Chia sẻ Một chút nhân sinh quan

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi vinhpham2102, 3 Tháng sáu 2021.

  1. vinhpham2102

    Bài viết:
    0
    Cảnh báo là dài, lan man, chả liên quan đến nhau theo kiểu thích đá chéo lúc nào thì đá và đầy rẫy những quan điểm cá nhân khó ngửi.

    Đầu tiên là về ngày hôm trước, nói thế để cho nó đúng. Gần như ai cũng biết chuyện gì xảy ra. Vụ Hoài Linh rồi mấy cái bóc phốt lẫn nhau của vị đại gia "không thích nhiều chuyện". Thực ra thì vụ này cũng lâu rồi, kéo đến cả tháng. Nhưng mấy ngày nay nó nổi quá mà, thành thử ra không biết chỉ có mấy vị cao thủ đang ẩn dật trên những ngọn núi cao để tịnh tâm tu luyện mà thôi. Mà tôi thì chắc chắn chẳng phải họ, chỉ là một thằng bình thường đến nỗi tầm thường thích tán nhảm về mọi thứ, điển hình là ngay bây giờ. Nói về cái drama này, thực ra cũng không tường về nó. Chỉ đơn giản là đủ để biết. Trước tiên là nói về 14 tỉ kia đã.

    Chuyện của 14 tỉ thì hẳn là Hoài Linh sai, chắc chắn sai. Vậy Hoài Linh sai ở chỗ nào? Theo t, Hoài Linh sai ở chỗ ngâm tiền quá lâu nhưng không một lời thông báo, dẫn tới số tiền đó không còn đúng mục đích nguyên thủy của nó, gây bức xúc trong dư luận là điều hiển nhiên. Và cái điều bức xúc đấy đã chuyển thành động lực cho một cái sai khác của Hoài Linh, một cái sai chưa hề được kiểm chứng: Ăn chặn.

    Loài người là động vật sống theo bầy đàn. Xã hội thực ra cũng chỉ là một hình thức tổ chức cao hơn của bầy đàn mà thôi. Sự bầy đàn trong vụ của Hoài Linh cũng không phải ngoại lệ. Con người khi mất niềm tin thường đưa ra một lý do cho nó để hợp lý hóa việc mất niềm tin của mình. Lướt nhanh qua các cmt, không khó để thấy việc thất vọng về Hoài Linh nó tuyệt đại đa số. Và trong số đó thì không thiếu việc quy chụp, các thuyết âm mưu về việc Hoài Linh ăn chặn số tiền đó. Điều này càng được củng cố khi bà Phương Hằng với lời nói mang sức nặng của hàng tấn tiền tiếp sức với giấc mơ 14 tỉ còn nguyên trong tài khoản. Mà thật nó mới hay, đúng là giấc chiêm bao của người giàu, phải là người siêu giàu nó cũng khác người thường. Dân chúng nô nức bàn tán, sắm sửa cho mình một tâm hồn đẹp để trẩy hội livestream. Việc Ăn chặn có hay không, chỉ người trong cuộc mới biết, nhưng CĐM thì phần nhiều cũng biết không kém gì người trong cuộc. Chẳng sai khi nói thế. Sự chắc nịch trong lời nói khiến nhiều người cũng phải thốt lên sao cái giường của nhà Hoài Linh to thế nhỉ, chắc có lẽ cũng phải đủ sức chứa mấy trăm nghìn người ở dưới gầm mất. Mà có lẽ giường của Hoài Linh to thật, ông giàu thế cơ mà. Và người giàu như thế lại đánh đổi 30 năm công sức gầy dựng sự nghiệp lẫy lừng chỉ vì 14 tỉ. Người giàu đúng là khó hiểu. Theo quan điểm cá nhân của t, thì việc Hoài Linh ăn chặn 14 tỉ ấy như thể việc tìm thấy trầm hương với số lượng lớn vậy, rất khó. Suy cho cùng thì nó không hề hợp logic. 14 tỉ cũng to đấy, nhưng không thể nào bằng được cả một sự nghiệp của một đời người cả. Hoài Linh cũng chẳng ngu để đánh đổi thế đâu. Kiếm được 14 tỉ với ô thì có mấy hồi. Sự việc thì chưa rõ, nhưng niềm tin của rất rất nhiều người, đặc biệt là những người quyên góp cho thành 14 tỉ kia đã giảm sút rất nhiều. Đến đây thì hãy bẻ lái sang chuyện từ thiện nào.

    Từ thiện, hiển nhiên là điều tốt. Cho cả hai bên. Tốt cho người được giúp đỡ, hiển nhiên rồi. Còn về người giúp đỡ, những nhà hảo tâm thì nếu không có mục đích gì cao hơn, thì chiến thắng về mặt tinh thần là điều trông thấy trước tiên. Giới Nghệ sĩ cũng vậy, mặc dầu họ hoàn toàn có thể có những mục đích cao hơn việc cứu người, nhưng tạm gác đã. Suy cho cùng, việc từ thiện mục đích chính là để cứu giúp người hoạn nạn, nếu thực hiện được mục đích đó, hẳn là tốt rồi. Chuyện hậu trường lúc này cũng đâu còn j quan trọng mấy. Nhưng..

    Nhưng là điều hiển nhiên vì con người có tính tò mò, ngay từ khi nàng Pandora mở chiếc hộp mang tới điều xấu đến với con người. Giờ hãy xét đến yếu tố Nghệ sĩ được gì khi đi từ thiện. Đầu tiên và cũng dễ thấy nhất là việc đánh bóng tên tuổi. Không quá khi nói Bão lũ miền trung năm ngoái chính là một đại hội PR. Điều này, nhiều người coi nó là điều xấu xí, không hài lòng vì nó. Còn theo quan điểm cá nhân của t, thì việc này là hết sức là bình thường, và phải có. Không bàn đến chuyện đúng sai, đạo đức hay không đạo đức, hãy nhìn nhận một điều là dù họ có hay không ý nghĩ tư lợi một chút về mặt hình ảnh bản thân, thì họ cũng đã giúp người dân ở vùng lũ rồi. Nếu họ tính phí bằng cách đánh bóng tên tuổi thì cũng hợp lý mà thôi. Loài người sống vì lợi ích của bản thân mà. Nay nghe chị kể, cũng khi đang bàn luận về vấn đề này, mới biết. Thì ra Thủy Tiên cũng có hẳn một hoặc nhiều gr anti sau đợt bão lũ ấy. T thì không theo phe ai cả nên cũng chỉ hóng hớt tí cho biết, hóa ra nguyên nhân anti cũng khá đấy chứ. Nào là chia quà không đều, theo cảm tính, nào là kê khai không đầy đủ, và cũng là do hình ảnh tên tuổi lên cao quá, nên bị xét vô trường hợp lợi dụng từ thiện đánh bóng tên tuổi nên đâm ra ghét. Nhiều Nghệ sĩ khác sau khi từ thiện cũng chẳng tránh khỏi mấy cái việc đấy, lẽ dĩ nhiên rồi. Đó là cái khó chung của việc hoạt động từ thiện của từng cá nhân, hay là tự thiện theo kiểu tự phát. Thiếu quản lý, thiếu minh bạch, thiếu nhiều thứ. Không bàn đúng sai, việc nghệ sĩ đứng ra kêu gọi quyên góp còn nhiều thiếu sót trông thấy, những lại dễ dàng hơn là tổ chức từ thiện, hoặc cơ quan nhà nước. Tại sao vậy?

    Vấn đề đó là niềm tin. Nhiều người tin Nghệ sĩ hơn là nhà nước. Họ cho rằng việc giao tiền cho nhà nước chẳng khác nào giao trứng cho ác, hoặc đơn giản hơn vì họ có niềm tin nơi Nghệ sĩ. Giới nghệ sĩ hẳn là dễ tiếp cận hơn so với mấy ô quan. Độ phủ sóng rộng rãi, lĩnh vực dễ nắm bắt, tạo sự thiện cảm. Dễ hiểu. Và họ quyết định trao niềm tin vô giới Nghệ sĩ. Cho đến khi có vài thứ manh nha làm ảnh hưởng đến niềm tin đó, nhiều người sẵn sàng sỉ vả không thương tiếc mặc cho sự tình vẫn còn đang mập mờ. Nếu họ là những đứa trẻ con thì chúng ta sẽ cảm thấy hết sức bình thường. Nhưng điều đáng buồn ở đây là rất ít trẻ con làm như thế. Khi có việc gì xảy ra, con người có xu hướng đổ lỗi cho ngoại cảnh nhiều hơn. Những người này đầu tiên đổ lỗi cho giới nghệ sĩ dám phản bội niềm tin của mình dành cho họ. Hợp lý? Quá hợp lý. Nhưng nếu t mà là một nghệ sĩ như thế, t sẽ chẳng ngại ngùng mà ví họ là những đứa trẻ hư, vì ngày xưa bố mẹ dạy không được tin người lạ mà giờ lại đâm đầu vào như thế thì cuối cùng là lỗi tại ai. Tại anh tại ả tại cả hai bên. Trước tiên là họ đã chọn đặt niềm tin vào giới Nghệ sĩ thì cũng phải sẵn sàng chịu trách nhiệm trước việc đó, đừng có tí lại sửng cồ lên rồi đổ lỗi lung tung. Nếu giới Nghệ sĩ còn non tay với việc từ thiện ấy, tại sao không chọn những cơ quan tổ chức dày dạn kinh nghiệm hơn.

    T thì không sống trong vùng lũ, cũng chưa bao giờ chịu chút thiên tai nên sẽ không tường được việc cứu hộ cứu nạn như thế nào, tuy vậy, việc xem truyền hình cũng biết được đôi chút. Người đầu tiên đến với nhân dân lúc hoạn nạn là ai? Nghệ sĩ? Có lẽ, đôi khi. Còn đến đầu tiên và cũng ra về cuối cùng chính là nhà nước. Vậy tại sao ta không thể tin vào họ, những người đang hoạt động trong chính vùng hoạn nạn. Nhiều người vin vào cái cớ rằng sẽ bị ăn chặn, hoặc tệ hơn là do đó chính là nghĩa vụ của của những người lính. Ăn tiền thuế của dân đâu phải dễ, cũng phải nhả ra chứ, không cứu hộ có mà dân chửi cho to đầu. Nhưng chẳng có ai làm việc vì công việc nó thế lại sẵn sàng hi sinh cả tính mạng đâu. Nhìn lại thì việc họ không tin vào nhà nước cũng có lý khi nhiều tiêu cực bị vạch ra. Con sâu làm rầu nồi canh.

    Thế là, nhiều người quyên góp tiền từ thiện tự nhiên lại trở thành những người tiêu chuẩn kép: Vừa bắt nghệ sĩ gánh trọng trách gánh vác niềm tin, vừa bắt họ phải thật chuyên nghiệp. Khó hết chỗ nói. Đặc biết hơn là nhiều người cho rằng giới nghệ sĩ phải đi từ thiện, vì người giàu buộc phải giúp đỡ người nghèo khi họ gặp khó khăn. Không những thế, còn phải public cái khoản từ thiện ấy ra, chứ ô cứ im ỉm ìm im thì bố ai biết ô có từ thiện hay không? Thật buồn cười. Public thì bảo hám fame, không public thì lại chỉ mặt gọi tên bêu rếu. Mà kể cả có không từ thiện đi nữa, thì có làm sao? Vốn từ thiện là từ tâm mà ra, hà cớ gì phải cho nó thành một phong trào mang tính công nghiệp vậy. Một hội bố đời cho mình có cái quyền phán xét này nọ. Thế mới thấy sống cho vừa lòng thiên hạ chỉ là giấc mơ hão huyền.

    Mà, có vẻ loài người càng hiện đại thì đạo đức càng xuống thì phải. Tự bao giờ chúng ta không chỉ là một người bình thường mà có thể trở thành một con người siêu đa năng. Từ tư vấn sức khỏe, tình cảm, tiền bạc đến người phán xử, chúa tể công bằng. Tất cả rất dễ nếu bạn đủ sân si và có một thiết bị nào đó kết nối internet, thế là xong. Không cần biết đối thủ là ai, như thế nào, chỉ cần ẩn sau chiếc màn hình thì muốn làm bố mẹ ai cũng được hết. Đời là dễ. Chúng ta phán xét, rồi chúng ta tìm kiếm sự đồng cảm. A dua, và thế là cuộc sống bầy đàn lại tiếp tục. Ý kiến không vừa lòng. Phỉ nhổ. Rồi thành đại hội khạc nhổ. Tức mình vì bị khạc, xù lông, và hành xử như một con thú. Thế là thành đấu trường thú, và lại tiếp diễn. Công nhận hấp dẫn phết chứ đùa. Tự dưng tịt ý nghĩ chỗ này mà lại muốn đá xuống tí chính trị, gọi là chính trị mõm. Rồi bắt đầu.

    Nãy đang nói đến vấn đề niềm tin của những người quyên góp với chính quyền. Nghĩa là ai cũng nhận thấy có việc tiêu cực trong bộ máy chính quyền, và mặc nhiên đâu cũng vậy. Quả là điều đáng buồn. Bữa bầu cử, nghe ý kiến của các bạn, rồi đọc bình luận nhiều nơi, cảm thấy có vẻ như nhiều người có vẻ hơi cứng nhắc với quan điểm của mình thì phải. Đầu tiên là việc tiêu cực trong bầu cử. Có không, chắc chắn có. Sao t dám chắc thế được, đơn giản là vì t có người quen từng làm và nói về những lời mời chào hấp dẫn nếu giúp họ chút ít bằng một thoáng thủ thuật nào đó. Có cơ cấu không? Có. Nó có xấu không? Vừa có vừa không. Nào cùng nhau nói về việc cơ cấu này nào, vì nó có nhiều điều để nói.

    Hẳn là cơ cấu, với những người có tinh thần dân chủ, sẽ cực kỳ ghét. Nhưng nếu để nói nó là xấu hẳn thì không phải vậy. Nếu dân không biết bầu cho ai thì tại sao không để cho chính quyền tự bầu vậy, có phải tốt hơn không? Có thể thấy cơ cấu là điều tất yếu, nhưng nó không tự dưng tồn tại. Đặng Tiểu Bình từng nói thế này: Mèo đen hay mèo trắng cũng được, miễn là bắt được chuột. Câu này đúng cho cả phía dân lẫn chính quyền. Đầu tiên là về dân đã. Nào, có mấy người thực sự tìm hiểu người mình sẽ bầu là ai hay là đi và bầu đại. Nhiều người nói là do việc tiếp cận đến cử tri chưa được tốt. Điều này là đúng. Sự xa rời chính là một trong những nguyên nhân chính cho việc dân hoang mang khi đi bầu cử. Nhưng đừng đổ lỗi hoàn toàn cho nó. Chả phải nhiều trong chúng ta cũng không muốn tìm hiểu hay sao? Chúng ta luôn mồm nói không biết phải bầu cho ai, không biết họ là ai, nhưng cũng đồng thời không biết gì cả, đến cả quy trình bầu cử nữa. Không biết, không tìm hiểu rồi đi bầu đại và nói rằng chẳng có thông tin gì, và rồi lại nó với nhau rằng bầu thế nào không quan trọng, cơ cấu hết rồi. Thật nực cười. Nhưng lại hợp lý, nếu so với mặt bằng chung của tình hình dân trí: Ở mức thấp. Khi chúng ta sống trong yên ổn, thì những thay đổi ở trên cao, thứ mà chúng ta coi là thứ yếu sau những vấn đề trước mắt là cơm áo gạo tiền, chỉ là điều thoáng qua trong suy nghĩ. Đúng vậy, nhiều người cho rằng đã cơ cấu, nên không quan tâm, thành thử bầu đại, và bên trên lại phải cơ cấu vì đâu thể để cho người này người nọ làm vị trí này nọ mà không có năng lực được. Chuyện cứ thế. Chúng ta đã vô tình coi những người ở trên là những con mèo bắt được chuột, chỉ cần làm việc của họ như bình thường là được. Mọi chuyện sẽ yên ổn nếu không có j to tát trong suốt nhiệm kỳ ấy. Nhưng buồn cười là nhiều người lại đòi dân chủ trong khi không thèm thực hiện cái dân chủ ấy cho bản thân. Lại một ví dụ về tiêu chuẩn kép. Nếu để mà nói tiếp về mấy vấn đề chính trị thì có mà tới mai cũng không hết nên nay chỉ đến đây thôi, hẹn buổi mất ngủ khác vậy.

    Giờ thì nói về việc hot nhất hôm nay đi, bà Phương hằng. Yeah streamer mới nổi. Thu hút đến 3-400k view. Mà mỗi view thế có khi lại cả đàn xúm vào cũng nên. Dễ có khi tối nay cũng phải nửa triệu người cùng xem cũng nên. Đương nhiên là việc hóng mấy cái này chả có gì đáng để lên án cả. Hóng hớt là chuyện bình thường, nhất là khi có người hóng cùng. Chuyện cũng hấp dẫn nữa, chắc hẳn vậy thì mới có đông người và các tờ báo đưa tin, chiếm spotlight của thứ đáng lẽ phải là spotlight: Covid. Có vẻ covid nhiều rồi nên mọi người cũng không quan tâm đến nó nhiều nữa, hoặc là đổi gió cho nó bổ phổi. Mấy ai để ý tối nay có hẳn 284 ca đâu chứ. Cũng muốn bàn về việc này lắm, nhưng ai cũng để ý đến việc kia mất rồi còn đâu. Không biết việc này có lúc khác khi không phải thời buổi covid này có còn nhiều view thế không nữa. Chúng ta rủ nhau hóng, vớ được vài câu nói viral và share ầm ĩ, bình thường. Nhưng không ít người hoàn toàn tin vào việc bà ấy nói. Tại sao lại thế nhỉ? Phải chăng nhiều người cần phải có một người để đặt niềm tin vào sau khi mất niềm tin ở nơi khác. Không rõ nữa. Niềm tin đôi khi rẻ mạt thế đấy. Đương nhiên là những người tin cũng có cơ sở vững chắc cho việc này. Có tiền, có quyền, có bằng chứng, có đội ngũ phía sau. Một nồi cơ sở. Phương châm ngắn gọn: Cứ tin đi khi còn có thể. Có những người thì không tin, và cùng nhau hợp lực lại phản bác dù chỉ là những kẻ ngoài cuộc đang cố gắng bảo vệ niềm tin của chính mình. Còn một thành phần cơ bản khác là những kẻ tầm thường như t hiện giờ, hóng ít hoặc nhiều và đem ra làm trò tiêu khiển cho hết một đêm dài.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...