Chia sẻ Kinh nghiệm học tập: Muốn giỏi văn bỏ ngay những phương pháp này

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi sansannlyb, 22 Tháng tư 2021.

  1. sansannlyb Bẻo ngọt

    Bài viết:
    8
    Rất nhiều bạn đến với môn Văn thiếu định hướng, và coi việc học Ngữ Văn là một trong những năng khiếu và tố chất cần có. Vì thế có rất nhiều bạn mất điểm bởi môn học này một cách đáng tiếc và cũng có rất nhiều bạn có tố chất nhưng không biết cách phát huy hiệu quả. Sau đây cùng chúng mình chỉ ra những cách học thường thấy nhưng lại không hiệu quả một chút nào đâu nhé.

    1: Học Theo.. "Sơ Đồ Tư Duy"

    Có lẽ sơ đồ tư duy được coi là điều cực kì hữu dụng trong thời gian gần đây, đôi khi được "thần thánh hóa" đến mức.. kì cục!

    Nhiều bạn học không giỏi sẽ nghĩ chỉ cần có sơ đồ tư duy mình sẽ làm tốt mọi dạng bài và sẽ ghi nhớ tốt. Không phủ nhận sơ đồ tư duy sẽ khiến bạn chia tách rõ ràng những luận điểm, ý chính trong bài văn. Nhưng sơ đồ tư duy thì.. chỉ có vậy, để ghi nhớ mà thôi. Bạn sẽ không thể cải thiện ngữ văn nếu chỉ dựa vào đó.. vì Ngữ Văn đòi hỏi nhiều hơn thế, ở khả năng viết, khả năng cảm thụ, khả năng phân tích.. mọi thứ đều cần tư duy và đào sâu tư duy của mình.

    Sơ đồ tư duy chỉ để "hù dọa" những ai nhác học văn, và hiệu quả với ai không hiểu bản chất môn văn mà thôi, bạn nhé!

    Hãy tỉnh táo!

    2: Học Nhồi Nhét Kiến Thức:

    Có nhiều bạn học theo tình trạng nguy hiểm này. Không có khái niệm học trước bài mới và ôn tập lại kiến thức, chỉ biết đến ngày thi sẽ học lại tất cả các bài với hi vọng nhớ được đại khái và sẽ có kết quả tốt. Tuy nhiên với đặc thù môn văn hay bất kì môn học nào, học văn cần có thời gian để suy ngẫm đủ sâu sắc để cảm nhận được giá trị tác phẩm, trong từng khổ thơ, dòng thơ, câu chữ mà tác giả gửi gắm. Viết văn chủ yếu là phân tích lại tác phẩm, nếu học nhồi nhét bạn sẽ chỉ hiểu một cách khô cứng, sáo rộng, làm bài không chân thành, sâu sắc và sáng tạo, viết được ngắn và sơ sài ý.. Tất cả sẽ chỉ khiến bạn ngày càng thụt lùi trong môn học này

    3: Học Chép Văn Mẫu:

    Văn mẫu được ra đời, được xem như tài liệu tham khảo. Học văn mẫu là học ở cách họ tư duy và cách họ làm bài, trình bày và triển khai ý một cách logic. Tuy nhiên nhiều bạn lại đánh đồng văn mẫu là.. "để chép" Thật tai hại làm sao!

    Chép văn mẫu đồng nghĩa với việc bạn ngăn cho tư duy văn học của mình được phát triển, mất đi những suy nghĩ chân thành của bản thân, dựa vào văn mẫu thời gian dài, bạn sẽ dựa dẫm đôi khi lệ thuộc quá mức, đánh mất đi năng lực cá nhân mình lúc nào không hay.

    Hãy cẩn thận và chỉ dùng văn mẫu khi thực sự cần thiết thôi bạn nhé!
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Ui công nhận ấy. Hồi xưa mk mắc hết đống bạn bảo luôn. Cô giáo suốt ngày bắt chép sơ đồ tư duy để học thôi. Nói thật sơ đồ tư duy sẽ phù hợp vs bạn nào học được theo kiểu sơ đồ tóm tắt hay hình ảnh. Còn mk thì chịu. Vẽ sơ đồ xong không học lại được vì không hiểu gì mà còn tốn thời gian ngồi vẽ vs tô màu. Nên đây là cách học không dành cho tất cả mọi người nên mk khuyên mng nên tránh nha. Thà dùng thgian đó ngồi học rồi hệ thống theo cách truyền thống thì hơn.

    Còn 1 cái nữa đó là chép văn mẫu. Thú thật thì lúc đầu mk nghiện văn mẫu và còn nghĩ nó hiệu quả vì điểm mk cx cao. Về sau mk ms nhận ra pp này không dùng lâu dài được vì nó làm thui chột sự sáng tạo của mk rất nhiều. Dần dần mk bị lệ thuộc văn mẫu và rất nguy hiểm
     
  4. tbngc

    Bài viết:
    47
    Thật sự mình rất công nhận với quan điểm của bạn. Học văn vẽ sơ đồ đương nhiên có hiệu quả nhưng mà cách học như nào, có thật sự hiểu cách học không mới quan trọng; học nhồi nhét kiến thức môn văn là điều thật sự không cần thiết, học như vậy nếu như bạn không hiểu bản chất của vấn đề thì học kiểu vậy chỉ kiến bạn càng sợ môn văn và sa sút dần thôi; học văn kiểu chép văn mẫu càng đáng sợ hơn, nó làm mình không có khả năng hay ý thức để động não, học như thế nó chỉ đưa lợi ban đầu, muốn đi đường dài thì phải chắc và tự mình học để hiểu sâu.

    Ngoài ra, theo mình thấy là không chỉ với những phương pháp bạn đưa ra trên kia kém hoặc không có hiệu quả mà còn 1 số những phương pháp học khác cũng KHÔNG nên sử dụng khi muốn học Văn tốt ví dụ như:

    1, Chỉ học thuộc lí thuyết, bài mẫu chứ KHÔNG ĐỌC TÁC PHẨM:

    Đặc biệt với các tác phẩm truyện, không đọc tác phẩm là thiếu sót. Từng câu từng từ mà được biên soạn trong sách giáo khoa là vô cùng quý giá, nhưng các bạn học sinh thời quên mất hoặc không quan tâm đến đều này. Những đoạn văn trong sách dù là phần chữ nhỏ trong văn bản cũng rất quan trọng, tất cả đều có những chi tiết riêng, liên kết để đưa ra những cái kết luận khi đánh giá hay nhận xét một nhân vật, sự kiện trong văn bản. Học mà không đọc sách giáo khoa chỉ nghe giáo viên giảng thì dù giáo viên có dạy giỏi đến đâu thì học theo kiểu như vậy cũng chỉ là học vẹt không thể nắm được ý quan trọng trong bài, điểm có thể cao nhưng mà muốn học thật sự tốt thì không nên học kiểu vậy tí nào, học thế là kiểu qua loa, cho có thôi. Còn nếu như bạn đọc tác phẩm mà không có sự nghiền ngẫm thì mình nghĩ bạn không nên học làm gì nữa, rất phí thời gian.

    2, Học vẹt, học tủ:

    Cái này có phần giống việc chép văn mẫu ở chỗ nó khiến bạn trở nên bị động trong việc học tập. Học vẹt, học tủ chỉ khiến bạn có thêm phần e sợ với một môn học cần sự chắc chắn như môn Văn.

    Có nhiều bạn cho rằng học văn chỉ là môn học thuộc nhưng theo mình thì không phải như vậy. Môn Văn thật sự là môn đòi hỏi tính sáng tạo và tư duy cao, quan trọng bạn phải hiểu bản chất và có những phương pháp học thật hiệu quả, đặc biệt là phải biết được phương pháp nào phù hợp với bản thân mình. Nếu bạn không đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ, tận dụng hết phần trăm sáng tạo của mình thì việc học sẽ chỉ trở nên trì trệ, khiến bạn nản chí khó mà dẫn đến thành công.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...