với lại tín chỉ A này em cảm thấy là mình có thể lấy được nên em muốn dành nhiều thời gian cho việc quan trọng hơn..

    Nghe sao mà nó không được thoải mái nhỉ? Anh không vui nói.

    - Vậy là việc trồng bông quan trọng hơn việc học?

    Cô biết khi nói ra môn học đó không quan trọng trước mặt giáo viên đó sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của người ta. Nhưng cô chỉ nói là sự thật thôi, quả thật ngay bây giờ cô cũng có thể thi lấy tín chỉ A được mà không cần phải học, thậm chí luôn cả tín chỉ B nữa. Tuy vậy cô vẫn phải giải thích để cho anh khỏi tự ái.

    - Em không có ý đó! Chỉ là tết sắp đến rồi nếu trồng mấy cây bông này bán kiếm chút đỉnh tiền xài tết cũng đỡ hơn là không có.

    Trong khi cô chỉ nghỉ có ba buổi học vi tính để chiết mấy chậu bông này cho kịp thời gian ra hoa, còn nếu cô chỉ vì cái tín chỉ mà cô tin chắc rằng mình sẽ lấy được mà bỏ qua thời gian này thì cô sẽ mất trắng cả công sức đã bỏ ra. Đến lúc đó cô không phải là mất cả chì lẫn chài sao?

    Tuy cô đã giải thích rõ ràng như vậy nhưng Hữu Trọng vẫn không cho là đúng, bèn nói.

    - Thu Trúc! Tôi rất khâm phục em vì còn nhỏ mà đã biết suy nghĩ kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhưng em nên nhớ rằng em cũng vẫn còn nhỏ, còn đi học. Cha mẹ em có thể tạo mọi điều kiện cho em đi học như vậy không lẽ tết họ không cho nỗi tiền em tiêu xài sao? Anh đoán nhà em cũng khá giả đi!

    Thế nhưng cô lại phì cười.

    - Hi hi hi..

    Rồi lắc đầu nói.

    - Xin lỗi anh! Em thuộc diện mồ côi cả cha lẫn mẹ! Hiện sống cùng bà ngoại đã hơn 70 tuổi và cậu mợ. Nhà cậu mợ cũng không khá giả nói nghèo cũng không đúng nhưng cận nghèo thì có lẽ chính xác hơn..

    Thu nhập chủ yếu của cậu mợ là nhờ nuôi mấy con bò và mấy chục gốc bưởi đang cho trái sau vườn. Ruộng cũng có nhưng lại không gần đường nước lại thuộc đất gò làm lúa cũng không trúng nên chỉ để trồng cỏ cho bò để khỏi tốn tiền mua cỏ. Phải mướn ruộng người ta làm để kiếm thêm nhưng có vụ trúng vụ thì thất, có gạo ăn đã là may.

    Thu Trúc lại nói một câu.

    - Tiền cậu mợ chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt thì lấy đâu cho em tiêu xài tết ạ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng bảy 2021
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...