CÁC CHÁU, NHÂN ĐẦU NĂM HỌC CHÚ LẠI CÓ ĐÔI LỜI DẶN CÁC CHÁU: - Đứa nào muốn thành bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, thì lo học toán lý hóa sinh cho giỏi, sau còn dùng. Mấy đứa không thích mấy ngành này thì học cho đủ năm điểm qua lớp là được, học cho cố sau này quăng cũng vậy, đời chú tới giờ, chờ hoài vẫn chưa thấy ngày dùng sin, tang, cos, cotang.. - Học văn thì đọc sách cho vui, nhớ ngày sinh tháng đẻ tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm để trả bài có điểm. Thời gian còn lại thì đi đọc sách, tiểu thuyết thế hệ mới của nước ngoài với trong nước. Đọc càng nhiều càng tốt, đọc đủ thể lọa càng tốt. Bây đọc bây khôn ra nhiều lắm, tin đi. - Giáo dục công dân hay Đạo đức thì bỏ mấy cái sáo sáo ngữ như "Tiên học lễ, hậu học văn", dạy hết năm này tới năm nọ, tụi nó đọc rào rào chứ có đứa nào nhớ làm theo. Dạy tụi nó cách lên mạng, lên facebook đọc tin tức thì kiểm chứng nguồn, biết tìm hiểu, biết suy nghĩ đến cảm nhận của người ta. - À, còn lịch sử, học số cho nhớ để thi, chứ bớt bớt tin. Bên nào thắng thì bên đó là người tốt, chịu khó đọc từ nhiều nguồn, học từ nhiều nơi, tự dùng cái đầu để kiểm chứng, rồi sẽ thấy khác, khác lắm.. rồi sẽ tự hào theo một kiểu khác. - Sống hay chết gì cũng phải học cho thật giỏi Anh Văn, muốn tốt hơn thì học thêm các ngoại ngữ khác nữa, Việt Nam làm việc nhiều với thằng nào thì đi học ngoại ngữ thằng đó. Tiếng Tàu thích thì cứ học, đừng có bị mấy cái tinh thần hão làm mù mờ, học tiếng của nó để làm việc với nó khỏi bị nó lừa, để nó có chửi thì biết mà chửi lại. Học ngoại ngữ là cách duy nhất để bây hội nhập. - Thể dục thì dẹp mẹ nó mấy môn nhảy xa, nhảy sà, nhảy cao, chạy đường dài.. nhiều đứa thể lực nó yếu rồi sao nó theo kịp. Dạy tụi nhỏ cách bơi lội khi đường ngập, cách né cây ngã khi bão, cách chèo xuồng vượt đường ổ gà.. Không thì cho học cách rút dây. Phát cho mỗi đứa một sợi dây kinh nghiệm rồi thi nhau rút. Mấy đứa con ông cháu cha ráng học môn này cho giỏi, sau rồi dùng. - Nông nghiệp thì dẹp luôn mấy cái cách nuôi trồng vớ vẩn gì đi, trẻ giờ nó ở thành phố học mấy cái đó làm chi. Dạy nó phân biệt đâu là thực phẩm sạch, đừng có thấy ai share cái gì kêu có độc cũng tin. Đặc biệt mấy thằng con trai thì học cách phân biệt rau sạch, lớn rồi biết mà dùng, không thì về chỉ ba mấy đứa cách phân biệt rau sạch để bảo vệ má mấy đứa. - Tin học thì bỏ mấy cái lập trình nham nhảm, hay hướng dẫn tạo cây thư mục, tạo file văn bản đồ đi. Bỏ mẹ nó luôn cái hệ điều hành Dos đi, thế giới nó đi chợ bằng tên lửa rồi mà còn Dos với Đéo. Ráng mà học cách làm CV, cách viết mail.. mấy cái này sau này cần hơn. - Học ít ít thôi, năm cấp ba yêu thử đi cho biết mùi thất tình với người ta. Chứ để lên đại học mấy đứa nó không có yêu thật lòng đâu. - Ráng học hết năm 12, tự nhận ra coi bản thân mình giỏi môn nào, thích môn nào thì phát triển môn đó. Chọn trường Đại học thì phải kiên quyết với bản thân, không phải nghe ai nói gì cũng gật đầu chọn theo. Đời bây bây không lo, để người ta sai người ta khiển rồi sau này sao mà khá hả bây? - Học xong lớp 12 đừng tưởng bây ngon, mới hoàn thành cái chương trình xóa mù chữ thôi. Còn lên Đại học, xong ra Đời học, mấy cái trường kia nó dữ dội hơn nhiều. Nên ráng, đời đứa nào cũng có 24 tiếng như nhau, hơn nhau ở chỗ xài sao cho nó khéo. - Ráng học, đừng tin mấy con mấy thằng viết kiểu bài như "Bỏ học đại học lương 80 triệu.." tụi nó lừa đó, nó viết thiếu là mười ngàn đứa bỏ học, chín ngàn chín trăm chín mươi chín đứa thất nghiệp, có 1 thằng kia may thôi. Bây chắc không đủ may đâu, đừng thử. - Để dành tiền từ giờ để đi du lịch, bước ra khỏi cái nước ngày nào thì đời mình khôn hơn ngày đó. Bây là con ếch, cái miệng giếng Việt Nam nhỏ, có ngon thì nhìn đời qua miệng giếng thế giới. - Đừng quá tin vào đạo đức, đạo đức làm giả được, lương tâm thì không, nên sống sao cho cái lương tâm bây thanh thản là được. Rồi, đi học đi mấy đứa.. * * * Cre: Nguyễn Ngọc Thạch #lamchutuduy #TS_Lê_Thẩm_Dương
Mk nghĩ là học giỏi là 1 điều cần thiết. Học giỏi chưa chắc đã thành công nhưng nó giúp ta có thêm nhiều tri thức hơn và sẽ dễ đạt được thành công hơn. Vì sao mọi ng hay thấy ng học giỏi trên trg ít thành công? Đó là vì ng đó học giỏi nhưng kiến thức xã hội và kinh nghiệm thực tế thì không có. Vậy nên họ chỉ được tính là học giỏi trên trg chứ không phải là giỏi thực sự. Ng giỏi thực sự họ sẽ tập trg vào các kĩ năng hái ra tiền như dùng máy tính, ngoại ngữ, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình.. Và cả các kĩ năng mềm nữa. Tóm lại cuộc sống không giống trg học và nó đôi khi phức tạp hơn rất nhiều. Vậy nên mọi ng hãy học hỏi thật nhiều nhé. Tóm lại là các bạn hs muốn thành công thì pk rèn luyện các kĩ năng trên thường xuyên hơn nhé
Tui không biết ai viết ra cái này đầu tiên, nhưng thực sự là có cái đúng cái sai, có cái tui đồng ý, có cái không. - Đứa nào muốn thành bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, thì lo học toán lý hóa sinh cho giỏi, sau còn dùng. Mấy đứa không thích mấy ngành này thì học cho đủ năm điểm qua lớp là được, học cho cố sau này quăng cũng vậy, đời chú tới giờ, chờ hoài vẫn chưa thấy ngày dùng sin, tang, cos, cotang.. Ai bảo học mấy cái toán lý hóa sinh thì không cần cho cuộc sống, có thể sin cos tang bạn chưa thấy có chỗ hữu dụng, nhưng những kiến thức khác chắc chắn bạn đã dùng qua, và bạn hiểu nó vì bạn đã từng được học. Có những kiến thức vât lý, sinh học vẫn được áp dụng nhan nhản trong cuộc sống, chứ mấy môn đó có phải toàn là những thứ cao siêu đâu. Cái nhìn quá phiến diện. - Học văn thì đọc sách cho vui, nhớ ngày sinh tháng đẻ tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm để trả bài có điểm. Thời gian còn lại thì đi đọc sách, tiểu thuyết thế hệ mới của nước ngoài với trong nước. Đọc càng nhiều càng tốt, đọc đủ thể lọa càng tốt. Bây đọc bây khôn ra nhiều lắm, tin đi. Cái này thì mình đồng ý, đọc không chỉ mang lại kiến thức cho bạn, nó còn nuôi dưỡng tâm hồn và giúp phong phú hơn trí tưởng tượng của bạn. - Giáo dục công dân hay Đạo đức thì bỏ mấy cái sáo sáo ngữ như "Tiên học lễ, hậu học văn", dạy hết năm này tới năm nọ, tụi nó đọc rào rào chứ có đứa nào nhớ làm theo. Giáo dục công dân hay Đạo đức là thứ bạn được học từ lúc nhỏ, bạn đừng vội phủ nhận, vì dù muốn hay không, nó cũng là thứ định hình suy nghĩ và hành động của bạn từ nhỏ. Lúc bạn còn nhỏ, chính những môn học này là thước đo, là khuôn phép, là hình mẫu, có những thứ đã đi vào tiềm thức của bạn mà chính bạn cũng không nhận ra. Đừng cho rằng chúng là sáo rỗng, là vô nghĩa. Còn việc làm theo hay không, nó không phải là lỗi của những môn này, nó là quyết định của bạn. "Dạy tụi nó cách lên mạng, lên facebook đọc tin tức thì kiểm chứng nguồn, biết tìm hiểu, biết suy nghĩ đến cảm nhận của người ta" cái này thì mình hoàn toàn đồng ý. - À, còn lịch sử, học số cho nhớ để thi, chứ bớt bớt tin. Bên nào thắng thì bên đó là người tốt, chịu khó đọc từ nhiều nguồn, học từ nhiều nơi, tự dùng cái đầu để kiểm chứng, rồi sẽ thấy khác, khác lắm.. rồi sẽ tự hào theo một kiểu khác. - Sống hay chết gì cũng phải học cho thật giỏi Anh Văn, muốn tốt hơn thì học thêm các ngoại ngữ khác nữa, Việt Nam làm việc nhiều với thằng nào thì đi học ngoại ngữ thằng đó. Tiếng Tàu thích thì cứ học, đừng có bị mấy cái tinh thần hão làm mù mờ, học tiếng của nó để làm việc với nó khỏi bị nó lừa, để nó có chửi thì biết mà chửi lại. Học ngoại ngữ là cách duy nhất để bây hội nhập. Hai cái này thì mình đồng ý. Mấy cái dưới thì mình hầu như là không đồng ý. Nói chung mình có suy nghĩ khá khác với tác giả của bài viết này. Dù muốn hay không, mình vẫn cổ vũ các bạn cố gắng học tốt tất cả các môn (hoặc ít nhất là tìm cho mình những môn học thật sự yêu thích sớm). Chả phải vì mình là người cầu toàn, mà bởi vì bạn sẽ không biết được chuyện gì sẽ xảy đến trong tương lai, bạn hoàn toàn có thể tìm được những cơ hội từ những thứ nhỏ nhất, miễn là bạn đủ giỏi. Nếu tin học phổ thông là vô nghĩa, thì những bạn học sinh hỏi tin học, sau đó giành học bổng chuyên sâu tại các trường đại học, rồi sau đó nữa là trở thành những người thành công trong lĩnh vực đó thì không phải bắt đầu từ những thứ mà bạn cho là vô dụng à. Nói chung tác giả bài viết này có cái nhìn 'thô mà thật', nhưng lại khá phiến diện và hơi bi quan.
Nói chung trên chỉ là ý kiến cá nhân nên có đúng có sai. Học giỏi sẽ có rất nhiều lợi ích như Cơ hội nghề nghiệp: Học giỏi có thể mở ra cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Nếu bạn học giỏi, khả năng được nhận vào các trường đại học hàng đầu hoặc công ty hàng đầu sẽ tăng cao. Kiến thức và kỹ năng: Học giỏi đòi hỏi sự cống hiến và nỗ lực, từ đó bạn có thể tích lũy kiến thức và phát triển các kỹ năng quan trọng như phân tích, vận dụng logic, tư duy sáng tạo và giao tiếp. Tự tin và tự trọng: Khi thành công trong việc học, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình. Điều này có thể tạo ra lòng tự trọng và sự tự tin để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Ác cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính: Học giỏi có thể mang lại cơ hội nhận học bổng và hỗ trợ tài chính từ các tổ chức và trường học. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục học tập. Nhưng ở trên cũng có cái sai là học giỏi không phải là tiêu chuẩn duy nhất để đạt được thành công trong cuộc sống. Sự cân bằng giữa học tập và sở thích cá nhân, khám phá bản thân và xây dựng các mối quan hệ xã hội cũng là những yếu tố quan trọng. Quan trọng nhất là điều chỉnh việc học sao cho phù hợp với mục tiêu và giá trị cá nhân của bạn. Mấy anh IT như mình phải học kiến thức lập trình rất nhiều. Mình cảm thấy bài trên như là một bài đánh đồng thôi, đâu phải ai cũng như ai đâu.
Công nhận bạn ha, mấy cái trên mà các em nhỏ (những người chưa có khả năng phán đoán và nhận định, cũng như chưa có đủ kinh nghiệm và trải nghiệm) tin tưởng một cách mù quáng, rồi làm theo toàn bộ thì nguy hiểm lắm. Có thể các bạn học giỏi chưa chắc sẽ thành đạt và giàu có trong tương lai, nhưng chắc chắn là các bạn ấy có bước đệm và cơ hội tốt hơn các bạn thiếu kiến thức và không chủ động tiếp thu kiến thức.
Hãy học hết khả năng bạn có, tri thức là vô hạn, có thể không giỏi được như người khác nhưng không bao giờ coi nhẹ việc học. Học, học nữa, học mãi cơ mà. Muốn làm gì đi nữa cũng phải học, học nhiều hình thức, nhiều nơi, học nhiều người. Càng trang bị hành trang nhiều bao nhiêu bạn sẽ thêm vững vàng. Nên quan điểm của mình là học cả đời. Học không đóng khuôn trong sách vở và nhà trường mà kèm theo các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm. Chung quy lại có học vẫn hơn^^