Môi trường nuôi cấy vi sinh vật là hỗn hợp các cơ chất dinh dưỡng được pha chế nhân tạo nhằm đáp ứng cho yêu cầu sinh trưởng, phát triển và sản sinh các sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật được dùng trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật hoặc quá trình sản xuất các sản phẩm từ vi sinh vật như: Sinh khối vi khuẩn, kháng sinh.. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật có thể ở dạng lỏng hoặc dạng rắn nhờ thạch agar (cái bột để nấu đông sương ấy hehe). Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật 1. Môi trường nuôi cấy dựa vào trạng thái môi trường: Như đã nói bên trên thì có 2 loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật là môi trường đặc và môi trường lỏng - Môi trường nuôi cấy dạng rắn có bổ sung thêm thạch (Agar – Agar) hay silica gel. Nếu chỉ bổ sung một lượng nhỏ thạch (từ 0, 2 – 0, 7%) thì gọi là môi trường bán rắn. - Môi trường nuôi cấy dạng lỏng thường được sử dụng trong nghiên cứu ở phòng thí nghiệm và sản xuất tại các nhà máy sản xuất các sản phẩm từ vi sinh vật hoặc các sản phẩm lên men. 2. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật dựa vào thành phần môi trường Ở đây cũng được chia làm 2 loại gồm có môi trường xác định (môi trường nhân tạo) và môi trường phức hợp (môi trường tự nhiên) -Môi trường xác định: Các thành phần trong môi trường được xác định rõ, liều lượng chính xác. Môi trường này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu khả năng chuyển hóa các hợp chất mong muốn của vi sinh vật. Ví dụ: Môi trường Gause sử dụng trong xạ khuẩn - Môi trường phức hợp: Có một số thành phần chưa biết được cấu trúc hóa học (cao thịt, cao nấm men, pepton) +Cao thịt thường chứa amino acid, peptit, nucleotit, acid hữu cơ, vitamin và khoáng chất. +Cao nấm men giàu vitamin nhóm B, các hợp chất nito và cacbon. +Pepton giàu nguồn C, N Môi trường này giàu dinh dưỡng hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhiều loại vi khuẩn, kể cả những vi khuẩn khó nuôi cấy. Một số môi trương phức hợp: Nutrient broth (pepton, cao thịt), Tryptic soy broth (trypton, pepton, glucose, NaCl, K2HPO4).. 3. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật dựa vào mục đích sử dụng: -Môi trường cơ bản: Duy trì sự tăng trưởng của vi sinh vật - Môi trường tăng sinh: Đẩy nhanh sự tăng trưởng của những vi sinh vật khó nuôi cấy. - Môi trường phân lập: Những loại vi sinh vật riêng biệt sẽ phát triển trên một loại môi trường phân lập khác nhau. - Môi trường khẳng định: Giúp phân biệt giữa các nhóm vi sinh vật khác nhau và cho phép xác định các vi sinh vật nghi ngờ thông qua các đăng điểm sinh học. Ngoài ra còn có một sô môi trường có nhiều vai trò: - Thạch máu (Môi trường tăng sinh và khẳng định) : Thạch máu thúc đẩy nhiều loại vi khuẩn khó nuôi cấy. Nó cũng được sử dụng để khẳng định dựa vào khả năng sản sinh hemolysin, phân hủy hồng cầu, tạo nên vùng phân giải xung quanh khuẩn lạc. - EMB agar (Môi trương phân lập và khẳng định) : Hai loại thuốc nhuộm eosinneY và Methylene blue ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gram dương. Chúng phản ứng với các sản phẩm acid khi vi khuẩn sử dụng lactose hoặc sucrose lấy nguồn Cacbon và năng lượng. Nguyên tắc khi pha chế môi trường nuôi cấy - Dựa trên nhu cầu về các chất dinh dưỡng và khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng của từng loại sinh vật. - Điều chỉnh nồng độ và hàm lượng các chất cho phù hợp để cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường và tế bào vi sinh vật. - Đảm bảo các điều kiện hóa lí cần thiết cho quá trình nuôi cấy. Một sô kỹ thuật cấy vi sinh vật vào môi trường 1. Kỹ thật cấy ria: Dùng một dây cấy vòng lấy sinh khối trong hỗn hợp vi khuẩn rồi ria đều lên bề mặt địa thạch như trong hình 2. Kỹ thuật cấy trang: Dùng pipet chuyển một lượng nhỏ dịch mẫu đã pha loãng vào đĩa petri chứa môi trường dinh dưỡng. Dùng que cấy trải đều dịch vi khuẩn trên bề mặt thạch cho đến khi khô. 3. Kỹ thuật đổ đĩa: - Pha loãng nhiều lần mẫu dung dịch vi khuẩn gốc để giảm mật độ vi khuẩn trong dung dịch. - Trộn chung một lượng nhỏ mẫu dung dịch ở các cấp độ loãng khác nhau với agar lỏng rồi lắc đều, để yên cho agar đông lại rồi ủ. Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn.