Theo thống kê, Việt Nam hiện có 40.95% dân số sử dụng Internet. Trong đó, riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã chiếm tới 28% tổng số người dùng Internet của cả nước. Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: Tra cứu tin tức, trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác, thực hiện các giao dịch thương mại điện tử. So với giao dịch theo phương thức truyền thống, giao dịch điện tử nhanh chóng và tiện dụng hơn rất nhiều. Nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh, các kênh thanh toán đa dạng, người mua và người bán dễ dàng kết nối và thực hiện giao dịch mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý. Trên thế giới mỗi ngày có đến hàng trăm triệu giao dịch được thực hiện thông qua các trang thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, nội dung số.. Qua đó đem lại cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh qua mạng Internet nguồn doanh thu ổn định và ngày càng gia tăng. Trong khi đó, dưới góc độ quản lý nhà nước, việc quản lý các giao dịch điện tử, trong đó có vấn đề quản lý và thu thuế phát sinh từ các giao dịch này vẫn là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với các cơ quan nhà nước. Pháp luật về giao dịch điện tử nói chung, các quy định pháp luật liên quan đến việc quản lý, thu thuế phát sinh từ các giao dịch điện tử nói riêng đã được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Trên thực tế các cơ quan có thẩm quyền còn tỏ ra khá lung túng trong việc quản lý, hướng dẫn kê khai và nộp thuế đối với các đối tượng có liên quan, dẫn đến phát sinh những kẽ hở để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh qua mạng Internet lợi dung, gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Giao dịch tiền ảo không còn xa lạ và thu hút rất nhiều người tham gia. Ngày 11 tháng 4 năm 2018, Chính Phủ Việt Nam đã có chỉ thị chính thức số 10/CT-Ttg nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, nhìn chung khung pháp lý điều chỉnh quy định về tiền ảo không rõ ràng. Bài viết tóm tắt tổng quan về một số quy định pháp lý và quan điểm của chúng tôi về nghĩa vụ thuế khi cá nhân có các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Thu nhập từ Bitcoin có nộp thuế không? Xét trên góc độ đầu tư kinh doanh tiền ảo: Hiện nay quy định chưa rõ ràng do theo Luật Đầu tư 2020, đầu tư tiền ảo không nằm trong các ngành nghề bị cầm đầu tư kinh doanh, cũng không có văn bản chỉ đạo đích danh cấm các cá nhân đầu tư tiền ảo. Pháp luật Việt Nam hiện không công nhận giao dịch tiền ảo, do đó, theo chúng tôi, đối với các giao dịch tiền ảo: Không phải đóng thuế. Tuy nhiên, thực tế với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật. Mặc dù hiện nay khung pháp lý dành cho các hoạt động kinh doanh mua bán, quản lý tiền ảo, tài sản ảo chưa được hoàn thiện và cần thời gian để ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, song trên thực tế đã có những vụ việc xảy ra và được giải quyết theo quy định pháp luật hiện hành. Đơn cử là vụ việc xảy ra tại tỉnh Bến Tre: Ngày 21/9/2017, TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên hủy quyết định truy thu thuế vụ án ông Nguyễn Việt Cường tham gia trao đổi tiền điện tử (bitcoin) với lý do Hội đồng xét xử nhận định, hiện chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số, tiền ảo là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam, nên đã tuyên hủy quyết định truy thu và các quyết định giải quyết khiếu nại liên quan của cơ quan thuế. Hình minh họa giao dịch Future trên sàn Binance 1. Quy định của pháp luật về thuế đối với các giao dịch điện tử Theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2012, 2014 và 2016), tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thương mại có nghĩa vụ nộp thuế từ các hoạt động thương mại mà không phân biệt giao dịch thương mại được thực hiện theo phương thức truyền thống hay thương mại điện tử. Như vậy, tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch thương mại điện tử qua Internet vẫn phải nộp các loại thuế liên quan theo quy định của pháp luật về thuế. Tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi của các giao dịch điện tử được thực hiện mà các tổ chức, cá nhân thực hiện chúng sẽ phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng: Theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2015 và 2016) và Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Do đó, các hàng hóa, dịch vụ sử dụng tại Việt Nam được mua bán thông qua các trang mạng điện tử đặt tại Việt Nam và tại các quốc gia khác thì người bán đều phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung các năm 2013 và 2014) thì thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, các nguồn thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thông qua giao dịch điện tử (tại Việt Nam và nước ngoài) đều phải được kê khai và hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Các dịch vụ, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân cung ứng thông qua các giao dịch điện tử cũng phải kê khai và nộp thuế như trường hợp được cung ứng thông qua các phương thức truyền thống. Thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi, bổ sung các năm 2012và 2014), thu nhập của các cá nhân phát sinh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, các khoản thu nhập của cá nhân công dân Việt Nam phát sinh từ các giao dịch điện tử tại các trang mạng của Việt Nam cũng như các trang mạng quốc tế đều phải được kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân. 2. Thực trạng thu thuế từ các giao dịch điện tử hiện nay Mặc pháp luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ về đối tượng, mức thuế suất và phương thức kê khai, nộp thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế các cơ quan thuế mới chỉ quản lý được các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có đăng ký, còn các doanh nghiệp không có đăng ký và đặc biệt là các cá nhân tham gia vào lĩnh vực này thì hiện vấn đề kê khai, nộp thuế hầu như vẫn còn bỏ ngỏ. Trên thực tế hiện nay đang có rất nhiều cá nhân chuyên làm nghề kinh doanh thương mại qua mạng xã hội, có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện kinh doanh, đồng thời có nguồn thu ổn định, thường xuyên. Thậm chí có những cá nhân kinh doanh thương mại điện tử có thu nhập lên đến hàng tỷ đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, điểm chung của các cá nhân này là không kê khai và nộp thuế theo quy định đối với hoạt động thương mại điện tử. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nói chung và cơ quan thuế nói riêng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và truy thu thuế của các cá nhân này. Một trong những nguyên nhân cơ bản là bởi hiện chưa có các quy định về việc kiểm soát việc các cá nhân, đơn vị kinh doanh trên mạng xã hội phải tuân thủ việc kê khai và đóng thuế. Ngoài ra, những năm gần đây ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân có được nguồn thu từ các giao dịch điện tử phát sinh tại nước ngoài. Các nguồn thu này rất đa dạng và có giá trị lớn so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Ví dụ, một số cá nhân kinh doanh quảng cáo trên các trang mạng nước ngoài. Một số cá nhân khác lại có được nguồn thu từ các công việc tự do cho các tổ chức nước ngoài thông qua mạng Internet và được nhận thù lao thông qua thẻ thanh toán quốc tế. Mặc dù thu nhập của đa số các cá nhân này đều thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân, nhưng trên thực tế hầu hết họ đều không thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định. Nhìn chung, ngoại trừ một số tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử chuyên nghiệp, có quy mô lớn, chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan thuế hiện đang thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định. Hầu hết các tổ chức, cá nhân còn lại c có thu nhập từ hoạt động giao dịch điện tử còn chưa tự giác trong việc kê khai và nộp các loại thuế liên quan. Hàng năm, Nhà nước đang mất đi một nguồn thu ngân sách đáng kể từ các loại thuế này và khoản thất thu này sẽ ngày một lớn hơn khi các giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh. Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, Chính phủ cần sớm rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế đối với giao dịch điện tử nhằm giúp cho việc kê khai nộp thuế được thuận tiện. Đồng thời tăng cường khả năng kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi trốn thuế của các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử. Mặt khác, cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngân hàng, các cơ quan quản lý chuyên ngành và các tổ chức quốc tế trong việc đổi các thông tin về quản lý thuế, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân khi phát sinh thu nhập từ các giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, ngành thuế cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cho đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách để nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực này. Cùng với đó, ngành thuế cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác của các tổ chức, cá nhân trong việc kê khai, nộp thuế từ các giao dịch điện tử, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước. Tiền ảo là đơn vị tiền tệ, hàng hóa hay là tài sản? Căn cứ vào công văn số 5747/NHNN-PC ngày 21 tháng 7 năm 2017 trả lời về vấn đề xác định tính hợp pháp của tiền ảo như sau: "Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm, như vậy tại thị trường Việt Nam tiền ảo không được xem là tiền tệ và có chức năng như tiền tệ. Theo quy định của Bô Luật Dân sự 2015, tài sản là" vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản ", và trong đó" Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác ". Ngoài ra, theo định nghĩa Chuẩn Mực Số 4" Tài sản cố định ", Tài sản là một nguồn lực mà (1) Doanh nghiệp có thể kiểm soát được và (2) dự tính đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp và tài sản vô hình là" Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình " Dựa trên quy định trên có thể xem xét tiền ảo là tài sản (" quyền tài sản ") của cá nhân hoặc doanh nghiệp nắm giữ và có thể mang lại lợi ích trong tương lai nhờ vào việc nắm giữ tài sản này. Riêng với thị trường Mỹ, tiền ảo được xem là một dạng tiền tệ phi tập trung (Decentralized currency) và các Công ty nắm giữ (ví dụ: Tesla) đang trình bày dưới tài khoản" Tiền và tương đương tiền "trên báo cáo tài chính. Nghĩa vụ thuế đối với các chủ thể tham gia: Nhà đầu tư đào tiền ảo, Nhà đầu tư kinh doanh Tiền ảo và Doanh nghiệp tham gia nắm giữ tiền ảo. Dưới góc độ của Thuế để xác định các cá nhân và doanh nghiệp tham gia đầu tư/kinh doanh tiền ảo tương đối phức tạp và có khá nhiều sắc thuế sẽ áp dụng lên các đối tượng khác nhau và ít nhiều gây ra tranh cãi, chi tiết như sau: (1) Đối với cá nhân kinh doanh tiền ảo Theo hướng dẫn Thông tư số 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật có thu nhập từ 100triệu đồng/năm sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, có 2 trường hợp xảy ra như sau: - Cá nhân kinh doanh mua vào nắm giữ các loại tiền này và không thực hiện việc bán chốt lời thì về nguyên tắc cá nhân này sẽ chưa chịu thuế thu nhập cá nhân (" TNCN ") và thuế giá trị gia tăng (" GTGT ") theo quy định Thông tư 92; và - Cá nhân kinh doanh mua vào và thực hiện việc bán chốt lời và có thu nhập từ việc kinh doanh này lớn hơn 100 triệu đồng/năm sẽ chịu 1% thuế Thu nhập cá nhân và 2% thuế giá trị gia tăng. Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (" TNDN ") theo quy định thông tư 92/2015 thì các cá nhân kinh doanh có thể phải đối mặt với rủi ro chịu thêm 1 khoản thuế nhà thầu theo quy định ở Thông tư 103/2014/TT-BTC như sau: " Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu " Theo quy định ở thông tư này, các tổ chức phát hành các loại tiền ảo có thu nhập tại Việt Nam thông qua việc các cá nhân/tổ chức ở trong nước thanh toán để nắm giữ tài sản này sẽ chịu các loại thuế tại thị trường Việt nam, với mức thuế suất hiện hành đối với loại hình mua/bán tài sản là 1% trên tổng giao dịch mua vào. (2) Đối với tổ chức kinh doanh tiền ảo Theo quy định tại luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 quy định đối tượng chịu thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định sẽ chịu đóng thuế ở mức 20% theo quy định hiện hành. Như vậy trong trường hợp các tổ chức có hoạt động kinh doanh có lợi nhuận thu được từ hoạt động này sẽ chịu thuế hiện hành tương tự các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập khác. Ngoài ra tương tự các cá nhân kinh doanh, thì tổ chức kinh doanh khi nắm giữ tài sản này sẽ chịu thuế nhà thầu 1% trên tổng giá trị mua vào theo từng lần khi thực hiện các giao dịch nắm giữ các tài sản tiền ảo. (3) Đối với các cá nhân/tổ chức đầu tư đào tiền ảo Tiền ảo (tiền điện tử/tiền mã hóa) được phát hành dưới dạng mã nguồn mở, có tính bảo mật cao, xuất hiện và được phân chia hoàn toàn tự động dựa trên các thuật toán, do đó, các cá nhân/tổ chức trên toàn thế giới có thể xây dựng hệ thống để khai thác loại tiền này hay còn gọi là" Đào", ví dụ: Đào Bitcoin.. Việc đào các tiền ảo này không hề đơn giản, rất tốt chi phí năng lượng và các chi phí khác và thậm chí đôi lúc không có lợi nhuận khi khai thác đồng tiền này. Đối với các nhân thu nhập từ việc khai thác tiền ảo sau khi trừ đi các chi phí phục vụ công tác khai thác này (nếu có hóa đơn, chứng từ đầy đủ) nếu có thu nhập lớn hơn 100 triệu đồng/năm sẽ chịu các loại thuế Giá trị gia tăng và thuế TNCN theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC. Ngược lại đối với tổ chức đây được xem là hoạt động không liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, các chi phí đầu vào có thể đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định cũng sẽ không được xem là chi phí được trừ khi tính thuế, do đó, toàn bộ thu nhập tạo ra từ việc khai thác tài sản này sẽ đánh thuế 20% theo quy định hiện hành. Tóm lại, hoạt động kinh doanh và đầu tư tiền ảo đang có nhu cầu rất lớn và hiện được rất nhiều cá nhân/tổ chức tham gia, tuy nhiên do tính hợp pháp của tiền ảo chưa được thông qua, bởi vậy có thể làm cho ngân sách nhà nước mất đi nguồn thu lớn từ hoạt động này. Đăng ký giao dịch Bitcoin tại đây: Binance.com