Mười lời thề danh dự của Quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Jimoriaty..., 22 Tháng hai 2021.

  1. Jimoriaty...

    Bài viết:
    6
    Một số bạn có thể quan tâm và muốn tìm hiểu về 10 lời thề danh dự của Quân nhân trong QĐNDVN, các bạn quan tâm có thể tham khảo nhé:

    Chúng tôi Quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng xin thề dưới lá cờ vinh Quang của Tổ Quốc.

    1. Hy sinh tất cả vì tổ quốc việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộn sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam, hòa bình, độc lập và Xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hào bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. XIN THỀ.

    2. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm tận lực, thi hành nhanh chóng và chính xác. XIN THỀ.

    3. Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần Quốc tế vô sản, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào song sra chết cũng không nản chí, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. XIN THỀ.

    4. Ra sức học tập, nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỉ luật và tác phong chính quy xây dựng Quân đội ngày càng hung mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. XIN THỀ.

    5. Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể Xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến đấu, bảo về tổ quốc, xây duengj chủ nghĩa Xã hội và làm tròn nghĩa vụ Quốc tế, gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. XIN THỀ.

    6. Luôn luôn cảnh giác tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật Quốc gia, nếu bị quân địch bắt dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội, xưng khai. XIN THỀ.

    7. Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận, thực hiện toàn quân một ý chí. XIN THỀ.

    8. Ra sức giữ gìn vũ khí, trang bị, quyết không để hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù, luôn nêu cao tinh thần bảo vệ của công, không tham ô, lãng phí. XIN THỀ.

    9. Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng ba điều nên:

    - Kính trọng dân

    - Giúp đỡ dân

    - Bảo vệ dân

    Và ba điều răn:

    - Không lấy của dân

    - Không dọa nạt dân

    - Không quấy nhiễu dân

    Để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân thực hiện Quân với Dân một ý chí. XIN THỀ.

    10. Giữ vững phẩm chất tốt đẹp và truyền thống Quyết chiến, Quyết thắng của Quân đội Nhân dân, luôn tự phê bình và phê bình, không làm điều gì hại tới danh dự của quân đội và Quốc thể nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. XIN THỀ.

    Cuối mỗi lời thề Quân nhân đều phải hô Xin Thề to và dõng dạc thể hiện ý chí kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Tuyêtb65

    Bài viết:
    29
    Trường Sa. Hoàng Sa là của Việt Nam - Bài thi tìm hiểu về Lịch sử Việt Nam

    Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc, hãy khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền một cách liên tục của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc?


    Bài làm

    Trả lời:

    Từ rất lâu người Việt Nam đã phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII đã rất có ý thức xác lập chủ quyền và thực tế đã tổ chức nhiều hoạt động khai thác tài nguyên, thực thi chủ quyền trên các quần đảo này một cách hiệu quả, lâu dài.

    của Lê Quý Đôn có đoạn nói về đảo Hoàng Sa A

    Năm 1075, vua Lý Nhân Tông có sai Lý Thường Kiệt vẽ hình thế núi sông của 3 châu Ma Linh, Địa Lý và Bố Chính. Những năm 1172-1173, nhân một cuộc đi tuần để quan sát núi sông và đời sống nhân dân, vua Lý Anh Tông có ra lệnh cho các quan soạn ra bản địa đồ nước ta. Đời Trần, ngoài cuốn An Nam Chí Lược của Lê Tắc trong đó có phần dành cho địa chí, theo các nhà nghiên cứu có khả năng còn có cuốn sử Việt ghi chép về địa lý nước ta như Việt sử Cương mục, Đại Việt Sử ký.. Ngoài ra còn nhiều cuốn sử ký và địa lý nước ta cũng như nhiều cuốn sách quý khác từ đầu thế kỷ XV trở về trước bị quân Minh tiêu hủy hoặc mang về Kim Lăng.

    Đời nhà Lê có quyển sách địa lý đầu tiên của người Việt Nam là cuốn Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi. Kế đến, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vua Lê Thánh Tông có ra lệnh cho các quan thân trấn thủ xem xét địa hình núi sông hiểm trở thuộc địa phương mình vẽ thành bản đồ giao cho Bộ Hộ để lập thành bản đồ của lãnh thổ Đại Việt. Cuốn Thiên Nam Từ Chí Lộ Đồ Thư (hay Toàn Tập An Nam Lộ) của Đỗ Bá tự Công Đạo được soạn vẽ theo lệnh Chúa Trịnh những năm niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), căn cứ vào những chi tiết thu thập được từ thế kỷ XV. Có thể xem đây là một trong những tài liệu xưa nhất của Nhà nước phong kiến Việt Nam còn tồn tại đã ghi phần chú thích bản đồ vùng phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam với nội dung: "Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa), dài tới 400 dặm, rộng 20 dặm. Từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Kỳ mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; gió Đông Bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn (Chúa Nguyễn) mỗi năm vào cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đây thu hồi hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn". Tháng cuối mùa đông Âm lịch thường rơi vào tháng 2, tháng 3 Dương lịch, khí hậu vùng Hoàng Sa đang vào mùa khô và quan trọng là không còn bão nữa. Đây là thời gian thuận lợi nhất để các Chúa Nguyễn sai người ra thu hồi hàng hóa của những chiếc tàu bị chìm trong khu vực Hoàng Sa. Chi tiết lịch sử này đã chứng tỏ một cách hùng hồn các hoạt động xác lập chủ quyền của người Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Vì nếu quần đảo Hoàng Sa thuộc về nước khác thì không thể có chuyện hàng năm, theo từng thời kỳ nhất định, hàng đoàn thuyền của người Việt cứ đều đặn ra Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) để chở hàng hóa quý giá về một cách ngang nhiên không bị ai phản ứng. Trong Giáp Ngọ Bình Nam Đồ, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoan Quận Công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát Vàng cũng được ghi nhận là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, những tư liệu lịch sử còn sót lại cho thấy muộn nhất là vào thế kỷ XV đến thế kỷ XVII người Việt Nam đã từng ra vào Bãi Cát Vàng. Trong cuốn sách "Univers, histoire et decription de tous les peuples, de leurs religions moeurs et coutumes" viết năm 1833, Đức Giám mục Taberd cũng cho biết: "Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa) gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lỏm chỏm những đá nhô lên giữa những bãi cát đã được người Việt xứ Đàng Trong chiếm cứ". Đáng lưu ý là trong nguyên văn của vị giám mục này tên Cát Vàng được viết theo âm tiếng Việt (Paracels nommé par les Annamites Cát Vàng ou Hoang Sa).

    Một trang trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn có đoạn nói về đảo Hoàng SaA

    đồ bờ biển Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


    do người Hà Lan vẽ năm 1754.

    N đồ bờ biển Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

    Do người Hà Lan vẽ năm 1754.

    Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (1726-1784) viết năm 1776 là tài liệu cổ mô tả chi tiết nhất về Hoàng Sa. Phủ Biên Tạp Lục gồm 6 quyển, trong đó quyển 2 có 2 đoạn văn nói về Hoàng Sa. Đoạn thứ nhất viết: "Ở ngoài cửa biển lớn thuộc về địa phận xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa có một hòn núi mang tên là Cù Lao Ré (tục danh của đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi). Chiều rộng núi này có thể hơn 30 dặm.. Người ta ra biển rồi chèo thuyền đi bốn trống canh nữa có thể đến Cù Lao Ré. Ở ngoài núi Cù Lao Ré có đảo Đại Trường Sa ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật được chở đi bán các nơi, nên Nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận các hải vật. Người ta phải đi ba ngày đêm mới đến được đảo Đại Trường Sa ấy". Đoạn thứ hai viết: ".. Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh. Trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dung; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là trắng bông, giống đồi mồi nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở bến bãi, lấy về dùng vôi sát qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn thì ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt. Các thuyền ngoại phiên bị bão làm hư hại thường ở đảo này. Trước, họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Thu hồi được hóa vật của tàu như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về. Lượm được nhiều ít không nhất định, cũng có khi về người không. Tôi (Lê Quý Đôn) đã xem sổ của cai đội cũ là Thuyên Đức Hầu biên rằng: Năm Nhâm Ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm Giáp Thân thu hồi được 5100 cân thiếc; năm Ất Dậu được 126 hốt bạc, từ năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ năm năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được thiếc khối, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôi. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Thứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu và các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là thu hồi các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi thu hồi được".

    Phủ Biên Tạp Lục cũng chép rất rõ những hoạt động của đội Hoàng Sa ở phía Bắc, năm thứ 18 (1753) niên hiệu Càn Long có 10 lính Hoàng Sa bị bão trôi dạt vào cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Viên quan địa phương tra xét rõ nguyên nhân xong liền cho thuyền áp chở những người lính Hoàng Sa trở về nguyên quán. Điều này chứng tỏ từ xưa chính quyền Trung Quốc vẫn luôn tôn trọng quyền hành xử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Chính quyền phong kiến Trung Quốc đã không hề có phản ứng nào về những hoạt động của đội Hoàng Sa mà còn giúp đỡ những người lính Hoàng Sa khi họ gặp bão trôi dạt vào đất Trung Quốc.

    Hiện còn khá nhiều tài liệu về các hoạt động của đội Hoàng Sa còn lưu trữ trong dân gian ở phường An Vĩnh, đảo Lý Sơn (tức Cù Lao Ré), tỉnh Quảng Ngãi. Chẳng hạn như đơn của ông Hà Liễu, cai hợp phường Cù Lao Ré, xin chính quyền Tây Sơn cho phép đội Hoàng Sa tiếp tục hoạt động và tờ Chỉ thị ngày 14 tháng 2 Thái Đức năm thứ 9 (1786) của quan Thái Phó Tổng Lý Quân Binh Dân Chư Vụ Thượng Tướng Công đốc suất công việc của đội Hoàng Sa. Năm 1773, sau 2 năm khởi nghĩa, quân Tây Sơn đã làm chủ miền đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận, trong đó có Quảng Ngãi. Những hoạt động của đội Hoàng Sa ở xã An Vĩnh được đặt dưới quyền kiểm soát của Tây Sơn. Với truyền thống hoạt động hàng trăm năm, dân xã An Vĩnh vốn tự lập về phương tiện tàu thuyền lại quen việc nên luôn là nòng cốt của đội Hoàng Sa dù ở dưới bất kỳ triều đại nào, họ luôn chủ động kiểm soát vùng biển truyền thống lâu đời của cha ông một cách tích cực nhất.

    Hiện nay, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó có thanh niên. Thế nhưng, các hoạt động của Đoàn "vẫn chưa tạo được sự phát triển đồng đều ở các cấp, chưa phát huy được mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của thanh niên. Công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng chưa sâu, chất lượng của nhiều đoàn viên chưa cao; việc đoàn kết tập hợp thanh niên trên một số lĩnh vực chưa hiệu quả" 1. Công tác tuyên truyền giáo dục và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên chưa thật sâu sắc và thường xuyên. Nhận thức về vai trò, trách nhiệm, thái độ, động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ở một số thanh niên chưa cao. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch và những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, "một bộ phận thanh niên còn biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc" 2, chưa chứng tỏ đầy đủ được vai trò, trọng trách của mình trước vận mệnh của đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc, "xa rời chủ nghĩa yêu nước, xem nhẹ truyền thống cách mạng, ít quan tâm sinh hoạt chính trị, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương, đạo lý, mắc tệ nạn xã hội.. mang nặng tâm lý hưởng thụ" 3, thờ ơ và quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Thực tiễn đó đòi hỏi thanh niên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm, có quyết tâm mạnh mẽ để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, cần phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đó là quá trình khơi dậy, huy động, khai thác những tiềm năng, sức mạnh to lớn trong tuổi trẻ và tạo ra những điều kiện hoạt động thuận lợi giúp thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình, hình thành niềm tin, thái độ, động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng các phương thức khác nhau, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

    Quán triệt quan điểm, mục tiêu: "Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị.. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời.." 4, cần phát huy vai trò thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc với các giải pháp đồng bộ, trong đó nổi lên là:

    Thứ nhất, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là vấn đề cơ bản đầu tiên nhằm giúp thanh niên nâng cao nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên cần toàn diện; trong đó, tập trung quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp là bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Luật Biển Việt Nam.. Qua đó, giúp thanh niên nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, đảo, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng thời, giáo dục thanh niên (nhất là học sinh, sinh viên) nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận rõ đúng sai, không để các thế lực thù địch lấy danh nghĩa bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa để lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại mối quan hệ với các nước láng giềng.

    Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp cho phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, từng đối tượng và thường xuyên bổ sung, phát triển đáp ứng thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần phát huy vai trò các tổ chức, đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền và gắn kết chặt chẽ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thanh niên để giáo dục họ. Để nâng cao hiệu quả giáo dục và tăng tính hấp dẫn đối với thanh niên, nên đa dạng các hình thức, như: Giáo dục truyền thống, các bài học kinh nghiệm và gương các anh hùng trong kháng chiến chống xâm lược.. Thông qua các cuộc vận động và chương trình hành động của thanh niên với cách làm thiết thực, như: "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác", "Tuổi trẻ giữ nước", "Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc", "Nghĩa tình biên giới, hải đảo", "Vì Trường Sa thân yêu", "Góp đá xây Trường Sa", "Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi", "Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc" và "Phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" của thanh niên quân đội.. Phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường, xã hội (nhất là Đoàn Thanh niên) và các hoạt động văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng tạo sức mạnh tổng hợp để: "Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn của các tầng lớp thanh niên.. tạo ra môi trường lành mạnh để thanh niên tự rèn luyện, tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình" 5, hướng họ chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các cấp bộ Đoàn cần chú trọng tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu, tọa đàm về chủ quyền biển, đảo trong thanh niên bảo đảm thiết thực, chất lượng tốt; tăng cường tổ chức cho thanh niên đi thăm và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thực tế trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Thông qua đó, giúp thanh niên nhận thấy những giá trị to lớn của biển, đảo Việt Nam nên phải ra sức bảo vệ.

    Thứ hai, củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ngày càng bền vững trong thanh niên. Niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí là những phẩm chất bên trong của mỗi thanh niên, nó rất cần thiết và không thể thiếu, nhằm giúp họ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nếu không có niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí thì không thể làm được bất cứ việc gì, chưa nói đến bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, cần hướng cho thanh niên có niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc một cách bền vững. Theo Hồ Chí Minh, thanh niên muốn làm chủ nước nhà phải luôn nêu cao cảnh giác cách mạng và "không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập" 6. Vì thế, ngay từ bây giờ, thanh niên phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải có niềm tin, thái độ, động cơ đúng, ý chí vững vàng để tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, gương mẫu trong công tác và học tập, nêu cao ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, phát huy tính sáng tạo và ý chí quật cường, vượt mọi khó khăn, gian khổ và có quyết tâm lớn để đưa cách mạng đến thành công, dù đó là công việc rất khó khăn.

    Để củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí cho thanh niên, phải tăng cường công tác tuyên truyền để thanh niên thấy rõ thực lực, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của ta; nắm vững tư tưởng, phương châm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về biển, đảo của Đảng. Qua đó, giúp cho thanh niên có nhận thức đúng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, nhất là vấn đề biển, đảo, củng cố niềm tin, ý chí, tình cảm, thái độ và động cơ đúng ở tuổi trẻ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Cần giúp thanh niên loại bỏ những thói quen trong nhận thức, thái độ, động cơ không phù hợp để tạo nên những phẩm chất mới ngày càng ổn định, bền vững trong tâm thức, lý tưởng của họ, từng bước tạo nên sự thay đổi về chất trong thanh niên về niềm tin, thái độ, động cơ đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, để họ thực sự là một lực lượng to lớn và vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi thông tin, tuyên truyền, cần làm cho thanh niên vừa nhận thấy tính chất phức tạp của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vừa nhận thấy nhân dân ta, đất nước ta có đủ ý chí, quyết tâm và sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc biển, đảo của mình. Từ đó, củng cố thêm niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí vững vàng cho thanh niên, giúp họ phát huy trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

    Thứ ba, chú trọng xây dựng quyết tâm cao, định hướng hành động thiết thực trong thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây là mục tiêu, là đích hướng tới của quá trình phát huy vai trò thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và củng cố được niềm tin, thái độ, động cơ, ý chí vững vàng, phải làm cho thanh niên phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm thông qua hiện thực hóa những giá trị đó thành quyết tâm và hành động cụ thể, thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

    Để xây dựng quyết tâm cho thanh niên, cần làm cho thanh niên thấy được sự khó khăn, gian khổ đối mặt với nguy hiểm, sự phức tạp và khắc nghiệt của các hoạt động trên biển, đảo.. Điều đó đòi hỏi thanh niên phải dũng cảm, mưu trí, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

    Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Bộ đội Hải quân (năm 1961) : "Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó". Từ đó, phải chú ý đến xây dựng quyết tâm và định hướng hành động cho thanh niên, nhất là các lực lượng trực tiếp ngày đêm bám trụ hoạt động, canh giữ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng thời, bồi dưỡng phương pháp xử lý các tình huống nhạy cảm trên biển, đả
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...