Review Một Vòng Các Tháp Chăm Cổ Ở Bình Định

Thảo luận trong 'Địa Điểm' bắt đầu bởi Nam Hoa, 30 Tháng mười 2020.

  1. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    Đất Bình Định xưa từng một thời là kinh đô của vương quốc cổ Champa, nên hiện còn lưu giữ được nhiều dấu tích về kiến trúc của người Chăm xưa, mà nổi bật là các cụm tháp Chăm còn đứng vững sau nhiều trăm năm: Tháp Đôi, tháp Bánh Ít, tháp Bình Lâm, tháp Cánh Tiên, tháp Phú Lốc, tháp Dương Long, tháp Thủ Thiện, và một số phế tích khác. Trong gần 2 ngày đến Quy Nhơn, tôi đã kịp làm một vòng các di tích tháp Chăm cổ còn lại trên đất Bình Định.

    Cụm tháp Đôi, vốn ban đầu có 3 ngôi tháp tọa lạc ngay trong nội ô Quy Nhơn, được xây dựng ở vào khoảng thế kỷ XII, nay còn lại 2 tháp, có kết cấu phần mái rất khác biệt so với các tháp Chăm khác còn lại.

    Chiều muộn của ngày đầu tiên, sau khi ổn định chỗ ở, tôi ghé đến tháp Đôi
    .


    [​IMG]

    Tháp Đôi, nằm ngay trong thành phố Quy Nhơn, được xây dựng khoảng thế kỷ XII

    Sáng ngày thứ hai, rời khỏi nội đô Quy Nhơn đi ra phía Bắc, ngay trên cầu Bà Di ở QL1A đã thấy cụm tháp Bánh Ít ngự trên ngọn đồi cao ven đường. Đây là cụm tháp còn nhiều tháp nhất tại Bình Định, có thể nói là đặc trưng cho phong cách tháp Chăm Bình Định: Tháp chính được dựng trên đỉnh đồi cao, trang trí có điểm một số chi tiết bằng đá – do ảnh hưởng của kiến trúc Angkor giai đoạn này.

    [​IMG]

    Tháp Bánh Ít – cụm tháp Chăm còn lại nhiều tháp nhất tại Bình Định (4 tháp tất cả)

    Cách cụm tháp Bánh Ít khoảng vài km về phía Bắc là tháp Bình Lâm, tọa lạc tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Điểm khác biệt là nó nằm giữa đồng bằng trong khu dân cư. Người ta cho rằng tháp Bình Lâm được xây dựng từ khoảng thế kỷ X – XI trong khu vực thành cổ Thị Nại mà hiện còn một vài dấu tích tường thành quanh khu vực này.

    [​IMG]

    Tháp Bình Lâm nằm giữa khu dân cư hiện hữu, được cho là có niên đại

    Sớm nhất trong các tháp Chăm hiện còn lại trên đất Bình Định

    Rời khỏi thôn Bình Lâm trở ra QL1A đi tiếp ra phía Bắc, tới thị xã An Nhơn, tôi ghé thăm tháp Cánh Tiên, ngôi tháp Chăm cổ nằm trong khuôn viên thành Đồ Bàn xưa của người Chăm, và sau này là thành Hoàng đế của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc nhà Tây Sơn.

    [​IMG]

    Tháp Cánh Tiên tại khu vực trung tâm thành Đồ Bàn, kinh đô xưa của vương quốc Chiêm Thành

    Các khu tháp Chăm ở Bình Định nằm tương đối xa nhau, nên di chuyển giữa các cụm tháp cũng mất kha khá thời gian. Rời khỏi tháp Cánh Tiên, tôi tiếp tục hướng ra Bắc, tới Gò Găng rẽ trái vào QL19B để đến với cụm tháp Dương Long và tháp Thủ Thiện ở huyện Tây Sơn. Ngay tại Gò Găng có một ngôi tháp khá đặc biệt: Tháp Phú Lốc, tôi sẽ để dành nó khi từ huyện Tây Sơn trở ra.

    [​IMG]

    Cụm tháp Dương Long gồm 3 ngôi tháp được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ XIII.

    Tháp giữa cao gần 40m, là cụm tháp cao nhất còn lại trên dải đất miền Trung.

    [​IMG]

    Từ tháp Dương Long sang tháp Thủ Thiện phải băng qua sông Côn trên chiếc

    Cầu tre An Chánh, soi bóng nắng trên lòng sông cạn vào những tháng mùa khô.

    [​IMG]

    Tháp Thủ Thiện đứng một mình tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn,

    Ngay hữu ngạn sông Côn. Xưa kia có một cây đa rất lớn mọc trên đỉnh tháp, cơn

    Bão năm 1985 thổi bay cây đa khổng lồ, lạ thay, không làm ngôi tháp bị hư hại lớn.

    Chiều muộn, rời khỏi đất Tây Sơn, tôi trở lại tháp Phú Lốc ở Gò Găng. Ngôi tháp đơn độc đứng trên đỉnh đồi cao, đỏ rực lên dưới ánh hoàng hôn, thật tráng lệ - đây là hình ảnh gây ấn tượng mạnh nhất với tôi trong một lần vô tình bắt gặp từ nhiều năm trước, khởi nguồn cho niềm quan tâm tới các tháp Chăm cổ trên dải đất miền Trung của tôi.

    [​IMG]

    Tháp Phú Lốc đơn độc trên đồi cao, đỏ rực giữa hoàng hôn, trăng đã mọc trên nền trời xanh thẳm.

    Ngoài các di tích Chăm cổ, Bình Định còn có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Nếu thu xếp được thời gian, bạn đừng bỏ lỡ vùng đất tuyệt vời này.
     
    Last edited by a moderator: 31 Tháng mười 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...