MONG ƯỚC TỰ DO Tác giả: Quynn Thể loại: Truyện ngắn, Tự truyện Link thảo luận: Cuộc sống bị áp đặt chính là cuộc sống tù túng, một cuộc sống bị giam cầm nơi tiềm thức. Bản thân tôi là một con người sống nội tâm với tư thái mỉm cười với mọi thứ nhưng lại phiền muộn sau nụ cười ấy. Trước đây, khi tôi có thể nhận thức được cuộc sống thì chính tôi đã nhận ra sự áp đặt. Ngày 23-9 là sinh nhật tôi, ngày đó có lẽ sẽ là ngày hạnh phúc của vô số người nhưng không phải với tôi. Mỗi năm đến sinh nhật những món quà tôi nhận được không phải lời chúc mà là những lời khuyên răn về tương lai, những gì tôi cần đạt ở độ tuổi ấy. Mọi sự quyết định và bước đi của tôi nó dường như được định sẵn bằng lời nói và suy nghĩ của những con người ấy. Khi tôi đủ 17, gia đình tôi là nói với tôi rằng tôi nên theo ngành này, ước mơ mãi chỉ là ước nhưng tôi biết họ đang kiềm hãm tôi và họ đang lấy tư cách của đấng sinh thành ép buộc tôi để rồi chính họ đã tạo ra vết nứt tình cảm, vết hằn vĩnh viễn trong tim tôi. Trong kí ức mơ hồ của việc "Đặt đâu ngồi đó" của tôi, có lẽ đâu đó trong lòng tôi hận, tôi hận rằng cha tôi quá áp đặt, tôi hận mẹ quá nhu nhược. Chỉ chừng ấy hiếu thảo thôi! Sau sinh nhật lần thứ 17, tôi đã nói thẳng với cha mẹ rằng: "Hướng đi tương lai là của con, con có quyền được chọn và được theo đuổi ước mơ của mình dù nó trong mắt cha mẹ viễn vông. Nhưng nó là cả khát khao, cả một niềm tin sống của con." Tôi đã nghĩ rằng những lời nói ấy sẽ làm họ suy ngẫm lại và tôn trọng, trả lại tôi hai chữ "Tự Do". Tôi quá sai lầm khi nghĩ rằng những lời lẽ ấy có thể thuyết phục được hai con người đắm chìm vào cuộc sống gia trưởng. Ngay sau đó cha tôi, ông ấy là cau máy, quát lớn với tôi: - Mày còn nhỏ, còn non, mày không bao giờ hiểu được cái cuộc sống này. Con gái mà sống không nề nếp, gia giáo thì sẽ không bao giờ lên người được. Tôi giận lắm nhưng quay qua nhìn người mẹ đang im lặng kia tôi bất lực. Tôi thà tin vào cái xã hội còn hơn dựa dẫm vào cái gia đình này. Từ ngày hôm đó tôi đã lén cái tôi lại và đi theo con đường cha mẹ vạch ra ấy. Để mẹ không bị trách mắng vì dạy con không lên thân, để cha không ra ngoài bị xấu hổ lên tôi đã nhanh chóng tốt nghiệp cấp 3 và vào trường đại học uy tín mà cha đã sắp xếp trước ấy. Sau 5 năm, tôi trở về căn nhà mà người ta vẫn thường nói là gia đình. Trước mắt tôi, người cha đã 50 tuổi và người mẹ 42 tuổi, tôi cầm tấm bằng, mang tâm trạng của một con người bị giam giữ hơn 20 năm. Tôi trao trả tấm bằng ấy cho cha cho mẹ. Vẫn là khung cảnh quen thuộc. Cha tôi chau mày, trừng mắt, quát lớn với tôi: - Mày thái độ gì thế? Mày làm thế này là như thế nào? Tôi hít một hơi thật sâu và nói: - Từ ngày hôm nay, con sẽ bước đi từ chính con đường con vạch ra. Cái đích mà cha đặt ra trước con sẽ không tiếp tục bước đến nữa. Nó làm con ngạt thở vô cùng. Còn mẹ những gì mẹ dạy con là nghe lời cha. Có lẽ sau hôm nay tất cả công ơn con xin lưu giữ lại và trả dần theo thời gian. Kiếp này không đủ, khiếp sau con tiếp tục trả nhưng con xin hai người, con cũng là con người mà. Con cũng cần được sống và cần được thở. Nhìn đôi mắt bắt đầu ngấn lệ của mẹ tôi quyết không nhân nhượng, không còn bao nhiêu thời gian trong chính cuộc sống của tôi, ích kỉ lúc này là quyết định đúng đắn nhất. Người cha ngang ngược ấy sau những câu chửi mắng, đập đồ đã không thể nào chịu được mà nhìn tôi với ánh mắt thất vọng. Từ ấy tôi đã theo đuổi mơ ước, dù khó khăn và tốn kém nhưng bản thân tôi đã tự xoay sở sau 5 năm đi biệt tăm, chỉ có một cuộc gọi duy nhất là vào năm thứ 3 khi tôi rời đi. Tôi đã cho cha mẹ biết địa chỉ của tôi. Ở độ tuổi 27 tôi bắt đầu có ý định kết hôn với một chàng trai 30 tuổi. Chúng tôi hợp nhau về cả tính cách lẫn cuộc sống, "Ít nhất tôi đã nghĩ vậy!". Có lẽ cuộc sống của tôi là bị giam cầm, trước đây là gia đình còn hiện tại là tình yêu. Tổn thương từ khi nhỏ khiến tôi luôn gò bó và anh cũng dần nhận ra tôi sống khuôn khổ. Khi chúng tôi quyết định sống chung anh đã luôn dùng từ "Anh tưởng em..". Câu nói ấy vừa gợi cho tôi khó chịu vừa gợi tôi nhớ lại cái khuôn khổ khi xưa. Cảm giác ngột ngạt càng trở về và bao trùm cả tâm trí tôi. Dù mạnh mẽ bao năm nhưng vẫn là vết rách tâm hồn không lành lại được. Khi tôi kể anh nghe về cuộc sống ngày còn đi học, anh đã rất thông cảm và muốn cùng tôi trở về tìm cha mẹ. Lòng tôi dường như có gì đó nghẹn lại, tôi đã suy nghĩ đắn đo rất nhiều và rồi quyết định cùng anh gỡ từng dây trói tâm hồn trong tim. Lại là căn nhà ấy, nhìn vào trong nhà là người phụ nữ quá tuổi trung niên đang ngồi nhặt rau. Chuyến đi này hoàn toàn bất ngờ lên khi mẹ nhìn thấy tôi bà đã lặng người rất lâu. Nước mắt bà chảy dài theo khóe mắt, bà chậm dần đứng lên rồi lao về phía tôi. Tôi cũng theo đó mà nước mắt cứ ứa dần ra. Mẹ ôm lấy tôi, hỏi lấy hỏi để về cuộc sống của tôi. Tôi tự hỏi nếu nhớ tôi tại sao không gọi cho tôi? Tại sao lại không đến thăm tôi? Tại sao lại khiến tôi mệt mỏi đến như vậy. Khoảng vài phút sau mẹ mới buông tôi ra, bà vuốt mái tóc tôi rồi nhìn sang chàng trai bên cạnh. Không nói gì cả nhưng tôi biết mẹ hiểu lí do vì sao tôi trở về. Khi ấy tôi đã không hỏi mẹ về cha nhưng ngay khi bước vào cánh cửa quen thuộc. Đôi chân tôi run rẩy đến độ khụy xuống thềm cửa. Trên bàn thờ là hình ảnh người cha đã áp đặt tôi hơn 20 năm. Ông ấy đã mất. Ông ấy thực sự đã từ biệt cái cuộc sống khuôn khổ ngay cả khi mất cũng không hề gặp mặt tôi. "Ông ấy thật ngoan cố. Tôi cũng thật ngang ngược." Nhìn vào bức hình tôi lặng lẽ tiến gần mà đau đớn nhìn ông. - Cha kì lạ thật đấy! Cha không muốn nhìn mặt con đến vậy ư? Con cũng mệt mỏi đủ lắm rồi. Giờ con thành công lên người rồi. Con đã không cần khuôn khổ của cha mà vẫn thành công rồi. Tại sao? Tại sao vẫn không chịu nhìn mặt con lần cuối? Có lẽ tôi là một đứa bất hiếu, khoảng khắc ấy dường như trái tim tôi đã thấy được cái gì đó vô cùng thanh thản. Ngay bây giờ liệu rằng tôi đã "Tự Do"? HẾT